[MINH HUỆ 16-08-2019]

Tiếp theo Phần 11

Đến đây, tôi nghĩ chúng ta đã có thể viết nên đoạn kết về “thiên mệnh quan” của thời đại thượng cổ.

“Thiên mệnh quan” của người xưa trải qua ba triều đại Hạ, Thương và Chu đã có thay đổi và hình thành nên đặc điểm riêng của từng triều đại. Bất kể là tế Trời để biểu đạt sự cảm ân đến thượng thiên đã giáo dưỡng vạn vật, hay cầu chúc Hoàng Thiên Thượng Đế bảo hộ con dân Hoa Hạ, hay phong thiện với đất trời báo cáo sự nghiệp vĩ đại trùng tân chỉnh đốn càn khôn, đồng thời biểu thị sự tiếp nhận thiên mệnh trị vì nhân thế, hoặc là trước khi quyết định việc đại sự thì gieo quẻ xem họa phúc cát hung; cũng bất kể là tham khảo những luận thuật liên quan đến “thiên mệnh” trong “Thượng Thư”, hay nhấn mạnh quyền năng của “Đế” trong các quẻ bói giáp cốt, và những khẳng định lặp lại nhiều lần về “thụ mệnh ư thiên” trong văn tự điêu khắc trên các vật tế lễ, tất cả những điều này đều xuyên suốt một cơ sở giống nhau. Từ đó có thể thấy trong mắt của người dân thời đại thượng cổ Trời là gì, quan hệ giữa Trời và con người ra sao, con người nên đối đãi Trời ra sao, làm người nên phải như thế nào, đặc biệt là làm vua phải như thế nào, đạo của vua rốt cuộc là như thế nào v.v.

Nói về nội dung cụ thể, cơ sở chung này lại bao hàm những điểm sau:

1. Địa vị của Trời và Thần là chí cao vô thượng.

2. Ông không chỉ giáo dưỡng vạn vật mà còn nắm giữ quyết định hết thảy mọi sự ở nhân gian, bất kể là gió mưa sấm chớp, hạn hán lũ lụt, mùa màng và thu hoạch trong giới tự nhiên, sự hưng thịnh suy vong của vương triều, phú quý bần hàn của con người, họa phúc cát hung; không có gì có thể nằm ngoài an bài huyền diệu của thượng thiên và chư Thần.

3. Bởi vậy con người cần phải cảm ân, kính úy và cầu nguyện với Trời và Thần, phục tùng an bài của thiên ý và thiên mệnh, có thể làm được đến điểm này thì có thể đắc được sự bảo hộ của thượng thiên, ngược lại thì sẽ nhận sự trừng phạt của thượng thiên.

Có lẽ có người sẽ hỏi rằng vì sao người xưa lại xem nhận thức về quan hệ giữa Trời và con người của họ là “thiên mệnh quan”? Tôi lý giải là bởi vì họ xem thiên mệnh là hạch tâm trong quan hệ giữa Trời và con người, những điều họ suy tư và nghiên cứu về quan hệ giữa Trời và con người đều được triển khai xung quanh hạch tâm này.

Vậy rốt cuộc thiên mệnh là gì? Thiên mệnh kỳ thực không phải là mệnh của ông Trời, bản thân Trời không có liên quan đến mệnh, thiên mệnh chính là mệnh của vạn vật mà Trời sáng tạo ra. Nói một cách cụ thể, nó chủ yếu nói rằng thượng thiên giao phó trọng trách giáo hóa dân chúng và trị vì quốc gia cho quân vương, cũng có thể nói là sứ mệnh. Chính vì vậy, quan hệ giữa Trời và con người trong mắt người thời thượng cổ chủ yếu thể hiện là quan hệ giữa thiên thượng và quân vương, thiên mệnh và chủ quyền. Về mặt ý nghĩa này, kì thực bản chất “thiên mệnh quan” của thời đại thượng cổ chính là đạo của quân vương. Hạch tâm để thảo luận không nằm ngoài việc một vị vua làm thế nào đắc được thiên mệnh và giữ vững nó, tu đức dưỡng tính như thế nào, làm thế nào tiếp xúc với bách tính, trị vì chính sự quốc gia ra sao v.v.

Cho dù đã xuất hiện những vị vua tàn bạo như Hạ Kiệt và Trụ Vương nghịch thiên hành đạo, muốn gì làm nấy vào thời thượng cổ, nhưng đại đa số các vị vua đều kính Trời tín Thần. Họ đối đãi cung kính với thượng thiên, đối đãi cẩn trọng với bách tính; bởi vì trong đầu não họ đều có nhận thức về “thiên mệnh quan”. Nhìn từ góc độ khác, Trung Quốc sau khi đảng cộng sản lên nắm quyền, tất cả toàn bộ đều bị đảo loạn. Đảng cộng sản tạo ra những tín đồ trung thành vô thần luận, duy vật luận và tiến hóa luận, không chỉ không tin Trời, thần linh, thiên mệnh và thiên ý, mà còn khiến họ làm ra đả đảo toàn bộ “phong kiến mê tín”, phá hoại triệt để. Dựa trên cơ sở đó, đảng cộng sản cuồng vọng xem bản thân mình như Trời, như thần linh, như thiên mệnh, trắng trợn đấu với trời đấu với đất đấu với người, đấu đến mức Thần Châu đại địa máu chảy thành sông, khốn khổ triền miên. Dân tộc Trung Hoa muốn triệt để từ bỏ đoạn lịch sử này, chân chính phục hưng dân tộc thì duy chỉ có một con đường để đi. Đó chính là đồng thời với việc giải thể Trung Cộng, cần phải quay trở về với “thiên mệnh quan” của người xưa và toàn bộ văn hóa truyền thống mà nó đại biểu bằng tâm thái thành kính.

“Kính cẩn thiên mệnh” (tôn trọng cung kính với thiên mệnh), dân tộc Trung Hoa mới có tương lai!

(Hết)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/8/16/390462.html

Đăng ngày 21-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share