Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-07-2019] Sáng sớm ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bất ngờ phát động chiến dịch truy bắt học viên Pháp Luân Công trên cả nước và cấm nhân dân cả nước tập luyện.

Tôi thật sự bị sốc: “Tại sao lại có chuyện này. Chính quyền chắc bị nhầm mất rồi. Sư phụ dạy người ta hướng thiện, làm nên vô số kỳ tích cho sức khỏe người tập, đối với đất nước, quả thật vạn lợi vô hại.”

Nhớ ngày trước, làm việc vất vả chăm chỉ nhiều năm đã đem đến cho tôi nhiều bằng khen, giải thưởng; nhưng đồng thời cũng mang lại cho tôi không ít bệnh tật. Tôi phải về hưu non vì sức khỏe kém; một năm sau, tôi biết mình bị ung thư vú.

Khi cuộc đời đang gần tàn lụi thì tôi may mắn đắc Pháp. Chỉ một tháng sau khi tập luyện và học Pháp, tất cả mọi bệnh tật của tôi đều biến mất.

Tôi cũng chứng kiến nhiều thay đổi cả về tinh thần lẫn thể chất của các học viên khác. Hành vi lương thiện, tâm thái ngay chính của các đệ tử Đại Pháp góp phần to lớn vào tiến bộ văn minh và ổn định xã hội.

Được thụ ơn Đại Pháp, tôi càng không thể ngồi yên. “Mình phải đến Bắc Kinh nói rõ những gì bản thân đã trải qua và chứng kiến; phải nói với chính quyền sự thật rằng ‘Pháp Luân Đại Pháp là tốt!’”

Chuyến đi thứ nhất: Thoát khỏi xe buýt

Chiều ngày 20 tháng 7 năm 1999, tôi đáp máy bay đi Bắc Kinh và nửa giờ sau đến được Trung Nam Hải, trụ sở chính của ĐCSTQ. Một người đàn ông trung niên tiến lại gần hỏi: “Chị là học viên Pháp Luân Công phải không?” Tôi đáp: “Đúng vậy.”

Anh ta chụp lấy tay tôi và bốn cảnh sát lập tức xuất hiện, giật lấy túi xách và lấy ra một cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Một trong số họ cầm và nói: “Đây là bằng chứng.” Người đàn ông tịch thu cuốn sách rồi đẩy tôi vào xe cảnh sát. Tôi đã bị bắt giữ trước khi kịp nhận ra mọi chuyện.

Họ đưa tôi đến một đồn cảnh sát cạnh Thiên An Môn. Khuôn viên sở cảnh sát đầy các học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát giao tôi và sách cho một nhân viên khác. Tôi đi theo sát người này và đến 8 giờ thì lấy lại được sách.

Đêm đó, cảnh sát đưa chúng tôi đến sân vận động Vạn Thọ Sơn và có khoảng 2 đến 3 nghìn học viên ở đó, cả người già lẫn trẻ em. Nhiệt độ Bắc Kinh khi đó khoảng 38 độ, rất nóng, và hầu như không thở được.

Có hơn 200 cảnh sát canh giữ và một số người bị bất tỉnh dù liên tục được uống nước lạnh. Tuy nhiên, không một học viên nào trong sân vận động bày tỏ than phiền rằng nóng, hay đói khát và cũng không đứa trẻ nào kêu khóc.

Ba giờ sáng, một tốp quân đội khác đến đưa chúng tôi lên xe buýt. Tôi bảo: “Chúng tôi gọi các anh là người lính của nhân dân, Trường Giang đang bị lũ lụt, sao các anh không đến đó cứu giúp dân chúng, các anh đang làm gì ở đây chứ? Chẳng lẽ các anh không biết Pháp Luân Công rất tốt sao?” Tất cả họ đều cúi đầu.

Không ai bảo sẽ đưa chúng tôi đi đâu. Các xe buýt chở học viên ra khỏi Bắc Kinh. Xe của tôi đến thành phố Thạch Gia Trang vào sáng ngày 21 tháng 7. Sau đó, nhờ một vài đồng tu giúp đỡ nên tôi trốn thoát được. Tôi nhanh chóng đi nhờ một chiếc xe tải để quay về quê.

Người ta bảo rằng buổi tối ngày 20 tháng 7, các phương tiện vận chuyển công cộng ở Bắc Kinh đều được trưng dụng để chở hơn 40 ngàn học viên ra khỏi Bắc Kinh.

Chuyến đi thứ 2: Một hành trình dài

Mẹ và các anh chị em của tôi đều tu luyện Pháp Luân Công. Trong số đó, em gái lớn nhất của tôi từng tham gia vào cuộc thỉnh nguyện cho Đại Pháp ngày 25 tháng 4. Ngay khi quay về, tôi đến nhà cô ấy.

Hơn 6 giờ tối, em gái tôi mới về nhà. Ngay khi thấy tôi, em liền bảo: “Em và một số học viên dự định đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Hiện giờ các chuyến xe đều không được phép chạy ra Bắc, xe lửa thì ngừng bán vé, vì vậy mọi người quyết định sẽ đi bộ. Chị có tham gia không?”, tôi đáp chắc nịch: “Dĩ nhiên là phải đi chứ.” Khi ấy tôi vẫn chưa ăn uống gì kể từ ngày hôm trước.

Nhóm 11 người chúng tôi rời nhà và men theo Quốc lộ 107 đi đến Bắc Kinh, cách đó 400km. Trên đường đi, chúng tôi gặp nhiều học viên khác, có người đi xe đạp, có người đi xe máy, nhưng đa phần là đi bộ giống chúng tôi.

Cũng có những gia đình mà tất cả các thế hệ trong nhà đều tham gia. Họ vội vã rời đi mà mà không kịp khóa cửa; tất cả đều nóng lòng đến Bắc Kinh để nói lên sự thật.

Nửa đêm, chúng tôi tình cờ nhìn thấy hai chiếc taxi đang chạy đối diện. Tài xe là hai đồng nghiệp cũ đã nghỉ việc của em gái tôi. Tôi đề nghị họ giúp chở chúng tôi đến Bắc Kinh và họ đã nhanh chóng đồng ý khi biết rõ mục đích của cả nhóm. Taxi quay đầu và mọi người lên xe.

Chúng tôi đi ngang qua Thạch Gia Trang, cách Bắc Kinh 187 dặm, và mọi người phải xuống đi bộ; vì đường quốc lộ bị quân đội canh giữ và chốt chặn, gặp người là bắt. Các học viên phải lội xuống đồng lúa xanh, cao ngang bụng dọc hai bên đường. Người già chống gậy đi rất khó khăn, một vài người mang dép cũng chật vật lắm mới bước tới được.

Đêm tối và chúng tôi cũng không thể nói lớn, nên đi một lúc thì cả nhóm bị tách nhau. Tôi men theo đường mòn xe lửa để khỏi bị lạc. Lưới sắt hai bên đường móc vào quần áo tôi, kéo rách từng mảng.

Tôi ra khỏi đường ray lúc 5 giờ sáng và đi bộ vào thị trấn. Khi băng ngang tiền sảnh của một khách sạn và nhìn qua cổng sắt, tôi thấy em gái và một vài người khác trong nhóm đã bị bắt. Không thể nói chuyện với họ, tôi nhanh chóng vẫy tay tạm biệt và bước tiếp. Trời sáng, tôi nghĩ: “Mình phải đi tiếp. Mình không thể quay về. Mình phải đến Bắc Kinh.”

Đi suốt hành trình dài trên đường vắng, thời tiết nóng như thể muốn rang tôi đến khét lẹt. Miệng tôi khô khốc đầy chỗ phồng rộp và không nuốt được nước miếng. Đã ba ngày nay, tôi không ăn không uống và cũng không được nghỉ ngơi.

Tôi biết Sư phụ luôn ở bên che chở cho tôi. Trong đầu chỉ có một niệm duy nhất: Phải nhanh lên! Phải đến Bắc Kinh để nói cho chính phủ hiểu Đại Pháp là tốt, phải ngừng cuộc bức hại này lại! Cầu xin Sư phụ gia trì cho đệ tử đến được Bắc Kinh trước trời tối hôm nay.

Nhờ Sư phụ bảo hộ, tôi bắt được một chiếc taxi ở con đường nhỏ gần cao tốc. Tài xế nói: “Còn cách Bắc Kinh khoảng 16km.” Tôi nghĩ mình nghe nhầm. Làm sao mà tôi đi được 400km trong chưa đầy 24 tiếng.” Tối qua, taxi chở chúng tôi mới đi được khoảng 64 km, làm thế nào mà tôi đi bộ được 320 km còn lại. Tất cả là do Sư phụ an bài.

Tôi bảo người tài xế đưa mình đến Đại lộ Trường An, và anh ấy đồng ý.

5 giờ chiều ngày 22 tháng 7 năm 1999, tôi đã đến Bắc Kinh lần thứ 2. Tôi nhìn thấy nhiều quân nhân đang ngồi ăn cơm hộp và tự hỏi họ sẽ triển khai lực lượng ở đâu. Trường An đầy các trạm gác, tôi bèn lên xe buýt để tránh bị bắt.

Xe buýt không dừng ở cổng Tây Thiên An Môn. Dù tôi lớn tiếng nhắc “Dừng lại giúp tôi!” nhưng tài xế vẫn chạy tiếp thêm ba điểm nữa. Tôi xuống xe và nhờ tài xế đưa tôi đến Quảng trường Thiên An Môn, nhưng ông bảo, Thiên An Môn đã bị phong tỏa và ông ấy không thể chở tôi đến đó được.

Tôi bảo tài xế chở tôi đến Trường An và mở hé cửa để tôi nhảy xuống. Ông ấy không đồng ý và bảo: “Tôi mà làm thế thì cả tôi và chiếc xe xem như chấm hết!” Người tài xế bật radio lên và tôi nghe thấy thông báo rộng rãi về chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.

Một giờ sau, người tài xế taxi cho tôi dừng lại ở cửa trước Nam Thiên An Môn. Tôi vội vàng bước vào thì thấy vắng tanh. Một giờ trước, ở đây rất đông đúc, làm thế nào mà mới chỉ một lúc đã không thấy bóng người?

Đêm đó, tôi thấy nhiều học viên ngồi ở Quảng trường Thiên An Môn và cảnh sát mặc thường phục liên tục đến sách nhiễu họ. Quảng trường giới nghiêm vào 12 giờ đêm. Tôi rời đi và tìm chỗ nghỉ ngơi một lúc.

Ba giờ chiều, trên đường có rất nhiều trạm gác. Những tuyến đường dẫn đến các cơ quan hành chính, kể cả Cục Bưu chính viễn thông cũng bị chốt chặn. Các phương tiện đậu gần Trung Nam Hải đã đầy các học viên bị bắt. Tôi ngồi trong xe và đi quanh vài vòng. Tài xế khuyên tôi đừng bước xuống vì cảnh sát nhìn thấy ai là bắt người đó.

Vài ngày sau, tôi rời Bắc Kinh và đến nhà chị gái. Một học viên có mặt ở đó đã kể lại những chuyện tôi không biết.

Chị ấy đạp xe đến Bắc Kinh vào chiều ngày 22 tháng 7. Đó là lần đầu tiên chị đến đây và được một người lạ tốt bụng dẫn đường cho chị ấy đến Quảng trường Thiên An Môn. Lúc đó ở quảng trường rất đông người.

Khoảng 6 giờ chiều, một người hô: “Tất cả học viên Pháp Luân Công bước lên phía trước!” Tất cả đều đồng lòng làm theo. Ngay lập tức, một đội quân lính bao vây quảng trường và một số xe lớn chạy đến. Cảnh sát bắt đầu ném các học viên lên xe. Nếu ai chống cự, cảnh sát sẽ dùng chân, dùi cui hay báng súng để đánh họ.

Cho dù bị đối xử như thế nào, các học viên đều không đánh lại. Một phụ nữ mang thai đi chậm, cũng bị đá hai lần. Mặc dù thấy máu cô ấy chảy xuống chân, nhưng cảnh sát làm ngơ và xô người thai phụ ấy lên xe.

Hầu hết các học viên đến từ Quảng Đông, họ là những người kiên định nhất. Mọi người cùng ngâm bài thơ của Sư phụ:

Sinh vô sở cầu

Tử bất tích lưu

Đãng tận vọng niệm

Phật bất nan tu“

Diễn nghĩa:

Khi sống không có chỗ cầu

Khi chết không hối tiếc lưu luyến

Trừ sạch hết vọng niệm

Tu Phật không khó

(“Vô tồn” trích Hồng Ngâm)

Ngày 22 tháng 7 năm 1999, một thông báo rộng rãi về chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đã được truyền phát trên radio và tivi. Kể từ đó, trên tất cả các phương tiện truyền thông đều bắt đầu lăng mạ Pháp Luân Công 24 giờ một ngày, và cuộc đàn áp diễn ra trên khắp cả nước.

Tôi quay về quê thì thấy cuộc bức hại diễn ra càng tàn bạo.

Thông thường, chính quyền chỉ hỏi học viên một câu duy nhất – Có tập luyện nữa hay không. Nếu trả lời có, học viên sẽ bị khai trừ công chức, bị bắt, tra tấn, và lao động cưỡng bức; nếu trả lời không, thì có thể về nhà bình yên.

Bầu trời Bắc Kinh và trên khắp Trung Quốc trở nên u ám.

Chuyến đi thứ ba: Huy động cả lực lượng cảnh sát vũ trang đối phó với những học viên lương thiện

Ngày 27 tháng 10 năm 1999, tờ Nhân Dân nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng) đã đăng tải các bài báo lăng mạ Pháp Luân Công và gắn mác là “tà giáo” theo chỉ đạo của Giang Trạch Dân. Đêm đó, tôi cùng nhiều học viên khác đến Bắc Kinh lần thứ 3. Tôi tự hỏi: “Lẽ nào ba lần đến Bắc Kinh vẫn không được phép nói lên một lời công đạo hay sao?”

Chúng tôi đến Cục Bưu chính Viễn thông. Ngay khi chúng tôi xuất hiện, một vài cảnh sát mặc thường phục bao vây rồi ném chúng tôi lên xe rồi đưa đến trại giam Tây Thành ở Bắc Kinh.

Tôi chịu vô số khổ nhục trong nhà giam. Lính canh xúi giục một nữ “đại ca” trong phòng giam chửi bới và nhục mạ tôi liên tục bất kể tôi làm gì. Tôi ho và sốt cao, muốn hớp một chút nước nóng; nhưng cô ấy không cho vì muốn lấy nước nóng để tắm.

Xà lim khoảng 66 mét vuông giam khoảng 38 người. Người nữ tù “cầm đầu” và bạn bè cô ấy đã dành hẳn một góc lớn, phần nhỏ còn lại là để cho 32 người khác ngủ. Chúng thôi phải thay phiên nhau ngủ tám người một lần mỗi đêm.

Các học viên từ chối đọc thuộc các quy định nhà tù; thay vào đó họ học Pháp và luyện công cùng nhau. Chúng tôi nói cho những người bạn tù về vẻ đẹp của Pháp Luân Công.

Một số tội phạm hình sự bị bệnh nặng và chúng tôi chăm sóc họ tận tình. Một ngày người nữ tù “cầm đầu” tra tấn tôi theo kiểu “tàu bay”. Tất cả họ đều quỳ xuống cầu xin cô ấy dừng lại vì học viên Pháp Luân Công là những người tốt. 12 ngày sau, chúng tôi rời khỏi nhà giam; tất cả mọi người, ngoại trừ cô ấy đều bật khóc.

Cảnh sát đưa 10 người trong số chúng tôi về lại quê nhà. Ngay khi đến nơi, tôi bước xuống xe lửa thì thấy tại sân ga có rất nhiều cảnh sát vũ trang. Nghĩ thật buồn cười! ĐCSTQ có bom nguyên tử, có quân đội hùng hậu đến vài triệu người, sao lại sợ hãi những học viên Pháp Luân Công lương thiện?

Tôi và đồng tu bị giam giữ phi pháp một tháng.

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, mặt biết của tôi vẫn luôn cười nhạo cuộc bức hại, cười cho những việc làm phí công vô ích của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/14/388166.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/6/178760.html

Đăng ngày 14-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share