Tên: Khang Thụy Kỳ
Giới tính: Nữ
Tuổi: 60
Địa chỉ: Số 6 Thái Phó Lý Tân, đường Thái Bình, thành phố Trường Sa.
Nghề nghiệp: Trưởng phòng đã về hưu của một công ty bán hàng gia dụng.
Ngày bị bắt gần đây nhất: 6-8-2008
Nơi bị giam giữ lần gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long thành phố Chu Châu
Thành phố: Trường Sa
Tỉnh: Hồ Nam
Các hình thức bức hại: Cấm ngủ, lao động cưỡng bức, ép buộc tiêm chích và uống các loại thuốc, đánh đập, phạt tù, tra tấn, lạm dụng tình dục, thẩm vất, giam giữ.
Những kẻ bức hại chủ yếu: Peng Jiale và Peng Xiaomei từ Văn phòng Phường Tây Bài Lâu.

[MINH HUỆ 28-1-2010] Khi bà Khang Thụy Kỳ tại thành phố Trường Sa bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long, thành phố Chu Châu, bà còn là một người phụ nữ khỏe mạnh. Một năm sau, khi bà được thả, thì bà đã bị tổn thương thần kinh.
Mặc dù gia đình của bà không dám đến gặp các nhà chức trách để đòi công lý, họ đã nói riêng với nhau rằng chính sự ngược đãi trong trại lao động cưỡng bức đã làm bà bị suy sụp tinh thần.

2010-1-9-001080338078_01.jpg
Bức hình trên được chụp vào ngày sinh nhật thứ 50 của bà Khang Thụy Kỳ mười năm trước. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bà đã hồi phục những căn bệnh kinh niên và tràn đầy hạnh phúc và hy vọng.

2010-1-9-001080338078_02.jpg
Bức hình trên được chụp gần đây. Bà đã thay đổi quá nhiều. Mặc dù bà vẫn mỉm cười trong ảnh, nhưng những sự thay đổi ở bà trông thật đáng buồn. Điều gì đã xảy ra với bà trong mười năm qua?

Bà Khang sống trong một căn hộ cũ và nhỏ tại thành phố Trường Sa. Căn phòng rất giản dị và thô kệch với một chiếc giường gỗ làm bằng những tấm ván ghép lại và một cái giường mỏng phủ ở trên, một cái bàn cũ, một tủ quần áo 20 năm tuổi, một cái tủ lạnh cũ, một cái TV và một đầu máy DVD. Hồi bà còn tỉnh táo thì bà luôn giữ phòng sạch sẽ và ngăn nắp. Gia đình của bà vẫn còn nhớ rằng bà là một người luôn ngăn nắp và bà luôn sạch sẽ và gọn gàng trong cách ăn mặc cũng như nhà cửa.

Trước khi về hưu, bà Khang đã từng là quản lý của một công ty bán vật dụng hàng ngày. Bà đã ốm yếu và bệnh tật từ khi còn trẻ và phải thường xuyên dùng đến thuốc. Sau đó bà được chuẩn đoán là bị ung thư máu và sỏi mật, vốn làm bà suýt chết. Bà chưa từng kết hôn bởi vì bà không muốn trở thành gánh nặng cho người khác. Mặc dù bà luôn phải gánh chịu đau đớn, nhưng bà vẫn chăm sóc cho anh chị em và giúp trả học phí cho cháu trai và cháu gái của mình ngay khi cần thiết.

Vào tháng Tư năm 1996, bà Khang bắt đầu tập Pháp Luân Công. Cuối cùng bà thấy rằng Trời đã phù hộ bà và rằng bà đã có một cuộc sống mới. Những học viên Pháp Luân Công luôn hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, đề cao tiêu chuẩn tâm tính, coi nhẹ danh vọng và lợi ích cá nhân, và luôn nghĩ về người khác trước. Cùng với năm bài tập nhẹ nhàng và sự thanh lọc và tu luyện nội tâm, các học viên sẽ đạt được trạng thái cơ thể tuyệt vời và sức khỏe tinh thần. Năm đó, sau khi học Pháp Luân Công được bảy tháng, bà đã hồi phục một cách kỳ diệu, và tất cả các triệu chứng bệnh của bà đã biến mất, bao gồm cả ung thư máu. Bà thật sự trải nghiệm ý nghĩa của sự khỏe mạnh không bệnh. Cả gia đình của bà đều chứng kiến sự thay đổi đáng kể ở bà. Năm đó, bà 47 tuổi.

Thời gian hạnh phúc này chỉ kéo dài được ba năm, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công năm 1999. Trải qua quá nhiều cuộc vận động chính trị sau khi chế độ này lên nắm chính quyền, người dân Trung Quốc đều biết ĐCSTQ sẽ tấn công một cách tàn bạo những ai mà nó thấy rằng không phục vụ cho mục đích của nó. Thậm chí cả TV và báo chí Nhà nước cũng phỉ báng Pháp Luân Công, và cảnh sát cũng như quan chức địa phương đã ra lệnh cho bà ngừng tập luyện. Khang Thụy Kỳ đã không bao giờ ngừng tập. Bà giữ vững đức tin một cách kiên định. Bà biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp của vũ trụ, và nó đã cứu sống bà.

Bà Khang không những tiếp tục tu luyện mà còn dùng kinh nghiệm của chính bản thân mình để nói cho những người khác biết Pháp Luân Công tốt như thế nào. Bà đã treo biểu ngữ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp là Tốt”. Bà đã bị kết án bất hợp pháp và bị giam bốn năm rưỡi tại Trại Nữ Tù tỉnh Hồ Nam từ năm 2001 đến năm 2004. Khi ở trong đó, bà đã bị tra tấn. Hậu quả của việc bị đánh đập thường xuyên là tất cả răng của bà đã bị rụng hết. Vài tháng sau khi bà được thả về nhà, bà lại bị bắt một lần nữa vì đã phân phát Chín bài bình luận về ĐCSTQ. Bà đã bị kết án một năm trong trại lao động cưỡng bức và bị bắt đến trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long.

Vào năm 2008, trước kỳ Olympic Bắc Kinh, các quan chức địa phương từ Văn phòng Phường Tây Bài Lâu đã đến quấy rối bà. Vào lúc 1 giờ trưa ngày 6-8, bà Khang một lần nữa lại bị bắt đến Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long. Lý do mà ĐCSTQ đưa ra cho việc bắt giữ bà chỉ đơn giản là vì Olympic Bắc Kinh sắp diễn ra. Những kẻ liên quan đến việc bắt giữ bà là Peng Jiale và Peng Xiaomei đến từ Văn phòng Phường, và những kẻ khác đến từ Phòng 610 quận Thiên Tân và sở cảnh sát địa phương.

Một năm sau, vào giữa tháng Tám năm 2009, gia đình bà Khang đã nhận được lệnh đến mang bà về nhà vì bà bị tâm thần phân liệt. Khi gia đình của bà hỏi vì sao bà lại bị căn bệnh này trong khi một năm trước khi bị bắt bà hoàn toàn khỏe mạnh, các quan chức ở Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long, Phòng 610 quận Thiên Tân, Phường Xipailou, và sở cảnh sát Pozhijie đều cố tránh nhận trách nhiệm cho những gì đã làm đối với bà và từ chối đưa ra bất kỳ lời giải thích nào về nguyên nhân gây ra tình trạng của bà.

Một người đã từng ở chung với bà tại Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long nói rằng bà đã chứng kiến những phạm nhân buôn lậu ma túy đánh bà Khang một cách tàn bạo vào năm 2008. Bọn chúng đập đầu bà vào tường và song sắt một cách tàn nhẫn. Một học viên khác bị giam giữ tại cùng trại lao động trong cùng thời gian đó cũng xác nhận những gì bà phải chịu đựng. Bà đã bị cấm ngủ trong một thời gian dài và không được phép đi tắm nhiều ngày trong mùa hè nóng bức.

Bà Khang vẫn sống trong căn hộ đơn sơ của mình sau khi được thả. Thỉnh thoảng bà tỉnh táo và đôi khi lại không. Bà thường tự nói chuyện một mình, và có lúc những người khác không thể hiểu được bà đang nói gì. Vào những ngày lạnh giá, bà đi lang thang trên đường phố, trên người chỉ có một cái áo khoác mỏng và đôi dép nhựa. Bà không còn khả năng tự kiếm tiền nữa. Thỉnh thoảng người thân của bà ghé qua thăm và mang cho bà một ít thức ăn nấu sẵn, và thỉnh thoảng thì bà tự nấu ăn hoặc mua cơm trưa cho mình. Bởi vì bà đã mất toàn bộ răng trong khi bị giam giữ, bà chỉ có thể ăn những thức ăn mềm một cách chậm rãi.

Vào những ngày nhạy cảm, những kẻ từ văn phòng phường đến để kiểm tra xem bà có còn ở nhà hay không để đảm bảo rằng bà không gây bất kỳ “rắc rối” nào.

Phố Thái Bình là một khu thương mại với nhiều cửa hàng. Mọi người đều bận rộn với việc kinh doanh của mình. Họ hầu như không ai để ý đến một phụ nữ sống trong một căn hộ tồi tàn cách đường phố chỉ vài bước chân và họ cũng không nghĩ đến việc tìm hiểu về tấm bi kịch xảy ra đối với người phụ nữ này.

ĐCSTQ vẫn đang che giấu sự thật về vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và đã niêm phong hồ sơ của những người liên quan đến cuộc Đại Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Mạng Internet vẫn bị kiểm soát chặt chẽ và phong tỏa, và các học viên Pháp Luân Công vẫn đang sống với nguy cơ bị giam giữ bất hợp pháp. Cùng lúc đó, bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ vẫn tiếp tục phát tán những lời dối trá về xã hội bình yên và đang trong thời hoàng kim. Tất cả những điều này đều cố ý làm cho người dân quên đi quá khứ đẫm máu của nó, trong đó hàng triệu người Trung Quốc đã bị giết và nhiều người hiện vẫn đang bị ngược đãi. Mục tiêu hàng đầu là các học viên Pháp Luân Công tốt bụng, những người hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Ngày 9 tháng 1 năm 2010


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/10/216047.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/4/114416.html
Đăng ngày 09-02-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share