[MINH HUỆ 19-07-2019] Ngày 19 tháng 7 vừa qua, cô Laura Walters, phóng viên kỳ cựu của Newsroom, trang tin tức trực tuyến có trụ sở tại New Zealand, đã viết một bài báo về lễ mít-tinh do các học viên Pháp Luân Công tổ chức tại Wellington để ghi dấu 20 năm cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào nhóm người này.

Bài báo tập trung vào bức thư ngỏ được viết bởi các học viên nhằm kêu gọi Thủ tướng New Zealand công khai phản đối Trung Quốc.

695a44f8ca33418c51cd11ec070d78b2.jpg

Học viên Pháp Luân Công Hoàng Quốc Hoa (bên phải) cùng con gái đã trình một bức thư ngỏ lên Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, yêu cầu chính phủ New Zealand lên án việc đối xử với mọi nhóm tín ngưỡng của Trung Quốc

Bài báo trên Newsrom cho hay hồi đầu tháng 7 này, New Zealand lần đầu tiên đã ký một bức thư ngỏ nhằm lên án sự đàn áp đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. “Ngoài ra, các nhóm khác, trong đó có Pháp Luân Công, cũng đang yêu cầu lên án việc bức hại của ĐCSTQ đối với tất cả các nhóm tín ngưỡng ở Trung Quốc,” bài báo của cô Walters nêu rõ.

“Tháng trước, Tòa án Độc lập London về Nạn Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng từ Tù nhân Lương tâm ở Trung Quốc, còn gọi là Tòa án Trung Quốc, trước đó đã nghe lời chứng của các chuyên gia y tế, nhà điều tra nhân quyền và những người được cho là nạn nân trong vòng 6 tháng, đã kết luận rằng Trung Quốc là một “nhà nước phạm tội”, và không còn nghi ngờ gì nữa nó đã phạm những tội ác chống lại loài người và thu hoạch nội tạng,” cô tiếp tục .

Bài báo trích dẫn một số đoạn trong bức thư ngỏ của học viên Pháp Luân Công Hoàng Quốc Hoa gửi tới Thủ tướng New Zealand. Bức thư này đã được đọc to trong lễ mít-tinh ở Wellington, trong đó có mô tả một số phương thức mà ông Hoàng và người vợ quá cố của ông đã bị ngược đãi chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

“ĐCSTQ đã tận sức bức hại chúng tôi. Từ tháng 7 năm 1999, tôi và vợ tôi đã liên tục bị bắt giữ. Chúng tôi bị đánh đập, đe dọa và còn bị tra tấn trong các trại lao động và nhà tù.”

Người vợ 30 tuổi La Chức Tương của ông Hoàng đã qua đời trong khi bị giam giữ ở Trung Quốc vào năm 2002. Tại thời điểm cô qua đời, cô đang mang thai 3 tháng đứa con thứ hai của họ.

Cô Walters đã viết: “Trong thư gửi bà Jacinda Ardern, ông Hoàng đã kêu gọi bà Ardern, với tư cách là một người mẹ mà đồng cảm với câu chuyện của con gái Khải Hinh của ông, đứa bé đã lớn lên mà không biết mặt mẹ mình.”

“Thông qua phiên dịch viên, ông Hoàng bày tỏ với Newsroom rằng ông hy vọng Chính phủ New Zealand có hành động cụ thể đối với cuộc bức hại của Trung Quốc nhắm vào các nhóm tín ngưỡng, trong đó có việc từ chối và thắt chặt việc cấp visa New Zealand cho các cán bộ và quan chức dính líu đến bất kỳ hành vi đe dọa, bức hại hay giam giữ nào đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc hoặc tại New Zealand,” cô Walters viết.

“Tôi tin rằng bà và các cộng sự trong quốc hội luôn giữ vững các nguyên tắc quốc tế về bảo vệ nhân quyền. Tôi cũng tin chắc rằng bà sẽ cho công chúng New Zealand thấy New Zealand có thể chứng thực được những nguyên tắc này dù cho ĐCSTQ không ngừng dùng sức mạnh kinh tế của họ hòng xóa bỏ những giá trị này,” cô Walters viết, trích dẫn bức thư của ông Hoàng.

Ông Hoàng và con gái Khải Hinh đã gửi bức thư ngỏ này tới Chính phủ New Zealand vào hôm thứ Tư, ngày 17 tháng 7 năm 2019.

Cô Walters kết lại bài báo: “Các học viên Pháp Luân Công cũng sẽ đánh dấu 20 năm của cuộc bức hại bằng một cuộc kháng nghị ở Auckland, New Zealand vào thứ Bảy. Họ được hỗ trợ bởi các nhóm liên tín ngưỡng khác, trong đó có một số người trong cộng đồng Cơ Đốc giáo ở New Zealand.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/19/390233.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/7/178777.html

Đăng ngày 10-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share