Bài viết của học viên nước Pháp
[MINH HUỆ 16-11-2019]
Lời nói đầu
Trong thời kỳ lịch sử ngày nay, văn hóa truyền thống đang ở trong quá trình dần dần phục sinh, nhiều người cũng muốn dốc sức phục hưng văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Nhưng văn hóa truyền thống có nguồn gốc từ những tầng thứ thiên thể khác nhau, mang những nhân tố các loại hoàn toàn khác biệt về tính chất. Vì vậy, nhận biết rõ sự khác nhau và trường phái của văn hóa truyền thống là điều tất yếu trong quá trình phát triển. Nếu không thì cũng giống như lấy nước và lửa tùy tiện đặt cùng nhau, thế thì kết quả có thể là nước bị bốc hơi cạn, lửa bị dập tắt. Những thứ vốn là truyền thống, nhưng nếu tính chất của chúng khác nhau mà lại bị tùy tiện thêm vào, trộn lẫn thì cũng có thể trở thành thứ không có gốc rễ, thậm chí là thứ biến dị, bại hoại. Thực tế lịch sử nhân loại đang trong quá trình thành trụ hoại diệt từng bước phát triển đến ngày hôm nay đã sớm chứng thực điểm này.
Do phạm vi mà lịch sử tư tưởng, lịch sử nghệ thuật của nhân loại đề cập đến rất to lớn, bài viết này do giới hạn của độ dài bài viết cũng như nhiều nhân tố khác nên không thể nào nói rõ các nhân tố của các phương diện được, vì vậy chỉ có thể lựa chọn một bộ phận nội dung và lượng nhỏ các nhân tố trong lịch sử, với sự lý giải hữu hạn của người viết, để luận thuật một số biểu hiện của sự biến đổi suy bại của tư tưởng và tín ngưỡng nhân loại trong một giai đoạn lịch sử nghệ thuật. Đây thực tế chỉ là “phao chuyên dẫn ngọc” (ném viên gạch ra để dẫn viên ngọc về), mục đích để mọi người trở về một đoạn dĩ vãng đã qua, lấy lịch sử làm gương. Hy vọng về phương diện này có thể phát hiện ra một chút gợi mở mà lịch sử đem lại cho chúng ta. Trong đó khó tránh khỏi những thiếu sót, mong đông đảo các độc giả lượng thứ.
–
Phóng mắt nhìn thương khung, trái đất chỉ là một lạp tử trong hệ Ngân Hà, so sánh thì còn nhỏ hơn cả hạt bụi, nhưng đối với những cư dân sống trên địa cầu mà nói thì nó rộng lớn mênh mông, hơn nữa còn mang trên mình những nền văn minh xán lạn. Cùng với sự vận chuyển của địa cầu này, lịch sử nhân loại cũng từng bước luân chuyển: Nền văn minh cũ sản sinh, hưng thịnh và hủy diệt, quốc gia cũ kiến lập, phồn vinh và diệt vong, sau đó lại có nền văn minh mới, quốc gia mới thay thế… Quá trình này tạo ra lịch sử mà mọi người thường nói. Vũ trụ có lịch sử của vũ trụ, thiên hà có lịch sử của thiên hà, mà mọi người thảo luận nhiều hơn cả chính là lịch sử nhân loại. Bánh xe lịch sử vận chuyển đến một giai đoạn nào đó thì sẽ xảy ra sự việc không thể nào tránh khỏi được. Nghệ thuật của nhân loại cũng là như thế.
Trên mảnh đất châu Âu, những nghệ sỹ đã từng trải qua những năm tháng dài đằng đẵng hàng nghìn năm mà vẫn không thể nào đạt được tiến bộ lớn hơn, hoặc sáng tạo ra tác phẩm đẹp hơn, nhưng đột nhiên trong thời gian 180 năm, 500 năm trước, kỹ pháp, nghệ thuật lại phát triển như vũ bão, lần lượt sáng tạo ra nhiều kiệt tác truyền đời khiến người ta kinh ngạc tán thán, đã viết lên một chương tự hào trong lịch sử nhân loại. Lịch sử trong thời gian đặc định đang từng bước diễn dịch, trong đó bao gồm cả màn kịch quan trọng trước và sau thời Văn nghệ Phục hưng.
Hoàn cảnh thành phố thời Trung cổ
Trong khoảng thời gian dài đằng đẵng nghìn năm trước thời kỳ Văn nghệ Phục hưng được các nhà sử học gọi là thời Trung cổ. Trước kia đã từng có nhiều học giả cho rằng đó là thời kỳ đen tối ngu dốt, mông muội, nhưng giới học giả ngày nay về cơ bản đều biết đó là ngôn luận sai lầm. Vào thời đại mà chính quyền thế tục sụp đổ, chia tách, các loại chiến tranh liên miên không ngừng, giáo hội dần dần trở thành cơ cấu trung tâm giúp châu Âu ổn định xã hội, an định lòng người, cứu tế đại chúng. (Chú thích: Bài viết không có thái độ yêu ghét đối với tôn giáo, chỉ đơn thuần là luận thuật lịch sử, không nhằm vào bất kỳ trường phái tôn giáo nào). Những thiện hạnh hàng ngày trong dân chúng của những tu sỹ thành kính và hình tượng cao khiết nghiêm khắc tự giác kỷ luật của họ dần dần đã đi sâu vào lòng người, tạo ra sự ca ngợi lưu truyền tốt đẹp để tín ngưỡng Cơ Đốc phổ cập toàn dân.
So với ngày nay thì xã hội đương thời mang tính tinh thần hơn. Điều mà mọi người coi trọng là nơi trở về của linh hồn chứ không phải cuộc sống hiện thế. Truyền thống văn hóa tôn giáo đã giữ ổn định tư tưởng con người, có vị trí thống trị trong ý thức tập thể. Loại ý thức to lớn mà đơn nhất này đã duy trì hữu hiệu tiêu chuẩn đạo đức nhân loại, đồng thời mọi người trong bầu không khí tín ngưỡng và những lễ nghi tôn giáo thành kính lại củng cố và tăng cường loại ý thức này, từ đó duy trì được sự cường thịnh của văn hóa Cơ Đốc.
Trên mảnh đất thời Trung cổ, rất nhiều người thành tín tôn giáo đã giữ vững quy phạm đạo đức, thường ngày khắc chế dục vọng, dùng đức báo oán, tịnh hóa tâm linh, đồng thời kiên trì tham gia các hoạt động tôn giáo, hy vọng sau khi chết thì linh hồn có thể được lên Thiên đường. Do đó giáo đường các giáo phận có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống của mọi người. Tôn giáo toàn dân có nghĩa là, cho dù ở việc thế tục ở mọi phương diện đều toát ra hơi thở của tu Đạo. Điều đó có nghĩa là những sự việc tôn giáo và việc thế tục không có phân chia tách bạch nghiêm ngặt như ngày nay. Tiếng chuông giáo đường không chỉ khiến con người liên tưởng đến cầu nguyện, tu luyện tâm linh, hôn lễ hoặc tang lễ, mà còn nhắc nhở mọi người thời gian làm việc nghỉ ngơi trong ngày. Ở các thành phố thị trấn, giáo đường không chỉ là nơi cử hành nghi thức tôn giáo, mà còn là địa điểm người dân tụ họp cộng đồng.
Vì tầm quan trọng của giáo đường đối với mọi người nên hình tượng giáo đường cũng cần phải có mỹ cảm nhất định thì mới có tác dụng khơi dậy tình cảm tôn giáo và giáo hóa nhân tâm. Trong bối cảnh này, một phong cách nghệ thuật đã ứng vận sinh ra.
Bắt đầu từ thế kỷ thứ 12, khởi nguồn từ Tây đảo nước Pháp (Île-de-France) với trung tâm là Paris, được người đời sau gọi là kiến trúc phong cách Gothique Pháp. Trải qua mấy thế kỷ phát triển và truyền bá, đến thế kỷ 15, phong cách này đã thịnh hành ở các khu vực địa lý tương đương với nước Pháp, Anh, Đức và Bắc Tây Ban Nha ngày nay. Kiến trúc Gothique ban đầu phát triển từ các giáo đường nước Pháp, dần dần sau khi thành thục thì phong cách này cũng có thể thể hiện được trên kết cấu kiến trúc của lâu đài và cung điện, nhưng chủ yếu vẫn là các kiến trúc tôn giáo như nhà thờ tòa chính, tu viện và giáo đường. Trên thực tế, sự ra đời và phát triển của nghệ thuật phương Tây đều xuất hiện ở Thần điện và giáo đường, nhất là thời đại toàn dân đều tín Thần thì càng thể hiện rõ như thế.
Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Amiens (Cathédrale Notre-Dame d』Amiens) kiến trúc Gothique, được xây dựng từ 1220 – 1269. Từ bức hình có thể thấy ở phía ngoài kiến trúc bố trí nhiều cột đỡ tường, dùng kết cấu lực học đỡ trọng lượng phân tán của bức tường
Ảnh: Bên trong Nhà thờ Đức Bà Amiens. Giáo đường là khung kết cấu nghệ thuật kiểu Gothique hoành tráng, phối hợp với các cụm cột trụ và vòm nhọn, hình thành cảm giác không gian cao sâu.
Kết cấu đỉnh vòm gân nhọn và khung đỡ tường của kiến trúc Gothique không ngừng hoàn thiện, về cơ học đã giảm nhẹ tải trọng bức tường, đồng thời dùng kết cấu khung gia cường đỡ phần đỉnh, cho phép giáo đường xây dựng cao hơn lớn hơn, thể hiện ra vẻ ngoài hoành tráng hơn và không gian rộng rãi hơn bên trong kiến trúc. Đối với kiến trúc thành thị và nhà dân phổ biến không cao ở mấy thế kỷ trước thì kiến trúc Gothique càng hiện ra cao vời vợi. Kết cấu nghệ thuật to lớn tráng lệ này phối hợp với những cụm cột thẳng đứng, khá cao đã hình thành hiệu ứng thị giác sống động thẳng đứng vươn lên, khi đến gần phần mái vòm thì nối tiếp với phần vòm nhọn vươn lên, có thể hình thành cảm giác không gian cao hơn. Kiến trúc tổng thể không ngừng vươn lên đạt đến ý cảnh không gian rộng lớn cao xa, dường như tiếp cận với Thượng Thiên, thể hiện ra mong muốn và ước vọng của con người đối với Thần và Thiên đường.
Nếu nói kiến trúc của cư dân và nhà cửa thấp trong thành phố tạo thành những đường nét theo phương ngang thì những đường nét của giáo đường kiểu Gothique lại theo phương đứng. Nếu những đường nét ngang tượng trưng cho hoạt động thế gian đều tiến hành trong tầng thứ con người, thế thì những đường nét thẳng đứng ngụ ý tầng thứ siêu việt, là sự thăng hoa đến tầng diện cao hơn. Những đường nét của kiến trúc Gothique luôn đưa tầm mắt của con người hướng lên trên, khiến con người chú ý đến Thiên thượng chứ không phải nhân gian. Sức vươn lên tận trời mây đã hiển thị sức mạnh của sinh mệnh và phương hướng tiến lên, nhằm nói với mọi người chớ quên nâng cao tâm linh bản thân, đạt được mục đích sinh mệnh trở về Thiên quốc.
Hoàn cảnh nghệ thuật phụ trợ tu luyện
Trong điều kiện chiếu sáng tự nhiên, bên trong kiến trúc Gothique rõ ràng sáng hơn kiến trúc La Mã. Nguyên nhân là các bức tường của kiến trúc Gothique về cơ học cho phép tăng thêm số lượng và diện tích cửa sổ, từ đó có được ánh sáng tốt hơn. Cũng chính vì vậy nên ở loại kiến trúc này khó lòng tìm được bức tường rộng rãi phù hợp với bích họa kiểu Ý.
Người thời đó cho rằng, Thần khiến thế giới tràn đầy ánh sáng, do đó ánh sáng trong hiện thực có thể có là tượng trưng ánh sáng của Thần. Khi ánh sáng chiếu qua những tấm kính màu biểu hiện chủ đề Thần Thánh chiếu vào trong giáo đường, nó tượng trưng ánh sáng vật lý trong hiện thực được chuyển hóa thành ánh sáng có thuộc tính Thần Thánh – bởi vì những câu chuyện của từng vị Thần hoặc Thánh đồ được vẽ trên những tấm kính màu toát lên màu sắc huyền ảo diệu kỳ có thể khởi tác dụng giáo hóa nhân tâm. Nhất là trong những niên đại mà tỷ lệ biết chữ không cao, thông qua những bức tranh ở trên cao lấp lánh ánh sáng đã trở thành phương thức tất nhiên để truyền giáo đối với đại chúng đang chiêm ngưỡng chúng.
Nghệ thuật cửa sổ hoa kính màu thời kỳ đó đã triển hiện ra công năng tự sự của hội họa như xưa, thông qua miêu tả tình tiết các câu chuyện của Kinh Thánh, Thần tích của các Thánh đồ để nói với mọi người đạo lý rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, người tu hành viên mãn thăng lên Thiên đường.
Ngoài mang công năng truyền giáo cho đại chúng, nghệ thuật ánh sáng huyền ảo này bản thân đã có một loại năng lực: gây dựng cảm giác không gian có một không khí thị giác đặc thù, phối hợp với chiều cao, sâu của kiến trúc, hình thành một hoàn cảnh nghệ thuật không gian khơi dậy tình cảm tôn giáo. Điểm này vô cùng quan trọng ở nơi mà các cơ sở tôn giáo tu sỹ đông đúc, nó có thể thúc đẩy tu sỹ nhanh chóng vào trạng thái đả tọa. Nói cách khác, đó chính là dùng để trợ giúp người tu luyện.
Với các tu sỹ dùng cả cuộc đời để tu luyện, cuộc sống của họ vô cùng đơn điệu, nhất là trong xã hội cổ đại không có các hình thức vui chơi giải trí hiện đại hóa, công nghệ cao và cuộc sống bùng nổ thông tin như hiện nay, mọi người sống rất đơn giản bình lặng. Theo chế độ tu viện đương thời, các tu sỹ còn phải xả bỏ hết thảy những phương diện thế tục như những vui thú cảm quan cá nhân, thù lao vật chất, cuộc sống gia đình… Bởi vì điều mà những tu sỹ vứt bỏ đoạn tuyệt, hết thảy những dục vọng thế tục truy cầu là cuộc sống tinh thần cao hơn tầng thứ người thường. Điều này ở thế kỷ thứ 13 về trước thì yêu cầu cực kỳ nghiêm khắc.
Người bình thường trong xã hội hiện đại không thể nào thể nghiệm được trạng thái tinh thần của người xưa. Các chủng loại tin tức, quan niệm, cám dỗ phong phú đa dạng trong xã hội hiện đại lúc nào cũng tràn đầy đầu óc mọi người, khiến đầu óc mỗi người dường như từng giây đều suy xét đủ các dạng các loại sự tình, hoàn toàn không thể nào tĩnh tâm lại được. Nếu bảo một người hiện đại bình thường giữ trạng thái thanh tỉnh 15 phút, không nghĩ điều gì, không khởi bất kỳ ý niệm nào, e rằng đó là việc khá khó khăn.
Khác với các giáo đường có thể tiếp nhận đại chúng, trong các tu viện cổ đại, cuộc sống tu hành hầu như ngăn cách với thế gian tạo thành tư tưởng các tu sỹ đương thời cũng vô cùng đơn nhất. Ở đó, những bức họa tôn giáo trên kính màu đập vào tầm mắt phát ra Thánh quang, phối hợp với tiếng ngân nga xướng tụng hoặc âm nhạc tôn giáo tấu lên, tạo ra một bầu không khí nghe nhìn toàn diện, rung động trong không gian rộng rãi trong tòa kiến trúc. Loại rung động tiếp nhận được về tri giác này khiến những tu sỹ tư tưởng đơn nhất có thể một niệm thay vạn niệm, có thể rũ bỏ tạp niệm, rất dễ tiến vào trạng thái giống với ngưng thần nhập định như trong tu luyện phương Đông. Tương truyền thực hành như thế này có thể khiến thần thức các tu sỹ từ thế giới vật chất tiến vào thế giới phi vật chất, từ trong trạng thái, cảnh giới huyền diệu cảm nhận được ân đức của Thần.
Một loại hội họa khác có thể triển hiện đầy đủ công năng tự sự là tranh trang trí và tranh minh họa các thư tịch chép tay đã hưng thịnh nhiều thế kỷ. Tuy nhiên từ năm 1470, Paris bắt đầu có một nhà in ấn đầu tiên, chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi, nó đã trở thành trung tâm xuất bản ấn loát nổi tiếng châu Âu. Nhưng vào những niên đại chưa có thuật in ấn và những khu vực kỹ thuật in ấn chưa thể phổ cập thì thư tịch vẫn dựa vào người chép tay. Rất nhiều bản chép tay trang sức chữ vàng công nghệ phức tạp lại đắt giá thường là sách mang sứ mệnh như Kinh Thánh đặt trên ban thờ hoặc sách cầu nguyện. Những tranh màu minh họa cho những câu chuyện tôn giáo hoặc truyện lý các Thánh đồ được kể trong sách, luôn dựa vào các họa sỹ có công phu thâm hậu hoàn thành một cách tỉ mỉ, vì vậy có nhiều họa sỹ đều giỏi vẽ tranh tỉ mỉ kích thước nhỏ. Do kích thước cuốn sách có hạn, nên yêu cầu họa sỹ khắc họa hình tượng cần phải đạt đến độ tinh tế cao độ mới có thể biểu hiện được tạo hình chính xác và hiệu quả bức tranh tương ứng.
Các phương thức tu hành tôn giáo như cầu nguyện hoặc tụng kinh thời Trung cổ có ý nghĩa vô cùng tích cực đối với việc duy trì tiêu chuẩn đạo đức của con người. Thử nghĩ thời đó, mỗi người đều trong những khoảng thời gian khác nhau trong ngày, tụng niệm nhiều lần những câu từ có tiêu chuẩn đạo đức cao như “Yêu thương mọi người, không cầu báo đáp, khoan thứ người khác”… Lâu ngày, những nội dung này sẽ dung nhập vào trong quan niệm của con người, trở thành phép tắc hành vi con người. So sánh với con người hôm nay không lúc nào không chìm đắm trong môi trường nghệ thuật, điện ảnh, sản phẩm giải trí điện tử đầy rẫy đốt phá, cướp giết, hãm hiếp, đầy bạo lực và sắc tình, thì cuộc sống đầy nghi thức đạo đức xưa kia có tác dụng chính diện rõ ràng lớn hơn đối với tư tưởng con người. Tuy nói có thể đạt đến cảnh giới cao thâm hay không thì còn quyết định bởi sự tu hành của mỗi tín chúng. Hơn nữa trạng thái khá thuần chính đó sau thời Trung cổ đã một đi không trở lại, nhưng tín ngưỡng chính giáo đương thời vẫn duy trì hữu hiệu trạng thái chỉnh thể xã hội nguyện ý hành thiện tích đức, mà những sách bản chép tay đó cũng có công lao không thể phai mờ.
Sự tham gia của những nhà tài trợ
Những tác phẩm kích thước lớn đương thời đa phần thấy ở tranh ban thờ. Tranh ban thờ là chỉ tranh tôn giáo thường vẽ bản khắc gỗ, đặt ở ban thờ trong giáo đường. Do Thánh đàn là vị trí quan trọng nhất trong các cơ sở tôn giáo, có rất nhiều người hướng tới để cầu nguyện, tham bái, thế nên tầm quan trọng của tranh ban thờ là không cần phải nói đến. Tuy nói rằng từ các điển tích tôn giáo, thứ được các tín đồ bái không phải là tranh, nhưng từ nhiều văn hiến thời đó lưu truyền lại có thể thấy, đương thời có rất nhiều tín đồ bị giáo hội chỉ trích quá mê tín Thánh vật và Thánh tượng và sức mạnh của một số tác phẩm nghệ thuật. Do hình tượng Thần hoặc Thánh đồ in vào trong đầu óc tín đồ, con người một cách vô thức đã coi tranh ban thờ là tải thể của Thần Thánh. Ý nghĩa của những tác phẩm này vượt xa khái niệm tác phẩm nghệ thuật thông thường, do đó yêu cầu chất lượng đối với những tác phẩm này rất cao. Đặc trưng nhân vật trong bức họa phải phù hợp với miêu tả trong Kinh Thánh, và hình tượng của Thần và Thánh nhân cũng phải rực rỡ hoàn mỹ.
Trang sức ban thờ thời kỳ đầu là do giáo hội đặt, nhưng cùng với việc toàn dân hóa tín ngưỡng Cơ Đốc, rất nhiều người không tôn giáo và các tổ chức dân gian cũng đã bắt đầu có giáo đường, nhà lễ bái của hoàng cung, tư gia hoặc kiểu nhỏ của gia đình. Vì thế quyền chế tạo sáng tác tranh ban thờ không còn của riêng giáo hội nữa. Rất nhiều người bỏ tiền ra cũng hy vọng mình cũng có mặt trong bức tranh vạn người chiêm ngưỡng, làm một tín đồ thành tín ở bên Thánh nhân trong bức họa, có thể lưu danh sử sách. Đó chẳng phải vinh dự lắm thay. Sức mạnh của tiền bạc khiến nguyện vọng nhỏ bé mà phi phàm này được thực hiện, đồng thời cách làm này dần dần trở thành tập tục bất thành văn. Vì vậy, người tài trợ xuất hiện trong bức họa cũng đã thành tựu “truyền thống” này có khởi nguồn từ thời Trung cổ. Không chỉ giới hạn ở tranh ban thờ, trong những bức tranh nạm kính màu của các công trình kiến trúc, tình huống này cũng xuất hiện rất nhiều.
Ảnh: Bức tranh “Đức Mẹ sầu bi Avignon” (Pietà de Villeneuve-lès-Avignon), tranh Tampera bản gỗ, 163 x 218 cm. Bức tranh này được giới học thuật giám định là của họa sỹ người Pháp Enguerrand Quarton, sáng tác khoảng năm 1455 – 1460. Người bên trái trong bức tranh chính là nhà tài trợ.
Hình tượng Thần và Thánh nhân trong hội họa đều được vẽ hoàn mỹ tối đa, nhưng thủ pháp xử lý nghệ thuật hoàn mỹ này lại không thể nhắm vào nhà tài trợ trong tranh, bởi vì nếu mỹ hóa hình tượng thì sẽ mất đi đặc trưng và sẽ vẽ không giống người đó nữa. Do đó nhà tài trợ trong tranh vẫn được vẽ hình tượng người giống với hình dáng trong thực tế, để mọi người có thể nhận ra. Nhưng hình tượng này cũng phản ánh bị động vào đầu óc người cầu nguyện hoặc tu luyện trước ban thờ. Như thế nhân tố Thần Thánh trong bức họa cũng bị giảm thiểu, và nhân tố thế tục lại tiến vào trong tư tưởng người tu hành. Thử nghĩ người tu luyện mật tông hàng ngày đối diện với bức tranh Thangka đả tọa lại xuất hiện hình ảnh một người có tiền, thế thì người này có tu luyện tốt được không? Đồng thời, tín chúng phổ thông nhìn thấy một người, chỉ vì có tiền có thế mà có thể có được hình ảnh của mình trong bức tranh Thần Thánh, khiến mọi người hàng ngày chiêm ngưỡng đầy thành kính cũng sẽ nảy sinh phản cảm trong tâm. Những nhân tố nhiều mặt này đều gây mối họa hoạn ẩn chứa cho việc duy trì tín ngưỡng tôn giáo sau này.
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/11/16/從一段藝術史看人類思想的變遷(1)-395748.html
Đăng ngày 01-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.