(CNSNews.com) – […]

Chen Yonglin (Trần Dụng Lâm), người đang bỏ trốn cùng với vợ và con gái từ khi rời Tổng Lãnh sự sứ quán Trung Quốc tại Sydney tháng trước, đã khơi dậy một làn sóng khi ông ta xuất hiện trong một cuộc tụ hội cuối tuần để kỷ niệm ngày tàn sát tại quảng trường Thiên An Môn.

Ông ta cho rằng Bắc kinh có đến một ngàn mật thám tại Úc châu và nó cũng đã bắt cóc đi một số phần tử phản đối tại Úc châu đem trở lại Trung Quốc.

Ông ta nói rằng công việc của ông ta với tư cách là tổng bí thư tại lãnh sứ quán trong bốn năm qua có liên quan đến việc theo dõi các phần từ phản đối và những người theo Pháp Luân Công, một phong trào thiền định mà Trung Quốc đã ra lệnh cấm và đang tìm cách tiêu trừ bằng vũ lực.

Chen cũng than phiền rằng các nhà chức trách sở di trú Úc châu đã không coi trọng trường hợp của ông ta, điều này đã khiến ông ta quyết định xuất hiện ra công chúng.

Cách chính phủ giải quyết sự vụ này trở nên nóng hổi, vì những người chỉ trích cho rằng chính phủ không muốn ban cho Chen nơi di trú là vì sợ gặp phải sự chống đối của chế độ Trung Quốc vốn đầy tai tiếng là mẩn cảm, trong lúc nước này đang thương thuyết một Hiệp ước Mậu dịch Tự do (FTA) rất nhiều tiền với một nền kinh tế tiến triển nhanh nhất trong vùng.

Trong tuyên ngôn đầu tiên trước công chúng về vấn đề này, Howard nói tại Sydney rằng yêu cầu của Chen để có được một chiếu khán đặc biệt cho phép ông ta ở lại đất nước này là “sẽ không bị ảnh hưởng bỡi số lượng đồng hoặc than mà chúng ta bán cho Trung Quốc”.

Ông ta so sánh tình hình này với một trường hợp trước đây mà những người nông dân Úc than phiền về các chính sách mậu dịch của Mỹ, đã thúc đẩy chính quyền này dùng sự giao tiếp sách lượt của nó với Hoa thịnh Đốn để đồi thay đổi cách thực hịện mậu dịch của Mỹ. Chính quyền đã không cho phép vấn đề này ảnh hưởng đến liên minh quân đội.

“Trong sự giao tiếp với Mỹ, chúng ta đã phân biệt ra mậu dịch và kinh tế với chính trị và sách lược, ” ông ta nói. “Bây giờ chúng ta cũng theo cách như vậy với người Trung Quốc.”

[…]

Trung Quốc là nước hợp tác thương mãi đứng vào hàng thứ ba quan trọng của Úc, sau Nhật bổn và Mỹ.

Tra tấn

Kể từ khi Chen đưa ra cuộc trao đổi cao cấp của mình, một người Trung Quốc khác cũng đã bỏ hàng ngủ bước ra ủng hộ những lời tuyên bố của ông ta về mật vụ.

Cực viên chức công an Hao Fengjun, cũng tìm đất tỵ nạn, nói rằng một mạn lưới dọ thám và báo tin quả có hiện hữu tại Úc châu. Ông ta nói họ báo cáo trực tiếp với văn phòng công an tại Trung Quốc, hơn là với các cơ quan phụ trách ngoại giao đoàn Trung Quốc.

Hao nói rằng ông ta là một thành viên của Phòng 610, một cơ quan mà những người tìm kiếm nhân quyền nói rằng được lập ra năm 1999 để đặc biệt xử trí với Pháp Luân Công. Được đặt tên bằng cái ngày thành lập của nó (tháng Sáu ngày 10), tên chính thức của nó là ‘ban chỉ đạo để xữ lý vấn đề Pháp Luân Công.”

Hao nói rằng ông ta thu thập và nghiên cứu tận tường các tài liệu gữi đến bỡi những người đưa tin dọ thám trên Pháp Luân Công và các nhóm khác trên nhiều xứ, kể cả Úc châu, Mỹ, Canada và Tân Tây lan.

[…]

Công tố viện Úc Philip Ruddock cho biết rằng các sở trinh thám đã đang điều tra những lời tuyên bố về mật vụ.

Tiếp theo những tiết lộ của Chen và Hao, luật sư của người Trung Quốc thứ ba — một cựu viên chức của an ninh mà đã có được qui chế tỵ nạn — đã đưa ra công chúng với những lời khiếu nại của khách hàng của ông về những vi phạm và tra tấn mà ông ta đã chứng kiến do các thành viên mật vụ của Phòng 610 thực hiện, mà ông ta gọi một ‘bộ máy Gestapo xảo quyệt.”

Luật sư của người đào nhiệm, Bernard Collaery, nói với đài truyền hình Úc rằng khách hàng của ông đã trốn đến Úc châu và nộp đơn xin trú ngụ sau khi chứng kiếng và không thể cản ngăn sự đánh đập đến chết một tù nhân Pháp Luân Công ‘bằng các cây điện.”

Hằng loạt công bố buộc tội như vậy đã gây áp lực lên chính phủ Howard, mà các đối lập chính trị đã yêu cầu trã lời về đạo đức của việc thương thuyết một Hiệp ước Thương mại Tự do (FTA) với một chế độ nổi tiếng về vi phạm nhân quyền.

Tại Tân Tây Lan, Tổng Trưởng trung-tả Helen Clark cũng đang thương thuyết một Hiệp ước Thương mại Tự do với Trung Quốc, và cũng đang đối diện với những sự chỉ trích về vấn đề nhân quyền.

“Sự cúi đầu trước Trung Quốc đã làm nổi giận dân chúng Tân Tây Lan ngay trước mắt các giới chính trị, ” Green Party, vị chung-lãnh đạo của Rod Donald, nói trong một bài nói chuyện thứ bảy vừa qua.

“Không ai có thể hiểu tại sao Helen Clark, người mà đã có tiếng là đã đứng lên cho nhân quyền, lại có thể làm ngơ trước nhiều những vi phạm mà chế độ Trung Quốc đã thi hành trên dân chúng Tây Tạng bị chiếm và trên chính dân chúng của họ.”

Bắc kinh cấm chỉ phong trào Pháp Luân Công năm 1999. Lúc bấy giờ chính phủ dự đoán số người đi theo là tối thiểu 70 triệu.

Các học viên cho rằng đó là một phong trào hiền hòa có căn cội trong văn hóa Trung hoa, đang được dân chúng tập luyện tại 60 nước trên thế giới.

Từ khi cuộc khủng bố bắt đầu đến nay, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp tại Nữu ước nói rằng nó đã kiểm chứng có hơn 2, 300 người bị chết.

Bộ Nội vụ Mỹ nói trong một bản báo cáo tổng quát gần đây nhất về nhân quyền rằng “hằng chục ngàn người học viên [Pháp Luân Công] bị giam giữ trong các nhà tù, các trại lao động tái huấn ngoại pháp luật, và các trung tâm tâm thần.”

Nhóm này tại Úc châu đã phát hành một bản tuyên bố thứ năm vừa qua thúc dục Canberra chấp thuận cư trú cho hai người bỏ hàng ngủ, và lên tiếng hy vọng rằng “cũng giống như các trại tập trung tại Đức quốc xã, sự đối đãi với các học viên Pháp Luân Công và những gì mà họ bị áp đặt lên trong những trại lao động đã còn là một bí mât nữa.”

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/6/11/61759.html.

Dịch ngày 14-6-2005, đăng ngày 17-6-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share