[MINH HUỆ 11-08-2009] Bà Vương Vạn Vinh, 55 tuổi, bà đã đến Bắc Kinh vào năm 1999 để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà và gia đình sau đó trở thành mục tiêu bị bức hại bởi nhân viên của Phòng 610 tại Công ty Khoan dầu thành phố Nam Dương. Chồng bà Vương bị buộc phải ly dị bà. Sau đó bà Vương bị đưa đến một trung tâm tẩy não, tới nhà tù Nam Triệu, và đến nhà tù nữ Tân Hương.

Bà Vương, một công dân tại Quận số 2 Giản Hà Kiều, Mỏ dầu Nam Dương, từng là nhân viên của Đội xây trát giếng dầu tại Công ty Khoan dầu. Bà đã từng bị nhiều bệnh như thiếu máu, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm thận, viêm tuyến vú, bệnh tim và u nang ruột thừa. Cho dù bà đã dùng đủ loại thuốc nhưng vẫn không khỏi. Trong năm 1998 (năm 1997 âm lịch), bà Vương bắt đầu tập Pháp Luân Công. Sáu tháng sau, bệnh viêm tuyến vú và các triệu chứng tim đều biến mất, trong khi các bệnh khác đã được cải thiện hơn. Đến ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi cuộc bức hại bắt đầu, mọi bệnh của bà đều đã biến mất. Pháp Luân Công đã cứu mạng bà.

1. Đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nhưng lại bị giam – các nhân viên Phòng 610 ở chỗ làm của bà Vương đã tống tiền bà.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, chế độ của Giang đã bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, và bà Vương đã tới Phòng Khiếu nại Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Bà muốn để cho các lãnh đạo của đất nước biết rằng Pháp Luân Công dạy mọi người trở thành người tốt, và đó là một cách tu luyện rất tốt mà có tác dụng chữa bệnh phi thường. Bà cũng muốn để họ biết Pháp Luân Công là có ích cho đất nước và xã hội, và không có tác hại nào hết.

Bà thấy rằng Phòng Khiếu nại giống như một đồn cảnh sát. Không ai được phép nói về Pháp Luân Công. Bà đã tận mắt nhìn thấy rằng ai mà nói về Pháp Luân Công là bị kéo vào một xe cảnh sát và đưa đi. Bà đã trở về nhà.

Khi trở về lại nhà, bà đã bị buộc tội “làm rối loạn trật tự xã hội” và bị đưa đến Phòng cảnh sát Mỏ dầu bởi nhân viên Phòng 610 tại nơi làm của bà. Bà bị đưa đến nhà tù Đường Hà vào ngày 30 tháng 12 năm 1999 và bị giam trong một tháng.

Sau khi được thả, cảnh sát đã ra lệnh cho bà phải trả 3,000 nhân dân tệ để “bảo lãnh” và 3,000 nhân dân tệ khác cho Phòng 610. Công ty đã không trả tiền lương tháng 12 và tiền thưởng cả năm trong đợt cuối năm cho bà. Họ cũng đuổi việc bà. Theo chính sách của công ty, khi một nhân viên bị thôi việc, bà phải được bồi thường một tháng lương cho mỗi năm làm việc và phải được trả 200 nhân dân tệ mỗi tháng tiền trợ cấp. Nhưng bà không nhận được gì hết.

Các nhân viên Phòng 610 tại Công ty Khoan dầu cũng lôi kéo chồng bà. Chồng bà được lệnh quay về từ chỗ làm của ông tại Khu tự trị Tân Cương và bị cấm không được đi làm nữa. Chồng bà đã tìm lãnh đạo công ty và Cổ Tùng Dân, trưởng Phòng 610, và yêu cầu được quay lại làm việc. Họ đã không đồng ý cho mãi đến tháng 5 năm 2000. Họ đã ra lệnh cho chồng bà đến Tân Cương làm việc và nói ông đưa bà Vương đi cùng.

Ngay khi tới Tân Cương, các lãnh đạo của đã công ty từ chối cho chồng bà Vương làm việc. Họ nói, “Ông coi chừng vợ ông!” Hai tháng sau họ đã phải quay lại, cùng với nhiều người luân phiên nhau (tại Tân Cương, nhân viên được thay phiên hai năm một lần). Họ ở đã ở đó trong hai tháng mà không kiếm được một xu, nhưng lại phải trả hơn 2,000 nhân dân tệ tiền di chuyển. Chồng bà đã giận dữ.

Vào cuối tháng 11 năm 2000, ngày thứ tư sau khi hai người trở về nhà, Cổ Tùng Dân, trưởng Phòng 610, đã dẫn một trưởng đội an ninh và một nhân viên quản lý, cùng với lãnh đạo, Trần Cống Thăng, đi đến nhà bà Vương để tống tiền họ 10,000 nhân dân tệ như là tiền ‘đặt cọc’. Chồng bà đã nói rằng họ đã trả 6,000 nhân dân tệ và hỏi tại sao họ lại phải đưa thêm 10,000 nhân dân tệ. Cổ Tùng Dân trả lời là để ngăn bà đi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, tham gia các cuộc hội họp, và tham gia bất cứ hoạt động nào liên hệ tới Pháp Luân Công. Nếu bà làm bất kỳ điều nào trong đó, số tiền đó sẽ không được trả lại. Cổ Tùng Dân nói, “Nếu hai người không đưa tiền, hai người sẽ vĩnh viễn không được đi làm.” Chồng bà đã đá bà hai lần và nói một cách giận dữ, “Tại vì bà mà tôi chịu quá nhiều đau khổ. Chúng ta phải ly dị.” Bà không muốn liên can đến chồng bà nên đồng ý. Bà bây giờ không có ai để nương tựa.

2. Các nhân viên trại tẩy não cố ép bà Vương từ bỏ việc tu luyện. – Bà đã rời khỏi nhà và trở thành vô gia cư để tránh bị bức hại thêm

Các nhân viên Phòng 610 Cục Dầu khí Tỉnh Hà Nam đã thúc giục tất cả nhân viên của các phòng cấp dưới thuộc Phòng 610 trong tháng 2 năm 2001 điều tra tất cả những ai đã từng tập Pháp Luân Công và bắt họ viết giấy bảo đảm. Tất cả các học viên mà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công đều bị đưa đến trại tẩy não để buộc ‘chuyển hóa’. Bà Vương bị bắt tại nhà vào ngày 24 tháng 2 năm 2001 bởi Quách Hoài Khiêm, từ Phòng 610, và bị đưa đến một trại tẩy não được mở tại một trường kỹ thuật. Bà bị giam tại đó trong hơn năm tháng.

Khi ở trại tẩy não, mỗi nơi làm việc đều gửi hai người trong gia đình để ‘theo dõi’ mỗi học viên suốt ngày đêm. Các học viên bị buộc xem các băng hình nói xấu Pháp Luân Công và Sư phụ Lý. Nhân viên cũng cố buộc các học viên viết giấy bảo đảm. Các học viên bị cấm liên lạc với nhau và bị cấm học Pháp hoặc tập các bài công Pháp. Đến gia đoạn cuối, những người từ chối ‘chuyển hóa’ đã không được ăn. Bữa ăn hằng ngày của họ gồm có một gói mì gói. Bà Vương đã phải ăn mì gói trong 38 ngày. Bà sau đó bị chuyển đến một trung tâm tẩy não khác nằm tại một trường chính trị và luật pháp tại Thành phố Nam Dương trong một tháng. Tại đó, ngoài việc bị buộc phải xem các băng hình lăng mạ, các cộng tác viên ở đó còn giúp ‘chuyển hóa’ các học viên kiên định. Tình hình càng căng thẳng hơn, và mỗi học viên luôn có hai người hộ tống để theo dõi họ suốt ngày đêm.

Những người “hộ tống” này không cho các học viên nói chuyện với nhau; cấm họ tập các bài công Pháp, và cũng đi theo khi các học viên đi vào nhà vệ sinh. Họ cũng đánh đập các học viên từ chối bị ‘chuyển hóa’.

Bốn ngày sau khi bà Vương được thả ra, trưởng Phòng 610 đã ra lệnh cho bà tham gia một khóa tẩy não lần hai. Bà đã rời nhà để tránh bị bức hại.

3. Bị cảnh sát tại Thành phố Nam Triệu bắt và giam trong hơn hai tháng.

Tại Nam Dương, bà Vương sống cùng một học viên khác tại một nhà thuê. Người học viên này đã bị bắt trong khi giải thích về sự bức hại và Pháp Luân Đại Pháp với mọi người. Và do không thể chịu nổi sự tra tấn, người đàn bà này đã dẫn cảnh sát đến bắt bà Vương vào ngày 8 tháng 5 năm 2002. Bà Vương bị đưa đến Đồn cảnh sát huyện Nam Triệu và bị giam trong một phòng nhỏ tối đen và hôi hám. Những người bắt giữ bà đã không cho bà ăn gì trong hai ngày.

Vào lúc 5 giờ ngày thứ ba, cảnh sát Miêu Tiểu Bằng đưa bà Vương đến văn phòng và tra tấn bà bằng một cây roi sắt. Bà Vương bị còng hai tay và bị bắt ngồi trên sàn, bó gối với hai tay còng quanh chân. Một sợi dây sắt dài một mét (3 bộ) luồn từ cánh tay trái (trên cùi chỏ), qua hai chân bà (dưới đầu gối), và qua cánh tay phải (trên cùi chỏ). Sau đó có hai người nâng hai đầu sợi dây lên và đặt mỗi đầu sợi dây trên hai cái bàn, treo bà Vương lên trên không. Hai bắp đùi bà kéo chặt vào bụng bà, hai chân và tay hướng lên trên và đầu bà cúi xuống đất.

Bốn cảnh sát đã thẩm vấn bà. Họ đổ nước lên mặt bà, và đánh vào mặt và đầu bà bằng bàn tay và nắm tay của họ. Toàn bộ mặt bà Vương bị thâm tím. Khi bà gần bất tỉnh, họ đã thả bà ra một lúc và sau đó lại treo bà lên. Bà bị tra tấn như vậy trong hơn năm tiếng đồng hồ.

Khi họ thả bà ra, những người bức hại bà thường đánh vào lưng bà bằng một sợi dây thừng, khiến lưng bà bị thâm tím. Bà đã không còn đi lại được nữa. Họ nắm hai cánh tay bà và kéo bà đi quanh phòng. Cuối cùng, khi họ nhận ra họ vẫn không thành công trong việc ép bà Vương từ bỏ Pháp Luân Công, họ đã kéo bà đến một xe cảnh sát và đưa bà trở lại nhà tù huyện Nam Triệu.

Lúc đầu, bà Vương đã không thể ra khỏi giường. Giám thị tại đó đã dùng đế giày đánh vào đầu bà và hô lớn, “Ai đánh bà vậy?” Người đó đã đánh bà hơn hai mươi lần và không dừng lại cho đến khi bà ta gần hết hơi. Người bà Vương bị sưng tấy đến tận hai tháng sau, nhưng đột nhiên các vết sưng đã giảm bớt. Người bà Vương chỉ còn da bọc xương. Chính quyền nhà tù lo sợ bà chết tại đó và đã ra lệnh cho công ty đưa bà về. Chồng cũ của bà đã lấy vợ khác.

4. Bà Vương bị đưa đến một trại tẩy não và lại bị cảnh sát Nam Dương bắt giữ.

Ngày 10 tháng 7 năm 2003, trưởng Phòng 610 tại nơi làm việc của bà Vương, đi cùng với tám người khác, đã xông vào nhà bà, rồi đưa bà đến một trại tẩy não. Bà Vương đã nói với họ, “Con trai tôi và bạn gái của nó vừa mới về nhà hôm qua. Xin hãy để tôi chăm sóc hai đứa nó vài ngày.” Bí thư Đảng ủy tại công ty, Vương Linh Khuê đã từ chối yêu cầu của bà. Vương đã ra lệnh cho những người khác mang bà đến trại tẩy não ngay trong ngày. Họ mang bà Vương ra xe và đưa bà đên Trường Chính trị và Luật pháp tại huyện Nam Triệu. Trong hai tháng và mười ngày, họ đã không thể ép bà Vương từ bỏ Pháp Luân Công. Sau đó họ chuyển bà đến nhà tù Nam Triệu và kết án bà ba năm tù. Bà Vương bị chuyển đến nhà tù nữ Tân Hương tại Tỉnh Hà Nam vào cuối tháng 7 năm 2004.

5. Bị ngược đãi tàn bạo tại nhà tù nữ Tân Hương

Các cai ngục đã đưa bà Vương đến bệnh viện Nhà tù để “chuyển hóa”, trong một phòng có bốn chiếc giường. Giường của Bà Vương nằm ở giữa. Có ba người khác ở ba giường kia. Lý, chịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công, là người phụ trách ‘chuyển hóa’ bà Vương. Lý đã ra lệnh cho các học viên đã ‘chuyển hóa’ trông chừng bà Vương, không để cho bà tập các bài công Pháp, ép bà đọc các bài viết nói xấu Pháp Luân Công và Sư phụ Lý, và ép bà Vương viết “các bài phát biểu cảm tưởng”. Nếu bà không làm theo yêu cầu của họ, họ sẽ không để cho bà ngủ, thậm chí không cho bà nhắm mắt.

Những người bức hại thường mắng và đánh bà Vương. Họ thay phiên nhau thành bốn nhóm người để cố ‘chuyển hóa’ bà trong 50 ngày. Cuối cùng, họ nhận thấy không thể nào khiến bà từ bỏ Pháp Luân Công. Bà Vương sau đó bị đưa đi lao động nặng trong một xưởng quần áo tại khu Nhà tù số 2. Vì bà Vương cương quyết tập các bài công Pháp vào buổi đêm, họ đã chuyển bà đến một phòng giam nhỏ cách ly.

Bữa ăn hằng ngày của bà gồm có nửa cái bánh mì hấp và một ít dưa muối. Trong mùa đông, họ buộc bà Vương ngồi dưới đất bất động trong ba tiếng đồng hồ. Thời gian đầu tiên bà bị nhốt trong phòng cách ly kéo dài một tháng.

Sau khi đưa bà trở lại khu số 2, các cai ngục đã thành lập một nhóm ‘chuyển hóa’ đặc biệt, với hai cộng tác viên và hai tù nhân làm việc cùng nhau để cố làm cho bà bỏ cuộc. Nhóm người này dưới sự lãnh đạo của hai giám thị nhà tù, những người phụ trách việc đàn áp Pháp Luân Công. Một đội làm việc ban ngày, một đội kia làm việc ban đêm. Họ không cho bà Vương ngủ nhiều. Thay phiên nhau đọc các bài viết nói xấu Pháp Luân Công và buộc bà viết “các bài phát biểu cảm tưởng”. Nếu bà từ chối viết, họ ép bà đứng úp mặt vào tường hoặc ngồi bất động trên một cái ghế nhỏ. Nếu bà muốn cử động một chút, họ càng giữ chặt bà hơn nữa.

Trong một lần, một tù nhân đã tát vào mặt bà Vương hơn mười lần. Họ cũng mời những người chuyên trong việc ‘chuyển hóa’ các học viên tại Trịnh Châu để cố tẩy não bà Vương. Tuy nhiên, bà vẫn từ chối từ bỏ đức tin của bà hơn một tháng sau. Những người bắt giam bà đã trở nên kích động. Vào một đêm, họ đã nhét một cây bút vào bàn tay của bà Vương và cố buộc bà ký tên vào một bản tuyên bố. Dùng tất cả sức lực của bà, bà Vương đã bẻ gãy ngòi bút. Họ đã đè bà xuống đất trong lúc vừa đấm và đá bà.

Bà Vương sau đó bị đưa đến Đội số 9. Bà tập các bài công Pháp lúc đêm, và một cai ngục trong lúc trực đã nhìn thấy. Bà lại bị nhốt vào phòng cách ly. Lần này bà ở đó trong 82 ngày. Vì bà kiên định tập Pháp Luân Công, họ đã còng tay bà ra sau lưng, cả trong lúc ngủ, với một tay bị còng vào đầu giường. Một cai ngục đi đến phòng cách ly để buộc bà viết một ‘hối quá thư’ hàng tuần và hăm dọa bà, nói rằng bà sẽ không bao giờ được thả ra cho đến khi bà chịu viết tờ tuyên bố.

Bà Vương đã tuyệt thực trong tám ngày và bị đưa đến Đội số 3. Bà được thả vào ngày 23 tháng 6 năm 2006, khi hết thời hạn giam. Những người ở Phòng 610 của hãng bà đã đưa bà trở lại, và công ty đã sắp đặt hai người theo dõi bà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/11/206295.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/6/112126.html
Đăng ngày 05-02-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share