Bài viết của Chung Thanh

[MINH HUỆ 10-06-2019] Ngày 31 tháng 5 năm 2019, trang web Minh Huệ đã ra Thông cáo đối với các đối tượng vi phạm nhân quyền, đặc biệt là những người đã bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Thông cáo mở đầu như sau: “Một viên chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa qua đã thông báo với các nhóm tôn giáo rằng chính phủ Hoa Kỳ đang thắt chặt việc xét duyệt visa và có thể từ chối visa cho những người vi phạm nhân quyền và những người bức hại tín ngưỡng tôn giáo.” Loại visa được đề cập đến bao gồm cả visa di dân và visa không di dân như visa du lịch và visa công tác.

Ngay cả những người đã được cấp visa (kể cả visa thường trú, hay “thẻ xanh”) cũng có thể bị từ chối nhập cảnh. Thông cáo cho biết: “Quan chức này còn nói cụ thể với các học viên Pháp Luân Công rằng họ có thể gửi một danh sách những thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.”

Cảnh báo của chính phủ Hoa Kỳ nhắm vào những đối tượng vi phạm nhân quyền tìm cách nhập cảnh vào quốc gia này cho thấy phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với những tội ác chống lại nhân loại của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân – cụ thể là cuộc bức hại Pháp Luân Công – đã chuyển từ kháng nghị ôn hòa sang hành động cụ thể.

Vụ kiện đầu tiên đối với những kẻ hành ác

Từ tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Giang Trạch Dân đã huy động toàn bộ bộ máy nhà nước ở Trung Quốc để bức hại Pháp Luân Công và trên 100 triệu người theo tập pháp môn này. Do chính sách nhổ tận gốc của Giang là “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” mà vô số học viên đã bị đưa vào các trại lao động, các nhà tù và phải chịu những tổn thất không thể khắc phục.

Trong suốt 20 năm qua, các học viên Pháp Luân Công, những người hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, đã giảng chân tướng một cách lý trí và ôn hòa cho người dân ở Trung Quốc và trên khắp thế giới về Pháp Luân Công cũng như cuộc bức hại mà pháp môn này phải trải qua. Họ cũng đã hành động để tìm kiếm sự bảo vệ về pháp lý cho quyền tự do tín ngưỡng và quyền phơi bày tính phi pháp của cuộc bức hại mà không bị trả thù.

Vụ kiện đầu tiên của các học viên Pháp Luân Công đối với quan chức của ĐCSTQ là tại New York vào ngày 17 tháng 7 năm 2001. Học viên Bành Lượng ở Trung Quốc Đại lục đã ủy quyền cho các học viên tại Hoa Kỳ khởi tố Triệu Chí Phi, Giám đốc Sở Công An Tỉnh Hồ Bắc. Em trai của ông Bành là Bành Mẫn, cùng mẹ là bà Lý Oánh Tú đều đã qua đời vào tháng 4 năm 2001 do bị cảnh sát đánh đập.

Triệu đã bị tòa án triệu tập và buộc tội tại New York trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2001. Ông ta đã đáp chuyến bay trở lại Trung Quốc ngay ngày hôm sau. Tòa án Liên bang Hoa Kỳ đã kết tội ông ta về việc gây chết oan, tra tấn, và các tội ác chống lại nhân loại vào ngày 21 tháng 12 năm 2001, cho dù ông ta vắng mặt.

Đây cũng là trường hợp đầu tiên một quan chức của ĐCSTQ bị kết tội ở nước ngoài vì tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Lệnh bắt giữ Giang

Các học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ đã khởi kiện Giang Trạch Dân từ năm 2002, làm dấy lên làn sóng đưa Giang ra tòa án trên khắp thế giới.

Vì sao các vụ kiện Giang lại được chấp nhận trên thế giới? Bởi vì cuộc bức hại đã mở rộng phạm vi ra toàn thế giới. Ngoài ra, theo luật hình sự quốc tế, bè phái của Giang đã phạm ba tội ác nghiêm trọng nhất, bao gồm tội diệt chủng, tra tấn và tội ác chống lại nhân loại. Đây cũng là căn cứ của hầu hết các vụ kiện của các học viên Pháp Luân Công. Cộng đồng quốc tế đã công nhận những tội ác này thuộc diện những tội ác vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. Nhiều quốc gia văn minh và những nước đã ký Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế đã xây dựng luật chống lại những tội ác này. Do vậy, các học viên Pháp Luân Công đã kiện Giang Trạch Dân cùng đồng phạm ở nhiều quốc gia.

Giang, người nắm quyền lực tối cao ở Trung Quốc vào năm 2002, đã tìm cách ngăn chặn vụ kiện Hoa Kỳ “bằng bất cứ giá nào”. Song, một loạt vụ kiện tương tự chống lại ông ta đã hoặc sẽ còn diễn ra trên toàn thế giới.

Ngày 30 tháng 9 năm 2003, Liên minh Toàn cầu Đưa Giang ra Công lý đã được thành lập tại Washington, DC.

Ngày 21 tháng 11 năm 2003, 40 người, bao gồm các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc, các công dân Đức, cùng Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Đức, đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân và một nhóm cảnh sát đang làm việc tại các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc lên Tổng Công tố của Đức. Đây là lần đầu tiên những cảnh sát tham gia bức hại Pháp Luân Công phải đối mặt với một vụ kiện hình sự ở nước ngoài.

Ngày 27 tháng 12 năm 2009, Thẩm phán Octavio de Lamadrid của Tòa án Liên bang Argentina Số 9 đã đưa ra phán quyết mang tính lịch sử – lệnh bắt giữ quốc tế đối với Giang Trạch Dân và La Cán, những kẻ đã phạm tội chống lại nhân loại và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Trước nay chưa từng có lệnh bắt giữ nào như vậy được ban hành đối với một cựu lãnh đạo Trung Quốc.

Nhiều quan chức khác cũng bị buộc tội

Trong số các vụ kiện ở nước ngoài, các quan chức ĐCSTQ như Bạc Hy Lai, Lưu Kỳ, Hạ Đức Nhân, Quách Triệu Kiệt, và Triệu Chí Phi đã bị kết tội trong các phiên tòa “vắng mặt”.

Trong tháng 8 và tháng 9 năm 2010, Chủ tịch tỉnh Quảng Đông Hoàng Hoa Hoa, Quyền Chủ tịch tỉnh Thiểm Tây Triệu Chính Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý Tôn giáo Thiểm Tây Vương Tác An, và Phó Bí thư Đảng ủy Hồ Bắc kiêm Trưởng Phòng 610 Hồ Bắc Dương Tùng đã có các chuyến thăm Đài Loan. Sau khi họ đến sân bay, các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan đã đệ đơn tố cáo họ lên Tòa án Tối cao Đài Loan vì tội diệt chủng và vi phạm Công ước Dân quyền.

Làn sóng kiện Giang ở Trung Quốc đã đẩy việc kháng nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại và khôi phục công lý ở Trung Quốc lên một đỉnh cao mới. Từ tháng 5 năm 2015 đến nay, đã có hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công và người nhà, những nạn nhân của cuộc bức hại, đã đệ đơn kiện Giang lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao ở Trung Quốc. Số vụ kiện thực tế còn cao hơn nhiều, song do sự phong tỏa Internet của ĐCSTQ nên việc thu thập thông tin gặp nhiều khó khăn.

Nhờ sự kiên định của các học viên Pháp Luân Công trong việc phơi bày cuộc bức hại bên ngoài Trung Quốc, mà thế giới đã biết đến cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ. Các báo cáo nhân quyền thường niên của Hoa Kỳ đã nhiều lần đề cập đến thực trạng tra tấn các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Đạo luật Magnitsky

Nhiều quốc gia đã thông qua luật hoặc nghị quyết để ngăn cấm các ca cấy ghép tạng bất hợp pháp và các vụ vi phạm nhân quyền. Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Truy cứu Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky vào năm 2016. Canada cũng đã ban hành luật tương tự là Dự luật Công lý cho Nạn nhân của các Quan chức Tham nhũng Nước ngoài. Cả hai đạo luật này đều nhắm vào những người vi phạm nhân quyền bằng cách hạn chế tự do và tài sản cá nhân của họ.

Đạo luật này đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh đã thông qua Đạo luật Magnitsky thành luật; Úc cũng đang xem xét dự luật này. Đạo luật này đảm bảo rằng những người vi phạm nhân quyền sẽ bị truy cứu trách nhiệm về hành động của mình, bao gồm cả những người đã tham gia bức hại Pháp Luân Công.

Tháng 5 năm 2019, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu thi hành Đạo luật Magnitsky. Điều đó tạo ra xu hướng thực thi đạo luật này trên phạm vi rộng hơn nhiều trên thế giới.

Lời cảnh báo cho cán bộ Phòng 610

Thông báo trên trang web Minh Huệ nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi các đệ tử Đại Pháp trên khắp thế giới hãy lập tức hành động: Thu thập và chỉnh lý thông tin về bản thân người bức hại cũng như người nhà, tài sản cá nhân của họ, để có thể xác định danh tính người bức hại.”

Theo thông tin trong “Mẫu thu thập thông tin của Minh Huệ về những người hành ác”, thì thủ phạm bao gồm những người trực tiếp tiến hành cuộc bức hại, cũng như những người hoạch định chính sách, người ra lệnh, và tiếp tay cho cuộc bức hại.

Theo luật nhập cư của Hoa Kỳ, những tội ác sẽ bị từ chối visa bao gồm:

1) Giết người phi pháp (được định nghĩa là giết người có chủ ý mà chưa được phê duyệt bằng phán quyết từ trước được tuyên bố bởi một tòa án có thẩm quyền lâu năm, có khả năng bảo đảm tư pháp về mọi phương diện)

2) Tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, hoặc ngược đãi hay trừng phạt

3) Giam giữ kéo dài người không bị cáo buộc hình sự

4) Bắt cóc hoặc giam giữ người bí mật dẫn đến mất tích

5) Trắng trợn tước đoạt quyền sống, quyền tự do, hoặc sự an toàn của con người

6) Ra lệnh, xúi giục, tiếp tay hoặc tham gia diệt chủng

Căn cứ vào các tiêu chí trên, nhiều cán bộ đang công tác ở Phòng 610, trong hệ thống hành pháp và hệ thống tư pháp, đã đủ lý do để bị từ chối visa. Điều này cũng có thể áp dụng cho người nhà của họ. Rất nhiều quan chức tham nhũng của ĐCSTQ đã cho con cái và cất giấu tài sản của mình ra nước ngoài. Biện pháp này của Hoa Kỳ sẽ là lời cảnh báo cho họ – lựa chọn ĐCSTQ hay tự do cá nhân cho bản thân cũng như gia đình họ. Họ không thể cứ phạm tội ở Trung Quốc rồi trốn ra nước ngoài mà không bị trừng phạt.

Hơn 320 triệu người đã công khai tuyên bố thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó là Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong. Sự tồn tại của ĐCSTQ chỉ còn đếm từng ngày, mọi người hãy sáng suốt làm tam thoái khỏi ĐCSTQ và chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/10/388257.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/23/178182.html

Đăng ngày 25-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share