Bài viết của Hiểu Nhân

[MINH HUỆ 17-2-2019] Văn hóa truyền thống Trung Hoa chú trọng tính lương thiện, kể cả là trong suy nghĩ của mỗi người. Một thành ngữ của Trung Quốc có câu: “Người nói thì thầm, trời nghe như sấm”, ngụ ý rằng thần linh biết rõ từng ý niệm của chúng ta. Một ý niệm – dù tốt hay xấu – đều mang lại hậu quả. La Ẩn (833 – 910), một nhà thơ cuối đời Đường, đầu Ngô Việt, đã có một bài học giáo huấn sâu sắc về việc này.

La Ẩn có tài văn thơ trác tuyệt, nhưng cậy tài khinh người, nói chuyện cay nghiệt, khiến hàng xóm thường tránh mặt. Một lần, La Ẩn tính đi mượn tiền của họ hàng, tới cả chục nhà nhưng đến đâu cũng bị từ chối. Vì thế mà La Ẩn và mẹ ông sinh ra oán hận người trong họ tộc.

Một thầy tướng từng phán La Ẩn rằng: “Cậu có trán cao, mũi thẳng, tướng miệng vuông, mắt sáng. Cậu có tướng làm vương hầu. Hãy bảo trọng giữ gìn.”

La Ẩn cùng mẫu thân nguyện rằng: “Chúng tôi hận những người họ hàng đã bỏ rơi chúng tôi. Chúng tôi sẽ báo thù khi giàu có và quyền lực. Chúng tôi sẽ không để họ có con đường sống.” Hai mẹ con họ phát nguyện như thế mấy ngày liền.

Một đêm, La Ẩn mơ thấy mình bị áp giải tới trước một vị chân nhân đi vào Tử phủ. Chân nhân nói với La Ẩn: “Ngươi có phúc làm vương hầu. Vậy mà ngươi lại có ý niệm bất lương. Vì mượn tiền không được mà ngươi không để cho người khác có con đường sống ư? Một mai làm vương một phương, người lại tàn bạo, cay nghiệt, làm tổn thương hòa khí thiên địa, gây họa hại cho sinh linh nơi hạ giới. Ngọc hoàng thượng đế nổi giận với ý niệm bất lương của ngươi, đã sai thiên phù điệp xuống, cắt giảm hết phúc phận vương hầu của ngươi rồi.”

Tỉnh giấc, La Ẩn vội ra soi gương, phát hiện dung mạo đã thành một người khác. Trán không vuông đầy, miệng méo, mũi phẳng. Anh kể với mẹ về giấc mơ. Hai mẹ con họ vô cùng hối tiếc.

Một tháng sau, La Ẩn gặp lại thầy tướng số. Thầy tướng số ngạc nhiên hỏi: “Tại sao tướng mạo của cậu lại thay đổi hoàn toàn chỉ trong một thời gian ngắn vậy chứ?” La Ẩn kể cho thầy tướng số về giấc mơ rồi hỏi: “Phúc đức của tôi đã bị cắt giảm bởi một niệm không ngay chính, tôi nên làm gì đây?”

Thầy tướng số trả lời: “Thiên thượng biết rõ từng ý niệm của chúng ta. Nếu cậu có những ý niệm bất lương thì những ý niệm xấu này sẽ chiêu mời ma quỷ. Làm sao thiên thượng lại không biết được chứ. Tướng do tâm sinh. Nếu tâm cậu không thiện thì tướng mạo của cậu cũng theo đó mà thay đổi. Đây là đạo lý. Cậu cần phải thay đổi hành vi thì may ra còn có thể được ban cho một cơ hội nữa.” Thầy tướng số thở dài rồi bỏ đi.

La Ẩn ráng sức làm việc thiện. Ông trở thành thầy giáo và hết sức giúp đỡ người khác. Tiền Lưu là một trong những người được La Ẩn giúp đỡ. Tiền Lưu làm quan to trong triều đình và đã tiến cử La Ẩn. La Ẩn đã phò tá Tiền Lưu suốt 22 năm và lên tiếng cho những người dân cần giúp đỡ. Ông đã phục hồi lại được một chút phúc báo của mình.

Câu chuyện của La Ẩn cho chúng ta thấy rằng tất cả chúng ta đều chịu sự ước chế của thiên lý. Phúc báo được quyết định bởi đức của mỗi chúng ta. Hành thiện tích đức, hành ác tổn đức, cho dù là ác niệm. Văn hóa truyền thống Trung Hoa tin rằng hãm hại người tu Phật gia, tu Đạo phải chịu hậu quả nghiêm trọng: nghiệp báo.

Chúng ta hãy xem một vài ví dụ trong thời đại ngày nay.

Một cán bộ cốt cán của Phòng 610 đã phát tài nhờ bức hại các học viên Pháp Luân Công. Hai năm sau, vợ của anh ta bắt đầu có những cơn đau đầu khủng khiếp vào bốn thời điểm cố định trong ngày. Các bác sỹ không tìm ra nguyên nhân. Anh ta đã thuê mấy người bên Phật giáo xem xem vấn đề nằm ở đâu. Người này nói người cán bộ Phòng 610 rằng có những thanh kiếm sắc nhọn đâm vào đầu vợ anh ta bốn lần mỗi ngày. Người đó còn khuyên: “Anh phải làm nhiều việc tốt hơn.”

Cán bộ này hiểu ra vì sao các học viên Pháp Luân Công thường nói với anh ta rằng người bức hại các học viên sẽ phải nhận quả báo. Anh ta đã quyết định thay đổi hành vi của mình và thôi không tham dự vào cuộc bức hại nữa. Vợ anh ta đã bình phục nhanh chóng.

Một nam học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm bị tử vong vì bị bức hại tầm tháng 11 năm 2001. Chị gái của ông không tu luyện Pháp Luân Công và hay rủa người học viên này từ khi cuộc bức hại được phát động vào năm 1999. Không lâu sau khi ông qua đời, con gái của người chị gái đã mắc một căn bệnh kỳ lạ. Không bệnh viện nào có thể cứu chữa được. Bà cuối cùng đã tới gặp thầy bói và được trả lời rằng: “Cậu của đứa bé này là một vị thần trên trời. Sao bà lúc nào cũng rủa em trai bà vậy?” Bà hiểu ra và không dám nguyền rủa ông nữa. Bệnh của con gái bà đã biến mất mà không cần phải điều trị.

Một công an tỉnh Tứ Xuyên đã phạt một học viên Pháp Luân Công hơn 10.000 Nhân dân tệ. Ngay sau đó, anh ta đã gặp tai nạn ô tô. Anh ta không bị thương nhưng tiền sửa xe bằng đúng số tiền phạt. Các học viên Pháp Luân Công đã nói với anh ta: “Tai nạn này là lời cảnh tỉnh từ thiên thượng. Anh đừng bức hại các học viên Pháp Luân Công nữa. Anh có được 10.000 tệ thì liền mất 10.000 tệ. Đây là báo ứng trong đời này. Lần tới, cái giá anh phải trả không chỉ là 10.000 tệ đâu.” Người công an này hiểu ra và xin về hưu sớm và ra khỏi ngành công an.

Pháp Luân Công dạy con người người làm người tốt và hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Từ khi Pháp Luân Công được hồng truyền ra công chúng vào tháng 5 năm 1992 đến nay, đã có hơn 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả những ai thực thi chính sách bức hại này sẽ rút ra bài học từ quá khứ và hiện tại, hãy suy ngẫm về những việc mình đang làm. Chính trị không phải là chuẩn mực cao nhất để chúng ta theo, và những quy định mà những kẻ bức hại đang mù quáng tuân theo đều không được thiên thượng thừa nhận.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/17/382864.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/20/175894.html

Đăng ngày 01-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share