Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-06-2019] Có rất nhiều điều đã xảy ra trong suốt 22 năm tu luyện của tôi, một số vẫn còn như mới diễn ra trong tâm trí tôi, một số thì hầu như tôi đã quên. Sự việc tôi muốn chia sẻ hôm nay là rất là sống động, giống như mới xảy ra ngày hôm qua vậy.

Tôi sống ở Thẩm Dương, thành phố thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Trên bề mặt, Thẩm Dương trông giống như một thành phố hiện đại và nhộn nhịp, nhưng thực tế đây lại là một trong những nơi mà Pháp Luân Công bị bức hại tàn bạo nhất kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào 1999.

Những tội ác đã diễn ra ở thành phố này và được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che đậy gồm cả tội ác thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công tại các bệnh viện nhà nước. Chính tại thành phố này, cô Cao Dung đã bị tra tấn dã man, khiến toàn bộ khuôn mặt cô bị biến dạng, và cuối cùng cô bị thiệt mạng. Trường hợp của cô đã được công bố rộng rãi bên ngoài Trung Quốc.

Ngoài trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng, còn có rất nhiều trại lao động cưỡng bức khác ở Thẩm Dương. Một số được thành lập với mục đích duy nhất là bỏ tù các học viên Pháp Luân Công. Trại lao động cưỡng bức Long Sơn là một ví dụ điển hình. Tại đây giam giữ hàng nghìn học viên chỉ sau 5 năm hoạt động.

Trại lao động cưỡng bức Long Sơn bắt đầu vận hành như một trung tâm tẩy não để ép buộc các học viên từ bỏ Pháp Luân Công. Trại này bắt đầu giam giữ các học viên từ tháng 10 năm 1999. Trại chính thức khai trương vào tháng 3 năm 2001 và đã đóng cửa vào tháng 10 năm 2004.

Vào những ngày thăm tù ở Long Sơn, lính cai ngục để những bức chân dung của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, trên lối vào để người vào thăm dẫm chân lên. Những ai từ chối làm như vậy sẽ không được vào thăm. Các lính canh không chỉ bức hại các học viên Pháp Luân Công trong trại lao động, mà họ còn ép buộc gia đình các học viên làm ô uế thanh danh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Lúc tôi cùng hai học viên khác thấy sự việc này, chúng tôi đã kiên quyết rằng là đệ tử Đại Pháp, chúng tôi không thể cho phép bất kỳ ai mạo phạm chân dung của Sư phụ. Chúng tôi quyết tâm tìm cách thu lại những bức chân dung của Sư phụ.

Đầu tiên, chúng tôi cùng nhau học Pháp và phát chính niệm, sau đó lên kế hoạch hành động. Một ngày tháng 10 năm 2003, ba người chúng tôi rời khỏi nhà từ sáng sớm. Chúng tôi phải hoàn thành nhiệm vụ của mình và rời khỏi trại lao động trước khi các nhân viên nhà tù đến. Chúng tôi biết những bức chân dung của Sư phụ được lưu trữ gần cổng vào phía sau phòng gác cổng.

Nếu chúng tôi đi qua cổng và phòng gác cổng, chúng tôi sẽ bị phát hiện. Vì vậy chúng tôi đã quyết định trèo qua hàng rào sắt bao quanh trại, sau đó đi tới phòng gác cổng. Một học viên nhảy qua hàng rào và ngồi xuống tìm những bức chân dung của Sư phụ trong đống vật phẩm được lưu trữ. Tôi cùng một học viên khác ở bên ngoài phát chính niệm hỗ trợ.

Học viên bên trong đã tìm thấy vài bức chân dung của Sư phụ. Cô cẩn thận cuộn chúng lại và chuyển cho chúng tôi qua hàng rào sắt. Chúng tôi đã giấu những bức chân dung này ở trong áo khoác của mình. Sau đó cô ấy đã trèo trở ra qua hàng rào sắt. Dưới sự bảo hộ của Sư phụ, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách suôn sẻ. Trong quá trình này, chúng tôi không hề nghĩ đến những việc như có thể bị camera giám sát phát hiện v.v. Chúng tôi chỉ có một niệm: “Phải mang được chân dung của Sư phụ về”. Chúng tôi tin rằng đây là trách nhiệm của các học viên Đại Pháp.

Trong lúc người học viên tìm những bức chân dung của Sư phụ, tôi đã nhìn thấy một vài người trong trại tiến về phía phòng gác cổng. Tôi đã cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Không một ai trong số họ phát hiện ra hay cố ngăn chúng tôi lại.

Lúc chúng tôi lái xe đi, tôi thấy chiếc xe đưa đón chở đầy nhân viên nhà tù đến trại lao động.

Trước chuyến đi của chúng tôi vài ngày, tôi đã có một giấc mơ, trong mơ tôi nghe thấy có một giọng nói: “Ai sẽ đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Đại Pháp?” Tôi ngay lập tức giơ tay lên và nói: “Tôi sẽ đi”.

Chúng tôi đã cẩn thận dùng khăn tay mới lau sạch từng bức chân dung của Sư phụ. Dù những bức chân dung này đã được dán nhiều lớp, nhưng một số vẫn bị xé rách một vài chỗ và rất nhàu nát. Những điều Sư phụ làm để cứu độ chúng ta là không thể diễn tả bằng lời. Thế nhưng, những hình ảnh của Ngài lại phải chịu sự lăng mạ của ĐCSTQ.

Về sau, không còn có thêm trường hợp nào giẫm đạp lên chân dung của Sư phụ tại trại lao động Long Sơn nữa. Trại đã đóng cửa một năm sau đó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/20/388918.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/1/178685.html

Đăng ngày 24-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share