Bài viết của Chung Thanh

[MINH HUỆ 08-06-2019] Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc kéo dài hơn 20 năm, cảnh sát thường tra tấn các học viên để ép họ từ bỏ đức tin vào Chân – Thiện – Nhẫn. Sau khi những học viên này chết, cảnh sát thường gọi các thi thể này là “vô danh” để trốn tránh trách nhiệm.

Bị đưa đi hỏa táng trong khi vẫn còn sống

6fd36226f25367d4326a7ef34d9232b9.jpg

Ông Nguyên Thắng Quân, Cục trưởng Cục Vật tư Thành phố Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam

Ông Nguyên Thắng Quân, cựu Cục trưởng Cục Vật tư Thành phố Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam, đã viết một lá thư gửi cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bấy giờ là Giang Trạch Dân, vào tháng 11 năm 2000 để vạch trần tuyên truyền phỉ báng của Đảng đối với Pháp Luân Công. Vì việc này mà ông bị kết án ba năm tù. Sau đó, ông bị kết án thêm sáu năm vào ngày 7 tháng 10 năm 2005. Sau mấy ngày tuyệt thực, ông Nguyên đã trốn khỏi bệnh viện vào ngày 25 tháng 10 năm 2005 và ở cùng với gia đình tại thôn Nam Đào.

Cảnh sát bao vây nơi ông Nguyên ở và bắt giữ ông. Trong khi ông vẫn còn sống, cảnh sát lại bắt các cán bộ thôn phải ký một giấy chứng tử cho ông Nguyên rồi đưa ông đến một lò hỏa thiêu. Trên đường đi, cảnh sát tiếp tục tra tấn ông đến chết.

4dfeff8278112aac0f55f6d819615eed.jpg

Những vết thâm tím mà người thân của ông Nguyên nhìn thấy trên thi thể của ông

Theo lệnh của thành phố Tế Nguyên, thi thể ông Nguyên phải được hỏa thiêu trong vòng 24 giờ. Một người đã nhìn thấy thi thể của ông trong tủ đông tại lò hỏa thiêu nói mắt và miệng của ông Nguyên mở to, khắp mình và mặt ông đầy vết bầm tím. Chỗ lưng và một bên chân của ông cũng bị thâm tím.

Gia đình của một giảng viên tiếng Anh nhận tro cốt một năm sau cái chết của anh

Anh Thẩm Lập Chi là một giảng viên tiếng Anh ở thành phố Sơn Dương, tỉnh Liêu Ninh. Anh và vợ anh, cô La Phương, bị bắt tại ga xe buýt vào ngày 1 tháng 2 năm 2002. Cảnh sát giam họ tại Trại tạm giam Thành Đô và tra tấn anh Thẩm, khiến anh tử vong vào ngày 3 tháng 3 năm 2002.

Sau khi được trả tự do vào ngày 28 tháng 5 năm 2002, cô La đi tìm chồng mình, nhưng cảnh sát từ chối cung cấp bất cứ thông tin nào. Cô La lại bị bắt vào ngày 5 tháng 12 năm 2002. Cô bị tra tấn, và bị kết án 12 năm tù.

Bố của anh Thẩm tiếp tục đi tìm con. Trước những nỗ lực kiên định của ông, vào ngày 3 tháng 3 năm 2003, cảnh sát mới nói cho ông biết rằng anh Thẩm đã chết một năm trước đó rồi. Gia đình chỉ nhận được tro cốt của một người “Vô danh”. Vì thế, gia đình không thể yêu cầu khám nghiệm tử thi để tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn dến cái chết của anh.

Anh Thẩm đã chết trong Bệnh viện Quận Bình Nhưỡng, một nơi mà nhiều học viên khác từng bị tra tấn ở đây, và người ta nghi ngờ nội tạng của anh đã bị thu hoạch. Một học viên khác, cô Đoàn Thế Quỳnh, 34 tuổi, cũng bị tra tấn đến chết.

Theo lời học viên Châu Vận Tú kể, các mẫu máu được thu thập thường xuyên từ các học viên bị giam giữ trong nhà tù đó.

Giết người được coi là tự sát

Anh Hùng Chính Minh, giảng viên môn máy tính tại Trường Kỹ thuật Vạn Nguyên ở tỉnh Tứ Xuyên. Sau chín tháng bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công, một số cảnh sát Vạn Nguyên lại tống anh lên một chiếc xe cảnh sát vào ngày 4 tháng 12 năm 2007, người ta cho rằng họ đưa anh đến Trại Lao động Cưỡng bức Miên Dương.

Tối hôm sau, Diệp Húc Đông đến từ đội cảnh sát Vạn Nguyên đã gọi cho gia đình anh Hùng và báo rằng anh đã tự tử. Diệp bảo người thân gia đình anh hãy đến nhà tang lễ.

Gia đình anh Hùng đến đó lúc 5 giờ sáng ngày 6 tháng 12. Mặt anh trông không bị thương, những có một lỗ ở sau đầu anh. Khi gia đình hỏi anh Hùng đã tự tử như thế nào trong khi bị còng tay và có cảnh sát áp giải hai bên trên xe, một cảnh sát nói cái chết này là do tai nạn giao thông. Tuy nhiên, xe cảnh sát và tất cả cảnh sát trên xe đều vô sự, và không có hồ sơ nào ghi lại một vụ tai nạn như vậy.

deb94616787dc9c5f717990ab0008959.jpg

Nguyên nhân cái chết của anh Hùng Chính Minh vẫn là một ẩn số đối với gia đình anh

Cảnh sát nói anh Hùng đã được cấp cứu tại một phòng khám ở thành phố Đức Dương. Hồ sơ bệnh án của anh đề tên bệnh nhân là “vô danh”. Gia đình anh Hùng nghi ngờ anh đã bị sát hại trước đó dù cho cái chết của anh được ghi là tự tử.

Tìm thấy thi thể một người 37 tuổi trên sông

Cô Túc Bảo Lan là một học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Thạch Đồi của thành phố An Huy, tỉnh Sơn Đông. Cảnh sát Phòng 610 An Huy và cảnh sát Thạch Đồi đưa cô đến trung tâm tẩy não do Phòng 610 An Huy điều hành vào tháng 10 năm 2001.

7777c69a15f1ccf5d3685ba854b58ecc.jpg

Cô Túc Bảo Lan đã chết ở tuổi 37 trong khi bị cảnh sát giam giữ

Hơn 10 ngày sau đó, thi thể cô được tìm thấy trên một dòng sông gần làng Tam Hợp và được dân làng chôn cất như một người vô danh. Gia đình cô sau đó biết được vụ việc và không thể tìm ra nguyên nhân cái chết của cô.

Lúc đó, cha và hai chị em gái của cô Túc đang bị cầm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, trong khi mẹ cô buộc phải đi trốn nay đây mai đó.

Các bài viết liên quan bằng tiếng Hán:

https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/8/285308.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2004/11/26/90067.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/28/387920.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/8/177979.html

Đăng ngày 11-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share