Theo một phóng viên ở tỉnh Tứ Xuyên
[MINH HUỆ 17-01-2010] Ngày 12 tháng 1 năm 2010, học viên Pháp Luân Công Cung Thuận Hội có một cái gọi là phiên xét xử thứ hai trong Tòa án huyện Mễ Dịch, chi nhánh của Tòa án tối cao Phàn Chi Hoa tỉnh Tứ Xuyên. Hai luật sư, Lý Tĩnh Tâm và Lý Tô Vân từ thành phố Bắc Kinh, đã sẵn sàng để biện hộ sự vô tội của cô Cung Thuận Hội, khi quyền luật sư biện hộ của ông Lý Tô Vân đột nhiên bị từ chối bởi tòa án. Thậm chí ông bị đe dọa công khai, “Nếu ông nói một chữ cho cô ta, các nhân viên từ Ban an ninh nội địa và Cục an ninh nội địa quốc gia sẽ chờ ông ở ngoài.”
Bên ngoài tòa án
Ngày 12 tháng 1 năm 2010, trước khi tòa án triệu tập, các nhân viên cảnh sát Dương Tử Hoa, Lý Tuyết Tùng, Chu Lâm, Từ Hành từ Cục an ninh quốc gia, và các viên chức khác từ sở cảnh sát địa phương và thôn tuần tra bên ngoài tòa án. Họ giải tán các học viên và những người khác mà chuẩn bị làm chứng cho vụ kiện. Tuy nhiên, ông Hoàng Thừa Hội từ trấn Thảo Tràng và những người khác đã chống cự và ngồi gần cửa tòa án. Nhân viên Từ Hành đã đá họ thô bạo và la lên, “Cút về nhà, không thì các người sẽ bị trừng phạt đến chết!” Các học viên không di chuyển, và sau đó một nhân viên khác, Chu Lâm, bắt đầu chụp hình họ.
Không có ghế ngồi cho người nhà cô Cung Thuận Hội
Phiên xử được sắp xếp bởi tòa án trong một phòng nhỏ chỉ với 18 ghế, và tất cả ghế ngồi đã cho ba nhân viên cảnh sát và các viên chức từ các trấn và làng gần đó. Không có ghế cho người nhà cô Cung.
Chồng cô Cung, ông Dương Triêu Hồng, đã đến trước cửa phòng tòa án với con trai tuổi vị thành niên của họ, và nghĩ họ nên được cho tham dự vào phiên xử phù hợp với luật Trung Quốc. Tuy nhiên cảnh sát đã từ chối thậm chí cho họ đi qua trước cửa pháp đình. Ông Dương phản kháng rằng là chồng bị cáo, ông có quyền tham dự vào phiên xử. Các bảo vệ đã kiểm tra chứng minh thư của ông, chụp hình và sau đó cho ông vào cửa trước. Dù sao, ông vẫn bị buộc ngăn không cho vào phòng nơi phiên xử đang tổ chức, tuyên bố là phòng đã đầy. Thậm chí nhân chứng chính cũng không thể tham dự phiên tòa. Chỉ những người được sắp xếp trước bởi tòa án được ở đó.
Luật sư Lý Tô Vân bị cấm quyền biện hộ cô Cung
Thông qua pháp luật hiện thời ở Trung Quốc, các bị cáo có quyền biện hộ cho chính họ, và có thể cũng yêu cầu người nhà thuê hai luật sư biện hộ cho họ. Tòa án phải tôn trọng quyền của các bị cáo, và cả thẩm phán của tòa án không nên can thiệp. Tuy nhiên, thẩm phán trong vụ này hoàn toàn bất chấp quy định của luật Trung Quốc, và không cho phép luật sư Lý Tô Vân biện hộ cho thân chủ của ông tại tòa.
Khi cô Cung Thuận Hội phản đối, “Tôi có quyền có hai luật sư biện hộ cho tôi,” thẩm phán đã ngăn cô nói. Luật sư Lý Tô Vân nói, “Tôi đã được giao phó để biện hộ cho thân chủ tôi thông qua luật pháp Trung Quốc, và như vậy, điều này không cần sự chấp thuận của tòa án.” Một thẩm phán trả lời, “Ông phải theo sự sắp xếp của thẩm phán trong tòa án”. Luật sư tranh luận, “Không có vấn đề là ai, một công dân, một luật sư, hay một thẩm phán, tất cả phải tuân theo tòa án.” Thẩm phán dọa nạt, “Ông phải theo lời của thẩm phán. Chúng tôi sẽ không bắt đầu phiên tòa này.” Vị thẩm phán này, Tần Dũng, đã bỏ đi sau khi nói những lời này. Để phiên tòa bắt đầu, ông Lý Tô Vân phải từ bỏ quyền biện hộ thân chủ ông.
Những rắc rối đó trong phiên xử cô Cung là Diêu Hiếu Thắng, chủ thẩm phán từ Tòa án tối cao Phàn Chi Hoa, Vương Thành và Tần Dũng là bộ máy tư pháp, và công tố viên là Chu Chánh Phú từ Viện kiểm soát của huyện Mễ Dịch.
Luật sư Lý Tĩnh Tâm biện hộ vô tội cho cô Cung
Phiên tòa bắt đầu lúc 10 giờ 30 sáng và kết thúc vội vàng khoảng 11 giờ 30 phút. Luật sư khác, Lý Tĩnh Tâm, đã biện hộ sự vô tội của cô Cung Thuận Hội một cách sáng suốt và vững vàng.
Luật sư Lý Tĩnh Tâm đã diễn đạt rằng ngoài vòng pháp luật, Dương Tử Hoa, đội trưởng của Cục an ninh quốc gia của Cục an ninh công cộng huyện Mễ Dịch, Lý Tuyết Tùng, đội phó, và nhân viên cảnh sát Chu Lâm đã xâm chiếm bất hợp pháp nhà cô Cung Thuận Hội. Cũng nói lên rằng lời cáo buộc rằng cô Cung Thuận Hội ngầm phá hoại sự thực thi pháp luật bằng cách sử dụng một tổ chức tôn giáo là lố bịch, vì không có quy định này trong luật pháp Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Công ủng hộ Chân-Thiện-Nhẫn và đề cao Pháp Luân Công, là một phần mở rộng tự nhiên tín ngưỡng tôn giáo, và họ tuân theo hiến pháp tự do ngôn luận, và không có cơ sở ngăn chặn sự tồn tại của nó.
Luật sư biện hộ bị các thẩm phán dọa nạt công khai Trong phiên tòa, luật sư Lý Tĩnh Tâm cho rằng không có tội trong tín ngưỡng, Hiến pháp là tối cao, và không có tội khi tin vào Pháp Luân Công. Sau đó thẩm phán đã đe dọa luật sư, “Ông không phải người Trung Quốc. Ông hẳn là một học viên Pháp Luân Công được Mỹ cử tới.” Thẩm phán thậm chí muốn điều tra lý lịch của ông và sau đó tiếp tục dọa, “Nếu ông nói một chữ nữa, sẽ có các nhân viên cảnh sát bên ngoài đợi ông.”
Luật sư đã chỉ ra 300 quy định trong pháp luật yêu cầu “tổ chức” và “sử dụng” xảy ra đồng thời. Sau đó ông nói rằng nhà quản lý lập pháp Trung Quốc ở trên luật pháp, và những người thực thi pháp luật cũng có những người vi phạm luật pháp. Ông cũng lưu ý rằng công tố viên là một người được ủy quyền, không làm theo thủ tục hợp pháp.
Khi chủ thẩm phán, Diêu Hiếu Thắng, ngăn luật sư biện hộ, luật sư trả lời, “Tất cả thẩm phán nên tuân theo Hành vi của bộ luật hình sự, luật đạo đức thẩm phán và luật thẩm phán, để bảo vệ quyền của những bị cáo vô tội. Những gì các luật sư làm là để bảo vệ quyền hợp pháp của công dân và bảo vệ phẩm giá của luật pháp.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/17/216410.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/2/114321.html
Đăng ngày: 7–2–2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên bản.