Bài viết của Lâm Triển Tường

[MINH HUỆ 27-1-2019] “Pháp luật là để phục vụ tầng lớp thống trị” là tư tưởng căn bản của chủ nghĩa Mác đã tiêm nhiễm vào hệ thống giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). ĐCSTQ đã tẩy não nhiều thế hệ người Trung Quốc bằng thứ lý luận này, coi pháp luật là ý chí cá nhân của người đương quyền. Tình cảnh này biến hệ thống chính trị pháp luật của Trung Quốc, đã không có công bằng, công nghĩa, đạo đức, lại trở thành luật rừng xanh “mạnh được, yếu thua”.

Thứ tà thuyết này biểu hiện rõ trong cuộc bức Pháp Luân Công. Một học viên Pháp Luân Công, cô Lộ Thông bị Tòa án Thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô kết án bốn năm tù giam. Cha của cô đã cố gắng kháng án cho cô, “tội” duy nhất của cô là có tín ngưỡng mà ĐCSTQ không cho phép. Thẩm phán Cố Nghênh Khánh đã nói với cha cô rằng: “Ông nói luật pháp với tôi làm gì? Tôi với ông là nói chuyện chính trị.”

Một giám đốc Phòng 610, một tổ chức ngoài pháp luật được thành lập để chuyên trách việc bức hại Pháp Luân Công, nói với ông: “Chúng tôi nói chuyện chính trị, chứ không nói chuyện luật pháp. Ông cứ đi đâu kháng án thì đi.” Ông giám đốc này cũng nói thẳng với cha cô rằng chính trị cao hơn luật pháp và rằng ông có nỗ lực để giải cứu con gái cũng vô ích.

Điều đáng báo động hơn nữa là các chuyên gia tư pháp ở Trung Quốc cũng đi theo cái logic “chính trị cao hơn pháp luật”, mà thực ra đó là logic của kẻ cướp.

Logic của kẻ cướp lừa phỉnh nhiều người và biến họ thành tòng phạm

Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã vi phạm hiến pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, thứ logic “chính trị cao hơn pháp luật” đã khiến cán bộ dân sự tuân theo mệnh lệnh của ĐCSTQ chứ không dùng pháp luật để đánh giá tình hình. Họ cũng không cảm thấy tội lỗi vì điều đó.

Thứ logic này rất khó lý giải đối với những người lớn lên dưới sự giáo dục của chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là công an. Họ đã quen với những khẩu hiệu của chủ nghĩa cộng sản như “Đấu tranh giai cấp là trên hết” và “Ổn định là trên hết”. Tất cả đều dẫn tới ý nghĩ rằng việc giải thích và thi hành pháp luật đều để phục vụ mong muốn và nhu cầu của ĐCSTQ cầm quyền.

Những hình phạt bất hợp pháp đối với các học viên Pháp Luân Công tăng nhiều sau khi hệ thống trại lao động cưỡng bức bị xóa bỏ vào năm 2013. Một số thẩm phán còn tuyên bố lộ liễu trước tòa: “Chúng tôi nói chuyện chính trị, chứ không phải pháp luật.” Họ phát biểu công khai hoặc ám chỉ rằng bản án đã được định đoạt, việc xét xử chỉ đơn thuần là một khâu để đưa ra kết luận đã được định trước thôi. Tổ chức phiên xử chỉ để khoác lên tấm áo choàng hợp pháp cho cuộc bức hại mà thôi.

ĐCSTQ sử dụng luật pháp để bức hại những người vô tội

Những phán quyết bất hợp pháp thường trích dẫn Điều 300 của bộ luật hình sự của Trung Quốc là “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thi hành pháp luật”, làm cơ sở định tội. Tuy nhiên, Trung Quốc không có luật hay quy định nào quy kết Pháp Luân Công là bất hợp pháp, và cái nhãn “tà giáo” hoàn toàn là quyết định chính trị của ĐCSTQ.

Nỗ lực ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại cho công chúng, vạch trần sự vi phạm nhân quyền, và tạo cơ hội cho ĐCSTQ và xã hội sửa sai có thể ảnh hưởng tới quyền lực và uy tín của ĐCSTQ nếu nó vẫn duy trì cuộc bức hại. Những nỗ lực này không phá hoại hiến pháp hay pháp luật của Trung Quốc; mà ngược lại, đó là tấm gương điển hình của việc công dân có thể mang tới những thay đổi tích cực cho xã hội bằng những phương thức hợp pháp.

Logic của kẻ cướp hợp thức hóa việc giết chóc

Mặc dù không có luật hay quy định nào quy kết Pháp Luân Công là phạm pháp nhưng những chỉ thị bí mật của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, kẻ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, đã ra sắc lệnh chỉ đạo ĐCSTQ phải “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể” của các học viên. Những chỉ thị này còn đưa ra quy định “Đánh chết học viên, không cần tra nhân thân, trực tiếp hỏa táng” và “học viên Pháp Luân Công chết trong thời gian giam giữ được coi là tự sát”. Những chỉ thị như vậy được chấp nhận vì cái logic “Chính trị cao hơn pháp luật”. Phần lớn những người thi hành mệnh lệnh đó tin rằng họ sẽ không gặp bất kể hậu quả gì do thứ logic đó mang lại.

Nói cách khác, logic đó rất có hiệu quả trong việc hợp thức hóa và biện minh cho việc giết chóc. Số trường hợp được xác nhận là tử vong trong cuộc bức hại đã vượt quá 4.000, song con số thực tế còn lớn hơn nhiều.

Trong một trường hợp xảy ra gần đây vào ngày 11 tháng 1 năm 2019, bà Quách Chấn Hương, 82 tuổi ở thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông, bị cảnh sát bắt giữ tại một bến xe buýt khi bà đang giảng chân tướng về cuộc bức hại cho những người khác. Chỉ vài giờ sau khi bị cảnh sát giam giữ, bà Quách đã qua đời. Thi thể của bà đã được đưa đến một nhà tang lễ khi gia đình bà mới hay tin bà bị bắt giữ.

https://en.minghui.org/u/article_images/2017-7-14-minghui-tianjin-yangyuyong-01_3Oxq2c9.png

Ông Dương Ngọc Vĩnh

Ông Dương Ngọc Vĩnh cùng vợ đã bị bắt giữ tại nhà riêng ở thành phố Thiên Tân vào ngày 7 tháng 12 năm 2016. Ngày 28 tháng 6 năm 2017, ông Dương đã nói với luật sư biện hộ của mình về việc ông bị tra tấn, bị một cảnh sát đánh và bị 13 phạm nhân do cảnh sát này chỉ đạo đánh đến mức ngất đi. Ông qua đời vào ngày 11 tháng 7 năm 2017.

Thi thể ông có những vùng bầm tím, mắt chảy máu, sau tai có hai vết thương lớn, móng chân có dấu hiệu bị que tre đâm, lưng đầy thương tích, đầy những vết thương rỉ máu từ thắt lưng xuống tới háng.

Tin tức về các học viên Pháp Luân Công bị giết hại để lấy nôi tạng lần đầu bị rò rỉ vào tháng 3 năm 2006. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều thông tin hơn nữa.

Thứ logic của kẻ cướp – “chính trị cao hơn pháp luật’ đã khiến xã hội Trung Quốc dung túng, thậm chí là tích cực trợ giúp những vụ giết người phi pháp này.

Chính trị sẽ không thể mãi đứng trên luật pháp được, kể cả ở Trung Quốc. Lịch sử đã cho thấy nhiều ví dụ. Những kẻ đã thi hành mệnh lệnh giết hại người Do Thái đã bị phải chịu trách nhiệm sau Chiến tranh Thế giới Thứ II. Đã đến lúc người Trung Quốc và con người trên thế giới nhận diện thứ logic của kẻ cướp này và có lựa chọn đúng đắn theo lương tâm và đạo đức của chính mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/27/380886.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/10/175778.html

Đăng ngày 22-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share