[DAJIYUAN] Nhóm tu luyện thiền tập Pháp Luân Công đột nhiên trở thành điểm nóng khi một nhân viên lãnh sự Trung Quốc, ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), một cựu sĩ quan an ninh Phòng 610, ông Hác Phụng Quân (Hao Fengjun), và một người thứ ba ẩn danh là một cựu công an Trung Quốc. Tất cả ba người này nói rằng họ đào nhiệm vì họ không thể tiếp tục ủng hộ chính sách khủng bố những người Pháp Luân Công ôn hoà của chính phủ Trung Quốc. Câu hỏi chính được đặt ra là: Pháp Luân Công là gì mà lại bị đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp, khủng bố một cách dã man như thế?


1998: 2, 000 người tập luyên công pháp tại một địa điểm công cộng tại Bắc Kinh

Đệ tử Pháp Luân Công xem họ như là những người “tu luyện” – một phương pháp cổ truyền Trung Quốc để tu tâm luyện thân bằng những bài công pháp mềm, nhẹ và luôn luôn tuân thủ vào những tiêu chuẩn đạo đức cao mà họ tôn trọng.

Vào năm 1949, khi ĐCSTQ nắm chính quyền tại Trung Quốc, nó dùng bạo lực để cưỡng ép chủ nghĩa duy vật và tìm cách đánh đổ những giá trị đạo đức cổ truyền, bao gồm những phương pháp “tu luyện”. Bị gán, dán nhãn hiệu là “mê tín”, ĐCSTQ đã dùng bạo lực và mọi thủ đoạn để đàn áp và tiêu diệt các nhóm “tu luyện” này.

Tuy nhiên, vào thập niên 70 khi thấy các nhóm tập luyện khí công rất phổ thông và phát triển, mà những nhóm này thường tập vào buổi sáng tại các công viên Trung Quốc. Vì ích lợi về sức khoẻ, khí công trở nên rất thịnh hành, chính vì thế khí công rất được mọi người ưa chuộng, thậm chí các cấp lãnh đạo trong ĐCSTQ cũng tập luyện.

Ngay trong môi trường này mà người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, giới thiệu môn tu luyện Pháp Luân Công cho công chúng vào năm 1992. Ông Lý giải thích trong các lớp giảng của ông rằng cái từ “khí công” chính là “tu luyện”, và những lợi ích thật sự có được chỉ khi nào người tập khí công thật sự nâng cao tâm tính của mình bớt ích kỷ, tăng tính vị tha. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách sống đúng chân lý Chân Thiện Nhẫn, và đây chính là cốt lõi của Pháp Luân Công. Đây chính là giáo lý đạo đức của Pháp Luân Công mà đã tách rời Pháp Luân Công ra khỏi các nhóm khí công khác.

Ông John Deller, người làm việc tại một công ty môi trường ở Sydney, nói rằng ông ta cảm thấy an lạc khi ông tập Thái Cực Quyền trong hơn 20 năm, nhưng ông ta thấy Pháp Luân Công lại có nhiểu ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống ông ta. “Tôi thật sự thấy rằng những bài công pháp của Pháp Luân Công và tự mình nhìn vào trong với ba chân lý trên… và thầy tất cả mọi điều được thay đổi — đặc biệt là lòng đại nhẫn” ông Deller nói. “[Tôi] không thể mong đợi mọi việc trong đời sống xảy ra cho tôi theo ý tôi muốn được. Vì thế khả năng chịu đựng, điềm tỉnh, tự nhìn vào trong và cái phản ứng của tôi không gây gổ với người khác trong những trường hợp khó khăn đã đem lại nhiều lợi ích cho tôi”

Từ khi được công khai truyền giảng vào năm 1992, Pháp Luân Công đã phát triển rất nhanh chóng tại Trung Quốc, có đến 100 triệu đệ tử chỉ trong vòng 5 năm, theo ước tính của chính phủ vào lúc đó. Hiện nay Pháp Luân Công được truyền đến trên 60 quốc gia trên thế giới.


Cindy Lee và những đệ tử khác tại một địa điểm tập Pháp Luân Công tại Santa Monica State Beach (David McNew/Newsmakers)

Các đệ tử Pháp Luân Công nói rằng Pháp Luân Công không có hình thức, lễ lạc hay chùa chiền, nhà thờ như các tôn giáo khác. Họ sống và tu luyện ngay giữa đời sống bình thường này, không có danh sách hội viên, hay đóng tiền hội phí, tất cả chỉ là một nhóm người tu luyện tự do, không có hình thức như một tổ chức hay đoàn thể hay tôn giáo.

“Cách tổ chức rất đơn giản để cho mọi người có một nơi để học, giống như tôi học tại Darling Harbour”, ông Deller nói. “Tôi cũng đến đó, và có một người trong nhóm mang theo một máy có nhạc tập công pháp và một người nào đó liên lạc để được phép tập tại địa điểm đó- đó là cách tổ chức” ông ta nói.

“Theo tôi hiểu, tại Trung Quốc, người ta cũng tổ chức như thế, chỉ cần có một địa điểm để mọi người cùng tụ họp và học, chia sẻ kinh nghiệm tu luyện và đọc những bài giảng của Thấy Lý Hồng Chí”

Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ phát động cuộc khủng bố, ông Deller nói rằng tất cả các đệ tử đều có một mục đích tối hậu là tìm cách để chấm dứt chính sách khủng bố một cách ôn hoà để cho họ được tự do tu luyện. “Kể từ khi có chính sách khủng bố, tất cả các đệ tử đều đoàn kết và cùng nhau tìm hiểu tại sao lại có chính sách khủng bố Pháp Luân Công tại Trung Quốc”

Theo một website của Pháp Luân Công, các nguyên tắc chính của Pháp Luân Công là được giải thích tường tận trong quyển Chuyển Pháp Luân, và trong những bài viết cho người mới bắt đầu, được viết bởi Thầy Lý Hồng Chí. Những bài tập công pháp đều được dạy miễn phí bởi các thiện nguyện viên, và mọi người có thể lấy tài liệu, sách, báo miễn phí từ trên mạng internet.

Các đệ tử chứng nghiệm được những lợi ích về sức khoẻ và an lạc từ bên trong sau một thời gian tu luyện Pháp Luân Công, và họ cũng cảm nhận được những giòng năng lượng chạy trong cơ thể khi tập những bài công pháp.

Những bài viết của Pháp Luân Công thường dựa vào các công trình nghiên cứu của bác sĩ Lili Feng, một giảng sư đại học tại Đại học Y khoa Baylor tại Houston, bà ta đã viết và đăng nhiều công trình nghiên cứu rằng tập những bài công pháp của Pháp Luân Công sẽ nâng cao hệ thống miễn nhiễm, giảm mức độ các tế bào chết và tăng cường hệ thống dinh dưỡng cho con người . Chúng tôi cũng tìm thấy rằng chúng ta cần phải thay đổi những ý niệm căn bản để tìm mối liên hệ giữa thân, tâm và thần của con người.”

Giảng sư Feng cũng dựa vào công trình nghiên cứu, thống kê của 5 cơ quan y tế tại Trung Quốc. Có một thống kê được thực hiện tại Bắc Kinh kết luận rằng Pháp Luân Công đã giúp nâng cao sức khoẻ cho 98% trong số các đệ tử tu luyện.

Vì ích lợi về sức khoẻ và tinh thần, các đệ tử Pháp Luân Công đã tham gia vào tập luyện, tu tâm tính vì nhiều lý do khác nhau và từ nhiều sắc thái khác nhau. Pháp Luân Công xuất phát từ văn hoá cổ truyền Trung Quốc, nhưng các đệ tử của họ nói rằng những nguyên tắc của họ là cho cả vũ trụ.

Source https://www.theepochtimes.com/news/5-6-18/29565.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/6/20/62044.html.

Dịch ngày 9-7-2005, đăng ngày 17-7-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share