Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-04-2019] Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn ở Nhà tù Số 1 Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh trong nhiều năm, một phần là do cựu cai ngục Vương Bân. Mặc dù ông ta đã chuyển tới Phòng Giáo dục thuộc Cục Quản lý Nhà tù Liêu Ninh, nhưng cai ngục hiện tại là Vương Hồng Đào vẫn làm theo cách của cai ngục tiền nhiệm trong việc bức hại các học viên.
Ban đầu, Vương Bân làm cai ngục ở Nhà tù Bổn Khê. Sau khi được chuyển tới Nhà tù Phủ Thuận, Bân bị một phạm nhân đánh trong một vụ đánh nhau. Vương Bân muốn trả thù nên phạm nhân này đã xin chuyển nhà tù, nhờ có nhiều mối quan hệ nên cuối cùng anh ta được chấp thuận chuyển đến Nhà tù Số 1 Thẩm Dương. Với quyết tâm trả thù bằng được, Vương Bân theo tù nhân này tới Nhà tù Thẩm Dương, còn gọi là Nhà tù Đại Bắc.
Các học viên bị tra tấn trên tầng năm của Toà nhà Bệnh viện Nhà tù
Vương Bân được chuyển tới nhà tù này vào năm 2008. Năm 2012, ông ta ra chỉ thị dọn sạch tầng năm là tầng trên cùng của bệnh viện nhà tù với mục đích dùng nơi này để tra tấn học viên Pháp Luân Công. Ông ta cũng chọn các tù nhân tàn ác nhất làm “trợ lý” ở tầng này.
Một học viên được chuyển tới tầng năm vào mùa đông đã bị lột sạch quần áo và bị dội nước lạnh. Sau đó, anh ta bị lôi vào một phòng trống mở hết cửa sổ và bị còng tay vào thành giường.
Ngày hôm sau anh ta bắt đầu bị sốt cao nhưng không hề được chữa trị, và ngày hôm sau nữa thì anh ta qua đời.
Lính canh đặt một chồng sách dày lên lưng các học viên sau khi bắt họ cúi người xuống ở góc 90 độ. Rồi lính canh dùng búa cao su đánh vào chồng sách gây ra đau đớn dữ dội cho học viên và làm tổn thương nội tạng của họ.
Nếu người học viên đó qua đời vì tra tấn, anh ta bị kéo tới bệnh viện nhà tù để cấp cứu, ngay cả khi anh ta đã chết. Nếu gia đình anh nghi ngờ về cái chết, quản lý nhà tù sẽ nói với họ rằng anh đột ngột qua đời và không thể cứu chữa được.
Khi khu tầng năm trở nên quá tải, Vương đã ra lệnh cho toàn bộ đội trưởng của các khu khác tra tấn bất cứ học viên nào dưới thẩm quyền của họ để đạt mức “chuyển hoá” 100%.
Xây dựng “Khu cường độ cao” chỉ để tra tấn học viên
Vào năm 2010, Vương đề nghị xây khu hai tầng “cường độ cao” (người ngoài gọi là Khu số 19) trong khu vực nhà tù chuyên để tiến hành tra tấn học viên Pháp Luân Công.
Khi khu này được hoàn tất vào năm 2012, Vương yêu cầu quản lý nhà tù, phòng tư pháp và Phòng 610 chuyển cho ông ta bất kỳ học viên nào từ chối “chuyển hoá” từ các nhà tù khác trong tỉnh. Nhiều học viên bị chuyển tới đây và bị tra tấn tàn bạo.
Sau hai năm từ khi được ghi nhận thành tích tra tấn tàn bạo học viên, cảnh sát Từ Bác Văn được đề bạt làm trợ lý cho trưởng khu này. Có lần ông ta bắt một học viên cao tuổi mặc nhiều quần áo nhồi bông trong ba ngày dưới thời tiết cực kỳ nóng bức. Người học viên này ra nhiều mồ hôi đến nỗi quần áo ướt sũng không thể cởi ra được.
Trong khu “cường độ cao”, các học viên bị tra tấn theo mọi cách, bao gồm việc sốc điện bằng dùi cui điện, ăn phân và uống nước tiểu, ngồi trên ghế hổ, xịt nước hạt tiêu vào mắt. Họ còn bị bắt xem các băng hình phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp đến tận sáng sớm hôm sau.
Ông Lý Thượng Thi, một học viên ở thành phố Bàn Cẩm, bị ép phải ngồi trên ghế hổ trong 17 ngày. Vào thời gian đó ông còn bị tra tấn bằng việc để lò sưởi quanh người và bị cọ sát hậu môn bằng bàn chải kim loại. Sau khi được ra khỏi ghế hổ, ông lại bị trói trên giường đá sắc nhọn trong hơn một tháng.
Ông Lý ở trong tình trạng thập tử nhất sinh khi ông bị đưa tới phòng biệt giam và một tù nhân đã đá ông tới chết.
Chỉ trong một thời gian ngắn, năm tù nhân đã bị tra tấn đến chết ở khu “cường độ cao”.
Các báo cáo liên quan:
Học viên ở Liêu Ninh bị tra tấn trong tù sau sáu năm rời khỏi nhà
Ba người bị tra tấn đến mức không nhận dạng được vì kiên định đức tin của mình
Kiến trúc sư thành phố Đại Liên bị kết án phi pháp 7 năm tù, gia đình bị tước quyền thăm thân
Đại Liên: Ông Tôn Tuấn bị ngược đãi trong Nhà tù Thẩm Dương số 1
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/2/384660.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/12/176466.html
Đăng ngày 20-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.