Bài viết của Chung Diên

[MINH HUỆ 20-07-2019] Vào tháng 7 năm 1999, khi có nhiều người bắt đầu cải thiện cả tâm lẫn thân nhờ tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện- Nhẫn, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân, đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc.

Điều này đã gây ra một thảm họa chưa từng có trên khắp Trung Quốc. Theo lệnh của Giang, một cuộc diệt chủng có hệ thống đã nổ ra nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể [các học viên Pháp Luân Công]”, và hơn 100 thủ đoạn tra tấn đã được áp dụng đối với các học viên bị giam giữ, hòng ép họ từ bỏ đức tin, trong đó có tẩy não, ngược đãi tinh thần, lạm dụng tình dục, cưỡng bức lao động, cưỡng bức thu hoạch nội tạng v.v. Điều đó đã gây ra vô số bi kịch cho hàng chục triệu học viên và gia đình của họ.

Trang web Minh Huệ đã xác nhận hơn 4.000 trường hợp học viên bị tra tấn đến chết. Các học viên thiệt mạng đến từ hơn 30 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương Trung Quốc. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều nhưng chưa xác định được do sự phong tỏa thông tin trong bối cảnh cuộc bức hại đang diễn ra.

Bạo lực và tẩy não không khuất phục được các học viên Pháp Luân Công. Bằng lý trí và trí huệ, những nỗ lực phản bức hại ôn hòa của họ đã khiến toàn thế giới biết đến sự tàn bạo ở Trung Quốc, đồng thời mang lại những thay đổi to lớn cho thế giới.

Ủng hộ của Tổng thống Hoa Kỳ

Chiều ngày 17 tháng 7 năm 2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gặp 27 người sống sót sau các cuộc bức hại tín ngưỡng ở 17 quốc gia, trong đó có bà Trương Ngọc Hoa, một học viên Pháp Luân Công đến từ thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Đây là lần đầu tiên một học viên Pháp Luân Công gặp gỡ Tổng thống Mỹ tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng.

4e02d01d05630a5dfd5e24cb1c068063.jpg

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, gặp những người sống sót sau các cuộc bức hại tín ngưỡng ở 27 quốc gia, trong đó có học viên Pháp Luân Công, bà Trương Ngọc Hoa

Bà Trương nguyên là Trưởng Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Nam Kinh. Bà đã tóm tắt về sự bức hại mà bà và chồng bà đã phải chịu đựng. Ngoài ra, bà cho biết nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn. Bà hy vọng Tổng thống Trump có thể chấm dứt bi kịch này.

Chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công mà chồng bà Trương, ông Mã Chấn Vũ, đã bị bắt giữ nhiều lần. Ông đang bị giam tại Nhà tù Tô châu, tỉnh Giang Tô. Ông từng bị tra tấn bốn ngày đêm dưới hình thức bị còng tay và treo lên cao để đánh đập. Ông Trương từng ba lần bị đưa tới trại lao động cưỡng bức và một lần bị đưa đến nhà tù, thụ án tổng cộng 7,5 năm. Ông Trương đã chịu nhiều thủ đoạn tra tấn, bao gồm chạy dưới ánh mặt trời thiêu đốt và đứng bất động trong thời gian dài, cũng như bị cấm ngủ.

 Ở Hoa Kỳ, chúng tôi luôn hiểu rằng quyền của chúng tôi là do Chúa ban cho, chứ không phải do chính phủ”, Tổng thống Trump phát biểu trong cuộc gặp. “Mỗi người trong các vị đã phải chịu thống khổ tột cùng chỉ vì đức tin của mình. Các vị giờ đây đã trở thành nhân chứng cho tầm quan trọng của việc thúc đẩy tự do tôn giáo, tín ngưỡng trên toàn thế giới.”

Sự tàn bạo bị vạch trần trong cộng đồng quốc tế

Bà Trương là một trong những người sống sót đã tham gia Hội nghị Cấp Bộ trưởng về Thúc đẩy Tự do Tôn giáo do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 7 năm 2019. Một số học viên đã tham dự hội nghị này. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã chào mừng các học viên Pháp Luân Công và những người tham dự khác tại lễ khai mạc.

85e0facf422610d91b40146e6e3a38e4.jpg

Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng về Thúc đẩy Tự do Tôn giáo, ngày 16 tháng 7 năm 2019

Cựu Dân biểu Frank Wolf cho biết tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi. Tại hội nghị ngày 16 tháng 7, ông phát biểu: “Tôi cho rằng, tình hình hiện nay còn tệ hơn bất kỳ thời điểm nào mà tôi từng xử lý những vấn đề như thế này.”

Khi Bộ Ngoại giao công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu vào ngày 21 tháng 6, ông Pompeo cũng lo ngại về “những vụ ngược đãi tôn giáo kinh hoàng” của Trung Quốc. Ông phát biểu: “Ở Trung Quốc, việc bức hại tàn khốc đối với nhiều đức tin – như các học viên Pháp Luân Công, tín đồ Cơ Đốc giáo và phật tử Phật giáo Tây Tạng – lại được cho là bình thường.” Ông phát biểu thêm rằng chính quyền Trump sẽ đưa việc thúc đẩy tự do tôn giáo thành “chương trình nghị sự hàng đầu trong chính sách ngoại giao” và tiếp tục làm quốc gia tiên phong bảo vệ quyền lợi tôn giáo quốc tế.

Ngày 18 tháng 4 năm 2019, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi biện pháp trừng phạt đối với các thủ phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Nghị quyết có nêu: “tự do tôn giáo và lương tri đã chạm đến một đáy mới” ở Trung Quốc kể từ những năm 1970. Nghị quyết kêu gọi lập tức thả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và các tù nhân lương tâm cũng như người của các dân tộc thiểu số khác.

Truy tố trách nhiệm đối với những thủ phạm chính

Từ tháng 5 năm 2015, hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công và người nhà họ đã đệ đơn kiện hình sự cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Những đơn kiện này đã được đệ trình lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, tố cáo tội ác chống lại nhân loại, tội ác tra tấn và diệt chủng của Giang trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Chỉ riêng Châu Á đã có hơn 1,38 triệu người ký đơn thỉnh nguyện ủng hộ phong trào này.

0d3127931d229bda0a4a64eb341e9c8f.jpg

Phiên điều trần thứ hai của Tòa án Nhân dân Độc lập / Tòa án Trung Quốc tổ chức tại London từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 4 năm 2019

Một tòa án nhân dân độc lập tại London, được thành lập để điều tra về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, đã công bố những phát hiện của nó vào ngày 17 tháng 6 năm 2019. Bồi thẩm đoàn kết luận rằng ĐCSTQ đã tiến hành thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc nhiều năm qua, và hành động tàn bạo này vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay.

Đầu năm nay, một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tiết lộ với các nhóm tín ngưỡng rằng cơ quan này đang thắt chặt việc xét duyệt visa và có thể từ chối [cấp] visa cho những người vi phạm nhân quyền và những người bức hại tín ngưỡng, bao gồm cả visa di cư và không di cư như visa du lịch và công tác. Người có visa, kể cả những người đã được cấp tư cách thường trú (thẻ xanh), cũng có thể bị từ chối nhập cảnh. Hưởng ứng quyết định này, các học viên Pháp Luân Công gần đây đã gửi một danh sách một số thủ phạm chính đã bức hại các học viên.

Ngày 14 tháng 3 năm 2019, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết kêu gọi Liên minh Châu Âu có các biện pháp trừng phạt đối với những người vi phạm nhân quyền trong và ngoài khu vực. Đạo luật Magnitsky của Hoa Kỳ cũng đã truyền động lực cho Canada và một số quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu ban hành các khung pháp lý tương tự. Nghị quyết này kêu gọi Liên minh Châu Âu xây dựng các biện pháp chế tài “để áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm cấp visa đối với các cá nhân dính líu đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.

Truyền thông tin tức và nhận thức cộng đồng

Vào ngày 20 tháng 5 năm 2019, ông Bill Melugin của FOX 11 đã đưa tin về việc bức hại Vương Khả Phi, một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh, đã qua đời ở tuổi 35 vào ngày 20 tháng 12 năm 2001. Video điều tra dài 9 phút này đã được phát sóng ở nhiều thành phố trên khắp Hoa Kỳ, giúp công chúng hiểu được sự tàn bạo mà các học viên đã phải trải qua ở Trung Quốc.

Khi ngày càng có nhiều người nhận ra bản chất xấu xa của ĐCSTQ trong việc ngược đãi người dân vô tội, hơn 337 triệu người Trung Quốc cũng đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.

Hiện tượng bài trừ ảnh hưởng và xâm nhập của ĐCSTQ cũng xuất hiện những nơi khác. Ngày 9 tháng 6, tại Hồng Kông, hơn 2 triệu người đã xuống đường phản đối Dự luật Dẫn độ. Khoảng 10.000 cư dân Đài Loan đã biểu tình vào ngày 23 tháng 6 để phản đối sự xâm nhập của truyền thông của ĐCSTQ.

Nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn sẽ giúp chúng ta hiểu được đâu là đúng, đâu là sai và đưa chúng ta tới một tương lai tươi sáng hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/20/390236.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/25/178571.html

Đăng ngày 28-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share