[MINH HUỆ 06-08-2019] Gần đây, Đài Á Châu Tự do (RFA) đã phát sóng ba chương trình truyền hình về Pháp Luân Công bằng tiếng Trung với tiêu đề “Pháp Luân Công trong 20 năm qua”. Đây là sản phẩm của hai phóng viên Thạch Sơn và Gia Ngạo. Những chương trình này đã nêu bật sự phát triển của Pháp Luân Công ở bên ngoài Trung Quốc cũng như quá trình các học viên không ngừng tích cực phản đối cuộc bức hại đã diễn ra từ tháng 7 năm 1999.

1558efef6ab542e29ec80e97619ca474.jpg

Các học viên Pháp Luân Công kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại [Công viên] National Mall ở Washington DC vào ngày 4 tháng 5 năm 2019

Trở nên phổ biến và bị bức hại

Trong phần mở đầu sự kiện có bài phát biểu của ông Cao Úc Đông, từng công tác tại một bộ ở Bắc Kinh. Ông thấy mình may mắn thoát khỏi Trung Quốc trước khi cuộc bức hại bắt đầu. Khi ấy, ông đã trúng tuyển vào bậc cao học ở Vương quốc Anh và đang làm thủ tục du học. Ông đã đáp chuyến bay và đặt chân đến Vương quốc Anh đúng vào ngày 20 tháng 7.

Theo báo cáo của RFA, vào năm 1999 toàn Trung Quốc lúc bấy giờ có khoảng 60 tới 70 triệu người tu luyện Pháp Luân Công. Tại các công viên ở các thành phố lớn đều có nhiều điểm luyện công tập thể, đôi khi có những điểm lên tới 1.000 học viên tham gia.

Ông Dương Kiến Lợi, đầu mối liên hệ của tổ chức Sáng kiến Lực lượng Công dân cho Trung Quốc cho biết, Pháp Luân Công trở nên phổ biến ở Trung Quốc bởi môn tu luyện này đem lại lợi ích sức khỏe to lớn. Ngoài ra, người Trung Quốc thời bấy giờ đang tìm kiếm những con đường tâm linh mới sau khi hệ tư tưởng cộng sản sụp đổ. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân, tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi đó đã bắt đầu đàn áp cộng đồng học viên Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Bà Sarah Cook thuộc tổ chức nhân quyền Ngôi nhà Tự do (Freedom House), người đã nghiên cứu về các tôn giáo tại nhiều quốc gia trong nhiều năm, cho rằng Pháp Luân Công có thể được xem là một loại tín ngưỡng. Ông David Kilgour, luật sư nổi tiếng đồng thời là cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhận xét hệ tư tưởng cộng sản mâu thuẫn với nguyên lý cốt lõi Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.

Bức hại phi pháp

Theo thông tin từ trang web Minh Huệ và từ nhiều tổ chức nhân quyền khác, có hơn 4.000 học viên Pháp Luân Công đã qua đời do cuộc bức hại tại Trung Quốc. Hàng trăm ngàn người khác đã bị bắt giữ, tạm giam hoặc bị cầm tù.

Ông Đằng Bưu là luật sư và là một học giả tham cứu quốc tế. Năm 1999, ông đang theo học tiến sỹ luật tại Trường Đại học Luật Bắc Kinh. Ông cho biết nhiều chuyên gia pháp lý đã tỏ ra ngờ vực ngay khi cuộc bức hại bắt đầu. Năm 2007, ông Đằng cùng với năm luật sư khác đã giải quyết một vụ kiện, ông nói: “Chúng tôi đã tham khảo luật nhân quyền quốc tế cũng như hiến pháp Trung Quốc, Bộ luật Hình sự và Luật tố tụng Hình sự. [Nhưng] chúng tôi không tìm thấy bất kỳ cơ sở pháp lý nào cho cuộc bức hại Pháp Luân Công.”

Vẫn phát triển cho dù bị bức hại

dccb945c9c65a3997d5b2414acbe1066.jpg

Cô Yulia Hayden đang phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công bên ngoài Bảo tàng Anh ở London vào tháng 8 năm 2019

Mặc dù [cuộc bức hại] vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc, nhiều người trên thế giới đã biết đến Pháp Luân Công và bắt đầu tu tập pháp môn này. Cô Yulia Hayden biết đến Pháp Luân Công từ hai năm trước, sau cô khi tốt nghiệp trường nghệ thuật biểu diễn ở New York. Hiện giờ, cô thường xuyên thực hành môn thiền định này.

Giống như cô Yulia Hayden, bà Victoria Ledwidge cũng tình cờ biết tới Pháp Luân Công. Bà tình nguyện tham gia vào Liên minh Quốc tế Chấm dứt Cấy ghép Nội tạng tại Trung Quốc để trợ giúp ngăn chặn tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Ngoài ra, bà Ledwidge thường tới Đại sứ quán Trung Quốc tại London để kháng nghị ôn hòa cuộc bức hại này.

b51fb492b8d8f7025f84791a840e62dc.jpg

Anh Torma tu luyện Pháp Luân Công ở khu vực phía Bắc New York

Anh Olli Torma, 38 tuổi, là một chuyên gia công nghệ thông tin sống tại khu vực phía Bắc New York. Anh đã từng đặc biệt thích [tìm hiểu] về văn hóa phương Đông, trong đó có Phật giáo và triết học Trung Quốc. Khi anh 22 tuổi, anh biết đến Pháp Luân Công thông qua một người bạn và cuộc sống của anh đã cải thiện rất nhiều từ đó.

Anh Châu, 28 tuổi, đến từ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Năm 2011, anh tới Hoa Kỳ du học. Anh để ý thấy nhóm các học viên Pháp Luân Công ở khuôn viên trường và đã bước vào tu luyện. Lúc đầu, anh còn lo ngại vì khi ở Trung Quốc, anh chỉ biết đến những lời tuyên truyền tiêu cực về Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Nhưng sau khi biết sự thật về Pháp Luân Công, anh đã bắt đầu đón nhận môn tu luyện này.

Trợ giúp truyền rộng tiếng nói

Các học viên Pháp Luân Công ở bên ngoài Trung Quốc đã tham gia nhiều sự kiện [cộng đồng], phát các tài liệu thông tin giới thiệu về Pháp Luân Công tại các điểm du lịch và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Họ cũng [nỗ lực] bày tỏ tiếng nói của mình qua các phương tiện truyền thông tin tức.

Ông Tằng Dũng, tốt nghiệp Đại học Phục Đán, đã tới Hoa Kỳ du học vào đầu những năm 1990. Sau đó, ông làm việc tại một công ty công nghệ thông tin (IT) ở Thung lũng Silicon. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, ông cùng một số người bạn làm việc trong lĩnh vực IT đã quyết định thiết lập một trạm phát thanh có tên “Đài Phát thanh Hy vọng”.

Ông Tằng chia sẻ: “16 năm đã trôi qua và chúng tôi đã thiết lập được một mạng lưới phát thanh có thể phủ sóng tới 80% lãnh thổ Trung Quốc.” Tại Hoa Kỳ, Đài Phát thanh Hy vọng cộng tác cùng 15 đài phát thanh đối tác để phát sóng tới khán giả nghe đài tại Hoa Kỳ.

Bên cạnh [các kênh truyền thống] như đài phát thanh, báo chí, truyền hình, các học viên Pháp Luân Công còn tạo ra các phần mềm giúp người dân Trung Quốc vượt qua được sự kiểm duyệt internet của chính phủ. Bà Chung Phi là một chuyên gia máy tính. Bà đã làm việc cùng các học viên Pháp Luân Công để phát triển một công cụ như vậy. Bởi vì sự ngăn chặn mạnh mẽ của ‘Tường lửa” Trung Quốc, các nhà phát triển phần mềm cần phải chú ý cao độ và thường xuyên cập nhật phần mềm. Bà nhớ lại: “Trong khoảng 3 năm qua, chúng tôi đã phải làm việc khoảng từ 18 tới 20 giờ mỗi ngày.”

Bà Sarah Cook nói rằng các học viên Pháp Luân Công không làm chính trị. Ban đầu, nhiều người nghĩ rằng ĐCSTQ đơn giản là hiểu lầm Pháp Luân Công và họ tìm cách làm rõ các vấn đề với ĐCSTQ. Sau đó, họ bắt đầu chia sẻ thông tin về Pháp Luân Công với người dân.

Ông Dương Kiến Lợi tin tưởng rằng những gian khổ mà [các học viên] Pháp Luân Công đã từng trải qua trong 20 năm qua cho thấy chế độ độc tài không thể chiến thắng trong cuộc chiến chính-tà này. Ông nói: “Toàn thế giới đã thấy được rằng, khi ĐCSTQ rắp tâm đàn áp một nhóm [đối lập], đặc biệt là nhóm tín ngưỡng, thì âm mưu đó sẽ thất bại.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/6/391111.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/9/178808.html

Đăng ngày 19-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share