Bài viết của học viên nước Pháp

[MINH HUỆ 18-11-2019]

Tiếp theo Phần 1

Đằng sau tượng điêu khắc

Ngoài tranh bàn thờ và cửa sổ hoa kính màu ra thì một trang trí lớn nữa của kiến trúc giáo đường chính là các tác phẩm điêu khắc. Điêu khắc kiểu Goth chủ yếu thể hiện ở những bức phù điêu trên cao và các bức điêu khắc lập thể, có thể hiển thị hiệu quả độ sâu nhất định, tăng thêm cảm giác không gian của giáo đường. Tổng quan mà nói, tượng điêu khắc đương thời chỉ là sản phẩm phụ của kiến trúc, ví dụ, nhiều nơi như một phần cửa lớn hoặc cửa sổ của giáo đường thường có sự góp sức chung của kiến trúc sư và nhà điêu khắc.

2019-11-17-minghui-arthistory-01--ss.jpg

Ảnh: Trang sức phù điêu trên cột trụ bên phải cửa Nhà thờ Đức Bà Paris (Cathédrale Notre-Dame de Paris). Chủ đề thể hiện từ trái sang phải lần lượt là: Triết học, thiên văn học, ngữ pháp học và âm nhạc.

Những điêu khắc ở những giáo đường này theo lý mà nói thì phải là những tác phẩm đề tài tôn giáo thuần túy, nhưng có những tác phẩm về ý nghĩa nghiêm khắc mà nói thì không thuộc về tôn giáo Cơ Đốc thuần túy. Trong kiến trúc tôn giáo như ở Nhà thờ Đức Bà Paris (Cathédrale Notre-Dame de Paris) và Nhà thờ Đức Bà Chartres (Cathédrale Notre-Dame de Chartres) đều có thể thấy những tác phẩm điêu khắc về nhân văn, bảy môn học nhân văn và những chủ đề khoa học khác, nó đã liên quan đến một loại văn hóa cổ xưa phi Cơ Đốc giáo.

“Bảy môn học nhân văn” còn gọi là “Bảy môn học khai phóng” (Les sept arts libéraux), là 7 môn khoa học mà một công dân phương Tây tự do trong xã hội cổ đại cần phải học tập. Ở châu Âu vào thế kỷ thứ 12, 13, những môn học này từng bước thịnh hành trong các trường đại học thời Trung cổ, đầu tiên là truyền thụ ba môn học cơ sở: Ngữ pháp học, tu từ học và phép biện chứng, gọi là “Ba môn học” (Trivium). Trên cơ sở đó, các trường đại học truyền thụ 4 môn học nữa là toán học, âm nhạc, hình học và thiên văn, gọi là “Bốn môn học” (Quadrivium). “Ba môn học” và “Bốn môn học” gộp lại thành “Bảy môn học”. Các sinh viên sau khi hoàn thành bảy môn học thì học các giáo trình cao cấp về triết học và Thần học.

Tuy nhiên bất kể là bảy môn học khai phóng hay là triết học, chúng không phải đến thời Trung cổ mới xuất hiện, mà có nguồn gốc từ văn hóa truyền thống thời Hy Lạp cổ đại. Nếu liên quan đến thiên văn, tinh tượng thì thậm chí còn có nguồn gốc từ thời viễn cổ xa xôi hơn nữa. Nói một cách nghiêm khắc, chúng không ăn nhập gì với tín ngưỡng Cơ Đốc.

Lấy triết học làm ví dụ, triết học vốn là một biện pháp nhận thức thế giới, vũ trụ và chân lý thời Hy Lạp cổ đại, gần giống với phương thức tu luyện của Phật gia và Đạo gia phương Đông. Giới học thuật phương Tây cũng luôn có khá nhiều những nhà sử học, triết học nổi tiếng cho rằng, triết học Hy Lạp cổ đại đương thời không phải là học vấn mà con người ngày nay nhận thức được, mà là một loại tu luyện tinh thần (Exercice spirituel), đồng thời so sánh phân loại chúng cùng với pháp môn tu luyện của Phật Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử. Có thể thấy, điều này so với khái niệm “triết học” trong đầu não chúng ta ngày nay thì khác biệt quá lớn.

Một số môn phái tu hành, pháp môn tu luyện từ thời Hy Lạp cổ đại lưu truyền lại (người ngày nay coi là các trường phái triết học), do trí huệ mà nó truyền thừa vượt quá học vấn phổ thông của thế gian, vì vậy có sức sống rất lớn mạnh. Mặc dù trong thời đại Cơ Đốc giáo ở châu Âu đại nhất thống, ngọn lửa của các pháp môn tu luyện cổ đại vẫn không bị dập tắt. Bởi vì dưới truyền thống văn hóa xán lạn rực rỡ Hy Lạp cổ đại, phương thức tư duy kiểu triết học đã dung nhập vào huyết dịch của con người châu Âu. Từ thời kỳ đầu, một số giáo sĩ đã kết hợp triết học Hy Lạp cổ đại để luận chứng tính hợp lý của giáo lý Cơ Đốc giáo, đến sau này một số tín đồ Cơ Đốc đã thử thông qua tìm tòi bí mật của thiên nhiên để chứng minh sự vĩ đại của Thượng Đế. Những hành vi này đều vô hình trung phá hoại sự đơn thuần vốn có của giáo lý tôn giáo, khiến những tư tưởng ngoại lai xâm nhập và làm hỗn tạp, khiến tín ngưỡng tôn giáo không còn thuần túy nữa. Những tôn giáo bị hỗn tạp thêm những pháp môn tu luyện khác làm suy yếu sức sống bản thân của tôn giáo.

Các môn khoa học khác như thiên văn học cũng liên quan đến đạo lý như vậy. Mọi người trong thời đại khoa học kỹ thuật không phát triển không có khái niệm thiên văn học trong khoa học hiện đại ngày nay. Cái gọi là thiên văn học đương thời thì trừ lượng nhỏ nghiên cứu thiên văn ra thì chủ yếu là tinh tượng học, cũng gọi là chiêm tinh học, theo cách nói thông tục là dùng để toán mệnh. Những người thống trị các nước phổ biến tin vào thiên tượng, vận mệnh thông thường đều tuyển dụng các nhà chiêm tinh học cung đình để trợ giúp họ ra quyết sách, và cũng tài trợ cho những nghiên cứu ở lĩnh vực này. Mọi người đều biết, tinh tú trên bầu trời đều có tên, ví dụ sao Mộc thì phương Tây gọi là Jupiter, là tên của một Thần Vương trong Thần thoại La Mã cổ đại; sao Kim có tên là Venus, là một Nữ Thần của tình yêu và sắc đẹp trong Thần thoại La Mã cổ đại; còn có tên gọi các sao khác đa số đều có nguồn gốc từ Thần, nhân vật hoặc động vật trong Thần thoại Hy Lạp cổ đại, mà nổi tiếng nhất là 12 cung Hoàng đạo có liên quan trực tiếp đến những nhân tố tôn giáo Babylon cổ đại thời kỳ còn sớm hơn nữa.

Rõ ràng một tín đồ Cơ Đốc cả ngày niệm tên vị Thần trong thể hệ khác để làm nghiên cứu tinh tượng thì rõ ràng là không tốt, trong các khu vực giáo hội thống trị thì có rất nhiều hạn chế đối với những thứ này.

Nhưng cần phải chỉ ra rằng, một sự vật nếu hoàn toàn không có tác dụng gì hoặc thuần túy là hư giả, thế thì nó cũng không thể có sức sống nhất định trong lịch sử. Cũng có nghĩa là, thuật chiêm tinh nếu hoàn toàn không thể dùng để chiêm bốc hoặc chỉ là trò chơi không giá trị dùng để đùa giỡn, thế thì nó cũng không thể tồn tại suốt mấy nghìn năm không bị diệt mất trong lần văn minh nhân loại lần này. Đồng thời, sự chuyển dịch của thời gian trong lịch sử luôn luôn kèm theo sự buông lơi hoặc suy yếu của giới luật hoặc các quy tắc tôn giáo, cộng thêm thành quả nghiên cứu dẫn đầu về lĩnh vực chiêm tinh trong thế giới Hồi giáo và Byzantine (đế quốc Đông La Mã cổ) càng ngày càng hứng thú với lĩnh vực này, và các văn kiện toà án Hoàng gia một số quốc gia phương Tây chính thức công nhận, những văn hóa hoàn toàn khác với tôn giáo Cơ Đốc này cuối cùng đã thịnh hành ở châu Âu.

Có thể thấy, những thứ biểu đạt văn hóa ngoại lai đó trong các tác phẩm điêu khắc trong kiến trúc tôn giáo đã thể hiện tín ngưỡng khi đó đã không còn thuần túy như ban đầu nữa, mà còn cần những tri thức bên ngoài và lý tính của con người làm phụ đạo. Cách làm cầu tìm bên ngoài này thực tế không phù hợp với truyền thống tu hành nội tâm của Cơ Đốc giáo nguyên thủy, khiến sức chú ý của con người ngày càng chuyển về hướng vật ngoại thân và cuộc sống hiện thực, sau này dần dần phát triển thành mọi người cố gắng đạt được thành tựu ở thế gian chứ không chỉ dùng sự tịnh hóa của nội tâm để chứng thực ân điển của Thần linh. Những điêu khắc này đã ghi chép trung thực quá trình Thần tính trong tư tưởng con người càng ngày càng suy yếu và mặt thế tục và nhân tính dần dần chiếm chủ đạo.

Phong cách họa kiểu cách

Văn nghệ Phục hưng rực rỡ huy hoàng giống như từ trên trời giáng hạ xuống, sự tái hiện của nghệ thuật chính thống thành thục cực thịnh trong lịch sử nhân loại lần này vang dền như chuông lớn, vang động thời xưa và soi sáng thời nay. Sau khi kết thúc thời Văn nghệ Phục hưng, ánh sáng còn dư của nó vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng lớn đến lịch sử nghệ thuật nhân loại hơn 200 năm sau, kéo dài mãi không tiêu tán, đã truyền lại nhân tố nghệ thuật và nội hàm văn hóa Thần truyền chính thống. Nhưng những ý nghĩa và những nhân tố mà sự phát triển của lịch sử đem lại đều không đơn nhất, trong cân bằng âm dương không thể chỉ có nhân tố chính diện, tác động của văn hóa tự nhiên cũng có tồn tại mặt phụ diện. Thực ra mọi vật trong thế gian đều luôn như vậy. Nhất là sau thời kỳ Văn nghệ Phục hưng, những nhân tố phụ diện cũng càng ngày càng hiển lộ ra.

Thời gian trôi vùn vụt, đại gia nghệ thuật trong Tam Kiệt thời kỳ cực thịnh của Văn nghệ Phục hưng là Leonardo da Vinci qua đời ở Pháp năm 1519. Một năm sau, Raphael – một vị đại sư hội họa là biểu tượng của đỉnh cao Nghệ thuật Phục hưng, là một trong Tam Kiệt cũng rời thế gian ở Roma. Hai ngôi sao lớn rụng khiến mọi người đau buồn, cũng đánh dấu thời kỳ toàn thịnh của Văn nghệ Phục hưng Ý dần đi vào suy yếu. Kiếp nạn Roma năm 1527 được các nhà sử học xác định là kết thúc thời kỳ hưng thịnh. Tuy nhiên trong Tam Kiệt vẫn còn lại một vị tại thế, nhưng một mình Michelangelo chỉ dựa vào sở trường điêu khắc cũng không thể nào vãn hồi xu thế suy thoái của nghệ thuật Ý. Rất nhiều nhân tố phụ diện như chiến loạn liên miên, giáo hội hủ bại, kinh tế đình trệ và lòng người khó lường… trong tình hình như quân mất tướng, đã dần dần thay đổi tư tưởng và tâm thái của các nghệ thuật gia đương thời, cũng khiến diện mạo nghệ thuật xảy ra biến hóa.

Nước Ý đương thời ưa chuộng nhất văn hóa Hy Lạp cổ đại, coi trọng sự gợi mở của sự lý tính của thân thể người, tức là thông qua lý trí để nắm bắt chân lý, hoàn thiện giá trị và ý nghĩa nhân sinh. Tư tưởng này tuy phát triển thời Văn nghệ Phục hưng nhưng cũng có lịch sử của nó: Đúng như phần trên đã viết, vào thời kỳ đầu của giáo hội Cơ Đốc, một số giáo sỹ thử kết hợp triết học Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại để luận chứng tính hợp lý của giáo nghĩa, hình thành nên triết học Giáo Phụ, sau đó vào thời Trung cổ lại phát triển thành triết học kinh viện. Tuy trộn lẫn những nhân tố phi Cơ Đốc giáo cổ đại, nhưng do những nhân tố này và những giáo lý tôn giáo đã trải qua sự ăn khớp qua quá trình lịch sử, nên cũng được giáo hội công nhận là sản vật thuộc về thể hệ của họ, do đó mọi người đã quen với việc thông qua lý tính và quan điểm triết học để luận chứng giáo nghĩa tôn giáo. Khi thế cuộc hỗn loạn và sự hủ bại, thậm chí dâm loạn của giáo hội càng ngày càng mất lòng người thì tín ngưỡng của con người đối với Thần bị suy yếu, và càng coi trọng cuộc sống hiện thực, lý tính và ý thức tự ngã của bản thân con người.

Thời gian lâu dài thì tư tưởng con người dần dần phát triển đến càng chú trọng đến giá trị cá nhân hơn, nhấn mạnh sự phát triển tự ngã của cá nhân, dùng đạo lý của con người và tính chủ động của tự thân để thay đổi hoàn cảnh hiện thực, không còn dựa vào nâng cao đạo đức, thành kính chờ Thượng Đế cứu vớt như xưa nay nữa. Vì vậy trong các tác phẩm của các nghệ thuật gia luôn thấy được sự suy giảm các nhân tố phương diện Thần tính và tín ngưỡng, và càng ngày càng thể hiện nhiều khuynh hướng nhân tính hóa và chủ nghĩa hưởng lạc.

Khi loại nhân tính này lấp đầy đầu não các nghệ thuật gia thì lý tính vốn có lại từng bước nhường chỗ cho cảm tính trong nhân tính, nên trái lại không còn lý tính như trước nữa. Đồng thời cạnh tranh trong nghề quyết liệt khiến các nghệ thuật gia đều tìm kiếm phong cách độc đáo vượt khỏi tiền nhân. Để được người mua để mắt đến, không thể không thuận theo khẩu vị không ngừng thay đổi theo trào lưu của họ. Sự phát triển của thị trường nghệ thuật thế kỷ 16 cùng các nhà phê bình ca ngợi và sự quan tâm của các thương nhân nghệ thuật đã trở nên càng ngày càng quan trọng. Tác dụng của các nhân tố các phương diện khiến cho hình thức và phong cách biểu hiện nghệ thuật thời gian này đã xuất hiện rất nhiều thủ pháp sáng tạo khác với thời kỳ Văn nghệ Phục hưng trước đó, nó dần dần trái với nguyên tính chân thực của hội họa của Leonardo da Vinci, và trái với sự cổ điển và hài hòa của Raphael, đã hình thành đặc trưng trái ngược với chủ nghĩa cổ điển vốn có ở thời kỳ hưng thịnh của Văn nghệ Phục hưng. Đời sau gọi là “trường phái kiểu cách” (Maniérisme).

Điều cần chỉ ra là, “trường phái kiểu cách” (Maniérisme) là một danh từ mơ hồ mà giới nghệ thuật đời sau đặt ra, hoàn toàn không có một khái niệm xác đáng được giới học thuật phổ biến công nhận. Vì vậy những họa sỹ trường phái kiểu cách khác nhau có phong cách riêng của họ. Mặc dù các họa sỹ vắt kiệt óc mong muốn sáng tác ra hiệu quả thị giác mới mẻ, có thể siêu vượt các đại sư thời kỳ hưng thịnh của Văn nghệ Phục hưng, nhưng nghệ thuật không chỉ là giới hạn ở hình thức bên ngoài, mà còn bao gồm diện mạo tinh thần và nội hàm tư duy mà nghệ thuật gia biểu hiện trong tác phẩm, và thông qua hình thức nghệ thuật hoàn mỹ tạo ra do trải qua muôn vàn rèn luyện đạt được, để biểu đạt sự truy cầu của tác giả đối với lý tưởng nghệ thuật và vẻ đẹp Thần Thánh. Những thứ nội tại này là hàm chứa trong các nhân tố thị giác bên ngoài như bố cục hài hòa, hình thể chính xác, màu sắc chân thực, còn thực hiện trái ngược với những nhân tố thị giác cơ bản bên ngoài thì không thể nào thể hiện được tinh thần nội tại cao thượng hơn. Sự “mới lạ” đạt được thông qua biến dị hình thể chẳng khác nào uống rượu độc giải khát. Bởi vì đứng từ góc độ tâm lý của khán giả thì cảm giác mới lạ trong chốc lát do sự biến dị về hình thể nhân vật trong bức tranh đem lại kéo dài không lâu liền khiến người xem nảy sinh cảm giác không hài hòa. Nói một cách thông tục thì đó chính là một bức tranh không ra bức tranh sẽ khiến con người cảm thấy khó chịu theo bản năng. Vì vậy những tác phẩm này cuối cùng cũng chẳng có được mấy hào quang trong lịch sử mỹ thuật.

Thời đại chưa có máy ảnh, tranh chân dung mang công năng ghi chép lại của ảnh chụp, mà vẽ giống là chuẩn mực đầu tiên. Thử nghĩ nếu có người mời họa sỹ vẽ chân dung cho mình, nhưng họa sỹ vì để đạt được phong cách “mới lạ” mà sử dụng thủ pháp thấu thị vẽ người đó thân thể hoặc đầu méo mó biến dạng thì có ai nguyện ý trả tiền không? Mong muốn xem những bức tranh vẽ giống thật là bản năng thị giác của con người. Vì vậy, phong cách có chút biến dị này không thể duy trì thời gian dài thì dần dần bị lịch sử đào thải.

Sự diễn dịch của nghệ thuật khỏa thân

Do sự suy giảm của thế lực giáo hội và sự gia tăng vương quyền thế tục, bên bỏ tiền ở thị trường nghệ thuật không còn giống trước kia chủ yếu là giáo hội Thiên Chúa và hệ thống liên quan, do đó đề tài và chủng loại nghệ thuật thời kỳ này đã phong phú hơn nhiều so với xưa kia toàn là hội họa và điêu khắc tôn giáo. Rất nhiều đề tài như chân dung, lịch sử, phong tục, Thần thoại Hy Lạp… đã bắt đầu xuất hiện càng ngày càng nhiều trong các tác phẩm mỹ thuật. Lúc này khiếu thẩm mỹ của hoàng thất các nước cũng thế tục hơn so với thời Trung cổ. Các nghệ thuật gia nhìn rõ thời thế, đem kỹ xảo nghệ thuật khỏa thân của Ý được luyện đến mức tinh tế điêu luyện dùng cho các quốc gia khác vốn bảo thủ hơn.

2019-11-17-minghui-arthistory-02--ss.jpg

Ảnh: Trang sức phù điêu trên cao mặt phía Tây Nhà Thờ Đức Bà Paris. Chủ đề bên trái là sáng tạo Eva. Phần giữa thể hiện tình cảnh Adam và Eva bị dẫn dụ ở vườn Eden. Bên phải là cảnh Adam và Eva bị đuổi khỏi vườn Eden. Do hình tượng biểu hiện của tác phẩm nghệ thuật đương thời phải tuân theo ghi chép trong Kinh Thánh, vì vậy họ đều khỏa thân.

Thực tế, hình tượng khỏa thân trong các tác phẩm nghệ thuật, mặc dù ở thời Trung cổ cũng không phải là tuyệt đối cấm kỵ, bởi vì khi đó cũng cho phép thể hiện Adam và Eva hoặc những ác nhân bị đánh vào địa ngục trong trạng thái khỏa thân. Ví dụ bức điêu khắc Adam và Eva bên ngoài kiến trúc và bên trong Nhà Thờ Đức Bà Pari vào thế kỷ 13 đều không mặc y phục. Chỉ là quan điểm thời đó cho rằng khỏa thân sau khi tội nguyên tổ (khi sinh là có tội) là trái ngược với với tôn chỉ cấm dục của Cơ Đốc giáo, dễ khêu gợi dục vọng của con người, có hại đến phong hóa, vì vậy hình tượng khỏa thân luôn luôn liên hệ đến khái niệm xấu hổ, nhục dục, tội nghiệt, ma quỷ… trừ tình huống đặc thù ra thì đều cấm chỉ.

Nhưng Văn nghệ Phục hưng Ý lại đem đến một sự giải thích khác. Sau khi Đế quốc Ottoman nổi lên đã xâm chiếm và tiêu diệt Đế quốc Byzantine (tức Đế quốc Đông La Mã). Rất nhiều học giả địa phương đã đem lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật quý và các điển tịch cổ đại các loại như triết học, lịch sử của La Mã cổ đại, Hy Lạp cổ đại chạy về phương Tây tránh nạn. Điều này khiến cho châu Âu, nhất là nước Ý gần với Byzantine nhất, kết hợp với thành quả khảo cổ địa phương, đã đi sâu vào tìm hiểu thành tựu văn minh và nghệ thuật huy hoàng cổ đại, trong đó có bao gồm lượng lớn tác phẩm nghệ thuật khỏa thân xuất hiện vào thời kỳ La Mã cổ đại, Hy Lạp cổ đại.

Người Hy Lạp cổ cho rằng, hình tượng đẹp nhất trong vũ trụ là Thần vỹ đại, còn Thần của Hy Lạp cổ lại sáng tạo ra con người phỏng theo hình tượng của mình, do đó thế gian không có thứ gì đẹp hơn thân thể con người đẹp khỏe mạnh. Vì vậy, các nghệ thuật gia Hy Lạp cổ đại đã thỏa sức ca ngợi vẻ đẹp của cơ thể người trong các tác phẩm nghệ thuật của mình, thực tế, việc này khác biệt hoàn toàn so với quan niệm của đại bộ phận các dân tộc châu Âu coi lõa thể là hổ thẹn. Nhưng quan niệm này sau khi nổi lên đã được các nghệ thuật gia Ý thời Văn nghệ Phục hưng tham khảo học tập, bởi vì Cơ Đốc giáo cho rằng Thượng Đế dùng đất tạo ra con người chiểu theo hình tượng của Ngài. Hình tượng của Thần là hoàn mỹ, còn cơ thể người – tác phẩm phỏng chế hình tượng Thần cũng vì thế có đủ đặc trưng của cái đẹp.

Khi mới bắt đầu, các nghệ thuật gia Ý dùng tượng lõa thể để tạo các nhân vật Thần thoại trong nền văn minh Hy Lạp, hoặc những Thần không mặc trang phục được ghi chép trong các thư tịch cổ, để thể hiện cái “Chân” thuần túy và thánh khiết không bị ô nhiễm bởi quan niệm hổ thẹn thấp kém, do đó không có bất kỳ ý vị sắc tình nào. Nhưng cùng với sự phát triển của thời đại, do lượng đặt mua tác phẩm loại này tăng nhiều, tranh khỏa thân dần dần hình thành trào lưu, các họa sỹ lại có những nền tảng tư tưởng và khiếu thẩm mỹ ở các cảnh giới khác nhau, đồng thời người bỏ tiền ra và người thưởng thức đại đa số là những người thường thất tình lục dục đủ cả. Rất nhiều người ủy thác mua tranh này không phải bày trước công chúng mà là để thưởng thức và sưu tập cá nhân, hoặc trong xã hội thượng lưu dùng làm quà tặng để mở rộng quan hệ. Dần dần, nhân vật khỏa thân trong tác phẩm tuy vẫn được khoác cho các tên nữ Thần như Venus, hoặc Aphrodite, nhưng trên thực tế mọi người đều biết những cái tên này chẳng qua chỉ là để thể hiện những mỹ nhân gợi cảm không mặc gì cả, chỉ là sự che đậy và lý do trên danh nghĩa mà thôi.

Thời đại đó không có những người mẫu chuyên nghiệp, người mẫu chủ yếu khi họa sỹ vẽ tranh khỏa thân, về cơ bản chỉ có thể là những kỹ nữ cao cấp có dung mạo xuất chúng. Họ đều có thu nhập cao, ở nhà sang trọng, đồng thời về thơ ca, âm nhạc cũng có trình độ khá, nhưng vẻ đẹp giả tạo và vẻ ưu nhã của tư thế tay chân không thể nào thay đổi được bản chất nội tâm của họ. Vì vậy những tranh nữ Thần tạo ra bởi dùng kỹ nữ làm người mẫu để vẽ đã có thể hiện được Thần tính thánh khiết và cao thượng hay không thì phụ thuộc vào sự tu dưỡng của bản thân họa sỹ. Khi sự thánh kính của Thần tính thánh khiết trong tư tưởng của nghệ thuật gia mất đi thì cái mà mọi người nhìn thấy chỉ là bức tranh sắc tình trần trụi có kỹ thuật cao siêu mà thôi.

Do sự ô nhiễm của trào lưu xã hội và sự suy yếu của tín ngưỡng trong tâm con người, mọi người cũng không truy vấn tại sao một họa sỹ tín phụng Thiên Chúa giáo lại vẽ những vị Thần trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại. Tuy tín chúng phương Tây thời đó có lẽ chưa nghe được danh từ “bất nhị Pháp môn” của Phật gia, nhưng trong thường nhật cũng là học tập những giáo nghĩa tương tự trong tôn giáo Cơ Đốc. Những thứ ngoại lai này từng bước làm suy giảm sức mạnh của tín ngưỡng tôn giáo, càng khiến cho tín ngưỡng tôn giáo khó mà duy trì đạo đức con người. Đồng thời, dục vọng bản thân của đại chúng người phàm phổ thông khiến họ đứng trước bức tranh hoặc tượng lõa thể khác giới dù không chứa một chút sắc tình nào thì vẫn nảy sinh ra kích thích về phương diện tình dục. Vì vậy, tư tưởng các nghệ thuật gia khi sáng tác nghệ thuật là rất thuần tịnh, nhưng nếu tác phẩm điêu khắc hoặc hội họa là hình tượng lõa thể, thì cũng có thể kích thích tình dục của người xem, ảnh hưởng xã hội sinh ra cũng là phụ diện.

Do nghệ thuật sắc tình trực tiếp kích thích cảm quan con người, vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện thực, thậm chí đến kết cấu nhân khẩu xã hội. Nhà sử học Venice đương thời Marino Sanudo đã ghi chép một hiện tượng như sau: “Đầu thế kỷ 16, Venice chưa đầy 120.000 nhân khẩu, kỹ nữ có đăng ký sổ sách lên đến 11.654 người”. Nhà sử học nổi tiếng Thụy Sỹ thế kỷ 19 là Jacob Burckhardt đã chứng thực trong công trình nghiên cứu của ông rằng, hiện tượng ngoại tình và sự suy thoái đạo đức gia đình phổ biến tồn tại ở Ý thời Văn nghệ Phục hưng đã gây ra nguy cơ xã hội, ông viết rằng: “Một đặc điểm ở Ý thời kỳ này là: Hôn nhân và quyền lợi khác ở đây bị chà đạp nhiều và nghiêm trọng hơn bất kỳ nơi nào khác… vấn đề vợ chồng không chung thủy rõ là chuyện thường thấy, hơn nữa một số trường hợp còn dẫn đến trả thù đẫm máu”. Sự bại hoại phong khí xã hội này có liên hệ mật thiết đến sự dẫn dắt và thúc đẩy của các tác phẩm văn nghệ.

Hậu quả của việc mất đi sự ước thúc của đạo đức, buông thả dục vọng không chỉ thể hiện ở nguy cơ gia đình và xã hội. Theo sử sách y học ghi chép, từ năm 1494 đến 1495, Naples của Ý đã lần đầu tiên xảy ra một loại bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục có tỷ lệ tử vong cao trên quy mô lớn, sau đó lan đến khắp châu Âu. Đó chính là căn bệnh mà sau này người ta gọi là “giang mai”. Do thiếu các biện pháp chữa trị hữu hiệu, loại bệnh này đã rất nhanh chóng gây ra cái chết của hàng triệu người, làm kinh động nhiều quốc gia. Mọi người kinh sợ kêu rằng, đây là sự trừng phạt của Thượng Đế đối với hạ giới dâm loạn, thế mới buộc phải bắt đầu ước thúc dục vọng bản thân.

Trên thực tế, khi con người bị dục vọng mạnh mẽ khống chế, cho dù đối diện với nguy cơ có thể nhiễm bệnh, thậm chí tử vong, thì vẫn có những người liều mạng mạo hiểm. Điểm này có thể nhìn thấy rõ từ lượng lớn quần thể người nhiễm bệnh trong các thời kỳ lịch sử. Để khống chế bệnh tình, mọi người đành phải cầu đến biện pháp trị bệnh bằng thủy ngân vô cùng tổn hại thân thể, có tác dụng phụ cực lớn. Mãi cho đến trước những năm 40 của thế kỷ 20, nhân loại vẫn chưa phát hiện ra phương pháp tốt chữa trị hữu hiệu bệnh giang mai, vì vậy con đường phòng bệnh hữu hiệu nhất chính là tự giữ bản thân trong sạch.

Đương thời những quần thể người có tiêu chuẩn đạo đức tương đối bình ổn ở châu Âu rất chướng mắt với chủ nghĩa hưởng lạc, phóng túng của người Ý, nước Anh thế kỷ 16 thậm chí còn lưu truyền câu ngạn ngữ rằng: “An Englishman Italianate is a devil incarnate”, nghĩa là: “Một người Anh bị Ý hóa chính là hóa thân của ma quỷ”. Trong kịch của William Shakespeare, có rất nhiều người Ý bị miêu tả là kẻ ác gian trá xảo quyệt, đạo đức trụy lạc. Do đó có thể thấy hình thái ý thức kiểu Ý không được tất cả các quốc gia phương Bắc công nhận. Nhưng bản thân Shakespeare cũng không thoát khỏi ảnh hưởng này, tác phẩm “Venus và Adonis” của ông thực tế cũng miêu tả khá trắng trợn về phương diện này.

Từ sự lan truyền của bệnh giang mai ra khắp các nước châu Âu có thể thấy, thời đó về chỉnh thể, châu Âu đã bước đến giai đoạn đạo đức trượt dốc, chứ không chỉ là một quốc gia nào không tốt. Vì loại bệnh này trên 90% lây nhiễm qua tiếp xúc tình dục, nên mức độ dâm loạn của một quốc gia là tỷ lệ thuận với tỷ lệ phát bệnh.

Trào lưu tư tưởng chủ nghĩa phóng túng và hưởng lạc này được bọc bởi lớp vỏ ngoài đẹp đẽ là kỹ pháp nghệ thuật, từ cảm quan lại có thể khiến người ta khó mà thấy được mặt không đẹp của nó. Trong con mắt của rất nhiều người, sự thể hiện phồn vinh hưng thịnh về văn hóa, nghệ thuật Ý chính là trào lưu tư tưởng học thuật tiên tiến nhất đương thời, nhất là về kỹ xảo nghệ thuật thì vượt xa các khu vực khác, khiến mọi người ca ngợi là tinh diệu tuyệt đỉnh, đã tạo thành cảm giác sai lệch rằng về văn nghệ Ý thì cái gì cũng là tốt đẹp. Sự phù hoa bề ngoài khiến con người khó mà suy xét nhiều hơn những thứ thực chất ở tầng sâu hơn. Do các tác phẩm nghệ thuật sinh ra kích thích và truyền cảm trực tiếp đến cảm quan của con người, vì vậy ảnh hưởng của nó đối với đạo đức con người rất lớn mạnh. Sự tiêm nhiễm lặp đi lặp lại trong các tác phẩm văn nghệ sẽ khiến những quần thể người tiếp xúc với những tác phẩm loại này dần dần đồng hóa với tư tưởng mà tác phẩm biểu đạt. Loại tư tưởng này khuếch đại trong dân chúng sẽ hình thành sự thay đổi toàn bộ dư luận và quan niệm đạo đức xã hội. Tuy thời đó trong xã hội, đại đa số người vẫn tin theo tôn giáo, nhưng hành vi sau khi đạo đức trượt dốc so với yêu cầu trong Kinh Thánh thì đã khác một trời một vực rồi.

Lúc này các họa sỹ các nước cũng đã bị tiêm nhiễm bởi tư tưởng loại này đã rất rõ rệt. Ví dụ, bắt đầu từ thế kỷ 16, nước Pháp cũng đã có tranh khỏa thân tương tự. Sự ra đời tranh khỏa thân số lượng lớn tuy làm cho các họa sỹ thành thục phương pháp hội họa kết cấu nhân thể hơn, khiến kỹ pháp hội họa nâng cao đến một tầm cao mới, nhưng tác dụng phụ của nó thì không nói cũng có thể biết. Điểm này, từ tác phẩm “Nói chuyện 7 ngày” (L』Heptaméron) của Marguerite de Navarre (1492-1549) – người chị của quốc vương nước Pháp François I, thì có thể thấy trong đầu óc giới quý tộc nghĩ những gì. Trước sự lan tràn bệnh tình dục quy mô lớn do phong trào sắc tình càng ngày càng mạnh mẽ gây ra, và tiếng nói phẫn nộ của phái cải cách tôn giáo, sau khi kết thúc hội nghị 3 cấp (États généraux) cuối tháng 1 năm 1561, nước Pháp tuyên bố lệnh cấm dâm, đóng cửa kỹ viện và những nhà tắm công cộng nam nữ tắm chung. Tuy nhiên những hoạt động mại dâm chẳng qua là từ đây chuyển sang hoạt động ngầm, nhưng rốt cuộc cũng có thu hẹp.

Năm 1563, hội nghị Trente kéo dài 18 năm (Concile de Trente, 1545-1563) cuối cùng cũng đã hạ màn, đã phản hồi có tính quyết định đối với phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther, đồng thời đưa ra phương án cụ thể. Do đương thời tuyệt đại bộ phận người đều là tín đồ tôn giáo, do đó những biện pháp này cũng liên quan đến mọi mặt đời sống của họ. Về các tác phẩm nghệ thuật, khỏa thân đã bắt đầu bị cấm, những danh tác có nhân vật khỏa thân trong hội họa và điêu khắc trước đây đều bị các nghệ thuật gia đương thời sửa đổi, thông qua thêm một số y phục trang sức hoặc hoa cỏ, lá cây để che bộ phận sinh dục, tránh các bộ phận nhạy cảm quá hở hang. Đồng thời do phát hiện ra hiện tượng hỗn loạn rằng giới nghệ thuật lạm dụng các chủ đề tôn giáo, hội nghị quyết định từ đó trở đi, giáo hội sẽ thẩm tra nghiêm ngặt đối với nội dung hình ảnh tôn giáo, yêu cầu các nghệ thuật gia khi miêu tả các câu chuyện tôn giáo, phải thể hiện cảnh tượng trang nghiêm thần thánh, đồng thời nhấn mạnh tác dụng của nghệ thuật đối với việc tuyên dương mỹ đức.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/11/18/從一段藝術史看人類思想的變遷(2)-395749.html

Đăng ngày 03-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share