Bài viết của Vương Vĩnh Hàng

[MINH HUỆ 3-7-2018] Ông Vương Vĩnh Hàng, một học viên Pháp Luân Công và cũng là luật sư ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã đại diện và bào chữa cho nhiều học viên Pháp Luân Công trước các cáo buộc phi pháp của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông bị hơn 20 cảnh sát bắt giữ vào tháng 7 năm 2009 và bị kết án 7 năm tù giam. Trường hợp của ông Vương đã được đưa vào Báo cáo của Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc 2010” về Vấn đề Tra tấn, và Trừng phạt hay Đối xử Tàn nhẫn, Vô nhân đạo, Xúc phạm Nhân phẩm.

Dưới đây là bài viết tường thuật lại sự việc ông Vương bị cấm ngủ 13 ngày ở Nhà tù Số 1 Thẩm Dương, cuối cùng khiến ông phải “thú tội” trước ống kính máy quay.

Năm 2009, tôi bị kết án 7 năm tù giam vì công bố một vài bài viết lên án chính quyền ĐCSTQ vì đã xâm phạm quyền công dân của các học viên Pháp Luân Công.

Trong thời gian ở tù, tôi bị đánh đập tàn ác, biệt giam và bị bỏ đói, còn bị tước quyền mua đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, trải nghiệm tồi tệ nhất là bị cấm ngủ liền 13 ngày đêm vào năm 2012.

94f3a1522853daed8818fe2ec107d65a.jpg

Ông Vương Vĩnh Hàng, một học viên Pháp Luân Công, cũng là một luật sư ở thành phố Đại Liên

Trại giam bắt đầu tra tấn tàn bạo những học viên Pháp Luân Công bị giam giữ vào đầu năm 2012 với mục tiêu “triệt để tiêu diệt Pháp Luân Công trong trại giam”.

Nói thẳng ra, ý định của trại giam là sử dụng mọi biện pháp có thể để ép buộc những người tu luyện chúng tôi từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Để ngăn cản tôi liên hệ với các tù nhân khác, trại giam đã đưa tôi đến một căng tin và chỉ định một tù nhân tên là Trương Vĩ Huy theo dõi tôi hàng giờ đồng hồ. Trừ khi các tù nhân khác tới đây để ăn ba bữa hàng ngày, bình thường, căng tin thường khóa cửa.

Vào cuối tháng 2 năm 2012, một bạn tù cảnh báo tôi rằng: “Một trong các phòng giam đang ép các học viên Pháp Luân Công phải “chuyển hóa”. Phương thức họ sử dụng rất tàn nhẫn. Tốt hơn là anh nên cẩn thận.” Chúng ta đều biết rằng các học viên Pháp Luân Công được gọi là “đã chuyển hóa” là khi họ từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công (cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp).

Sau đó, một trưởng nhóm tù nhân báo với tôi rằng phòng giam chỗ anh ta đang trải qua chiến dịch này. “Họ muốn tiêu diệt Pháp Luân Công ở bên trong nhà tù và họ không nương tay đâu. Chỉ có hai lựa chọn: hoặc “bị chuyển hóa’, hoặc ‘chết’, anh ta cho biết. “Ở phòng giam chỗ tôi, cứ có một người ký tên vào tuyên bố chuyển hóa thì chẳng bao lâu sau, người cuối cùng cũng sẽ ký.“

Trong những tháng sau đó, tôi bắt đầu nghe thấy tin đồn rằng những học viên Pháp Luân Công ở các phòng giam khác bị cấm ngủ để buộc họ phải từ bỏ đức tin.

Tôi nhớ lại cuộc trò chuyện giữa tôi và Hàn Đông, đội trưởng nhóm tù nhân số 4, nơi tôi bị quản thúc trước khi được đưa tới căng tin. Anh ta tới căng tin nói chuyện với tôi vào một ngày tháng 3.

Tôi hỏi anh ta về chiến dịch bức hại các học viên ở trong tù, rồi nói với anh ta: “Không ai trong chúng tôi, những học viên bị giam giữ ở đây, vi phạm pháp luật. Tôi không hiểu tại sao quản lý trại giam lại theo dõi và ép chúng tôi phải từ bỏ tu luyện. Anh không nghĩ rằng người ra quyết định đó có vấn đề về tâm thần sao?”

Hàn đáp lại: “Tôi cũng nghĩ như thế.” Bình thường, anh ấy vẫn trả lời tôi thế, tuy vậy, anh ấy và đội của anh ấy cũng chẳng làm gì khác được mà đành phải tuân lệnh khi cấp trên gây áp lực buộc họ phải “chuyển hóa” các học viên.

Sau giờ nghỉ trưa ngày 8 tháng 5, tôi nghe thấy có ai đó đang gọi tên tôi. Tôi trông thấy năm lính canh bên ngoài căng tin. Một người trong họ nói: “Đội trưởng Lưu Sảng đang đợi và muốn nói chuyện với anh.” Tôi biết là đã đến lượt tôi rồi.

Trên đường đến văn phòng đội trưởng, tôi nói với các lính canh rằng: “Việc chuyển hóa” đó là bất hợp pháp, phi lý và vô nghĩa. Họ không nói gì mấy, tôi đã nhắc họ: “Các anh làm gì là việc của các anh; các anh làm thế nào là tùy lương tâm của các anh.”

Đội trưởng Lưu đang đợi tôi. Khi thấy tôi, anh ấy cũng không nói gì mấy. Anh ra hiệu cho chúng tôi sang phòng thẩm vấn. Khi dẫn tôi đi, anh ta liếc nhìn tôi và chợt khẽ thở dài một cái.

Khi vào phòng thẩm vấn, tôi thấy tấm rèm cửa dày treo trên cửa vào. Căn phòng được chiếu sáng bởi hai bóng đèn điện lớn, nhưng dường như vẫn rất tối so với bên ngoài.

Họ bảo tôi ngồi vào cái ghế sắt. Khi mắt tôi thích nghi được với ánh sáng trong phòng, tôi nhận thấy có hơn chục người ở đó. Tôi cũng thấy khoảng hai chục cái dùi cui điện có độ dài ngắn khác nhau trên bục cửa sổ.

Diêm Thiên Tường, phó giám đốc “Bộ phận Giáo dục” của nhà tù thông báo với tôi, “Theo lệnh của cơ quan cấp tỉnh và trại giam, bây giờ anh phải trải qua quá trình chuyển hóa tư tưởng. Anh có điều gì để nói không?”

“Chúng tôi [những học viên Pháp Luân Công] không phạm tội gì. Thật bất công khi chúng tôi bị tống giam. Tại sao các anh cứ phải tra tấn chúng tôi như vậy? Để làm gì chứ?” Tôi hỏi ông ta.

Anh ta không trả lời và yêu cầu tôi ngồi yên trong ghế sắt. Tôi bị trói ở mắt cá chân và hai tay bị trói vào hai bên thành ghế.

0e66bed2321dc4b1ba270b1ce1a307cc.jpg

Dụng cụ tra tấn: Ghế sắt

Tôi bị bỏ lại trong phòng với 4 tù nhân khác và hai, ba lính gác gì đó. Tôi phải xem các video phỉ báng Pháp Luân Công. Từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2006, tôi đã xem hầu hết các video đó rồi. Tôi đã tự xác minh là thông tin trong những video ấy là không đúng.

Cá biệt có một video nói về một người đàn ông tên là Vương Du Sinh đã mang tới và trưng bày tại nước Mỹ một tấm biểu ngữ nặng vài tấn và kéo dài tới vài kilomet. Nội dung biểu ngữ có ghi có hơn một triệu chữ ký của người dân Trung Quốc ủng hộ chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công.

Tôi biết quá rõ những chữ ký ấy được thu thập như thế nào, bởi vì tôi đã bị ép buộc phải ký tên. Tôi nhớ đó là một buổi trưa mùa xuân năm 2001, ngay sau khi màn kịch tự thiêu diễn ra trên Quảng trường Thiên An Môn, khi cơ quan tôi yêu cầu họp toàn thể nhân viên.

Lãnh đạo đọc to một mệnh lệnh, rồi ép 1.000 người chúng tôi xếp hàng và lần lượt lên sân khấu để ký tên vào tấm biểu ngữ lên án Pháp Luân Công. Ba máy quay phim đã ghi lại toàn bộ quá trình từ các góc quay khác nhau. Mọi người đều phải đứng dậy và không ai được từ chối. Tôi, lúc đó, cũng không đủ can đảm để phản đối cuộc bức hại và đã ký tên lên tấm biểu ngữ đó mặc dù đó không phải là mong muốn của tôi.

Một lúc sau, chính cảnh sát còn cho rằng những video ấy không thuyết phục. Họ quyết định chỉ chiếu một video không liên quan gì tới Pháp Luân Công.

Một tù nhân ngồi trước mặt tôi, chếch về bên phải, chỉ cách mặt tôi nửa mét. Nếu tôi chợp mắt quá 3 giây thì anh ta sẽ đánh thức tôi dậy bằng cách nào đó. Một tù nhân khác tên là Trịnh Kiệt cực kỳ tàn ác; hắn ta đấm mạnh vào bên phải sườn tôi. Một lần, tôi bị một tù nhân đấm vào lưng và sườn khi không có tù nhân khác ở đó. Tôi đã ngất đi vì đau.

Suốt ba ngày đầu, tôi không được cho ăn uống gì. Tôi được đưa vào nhà vệ sinh hai lần. Với tôi, thì khát nước và buồn ngủ là khổ sở nhất. Hai bóng đèn cao áp chiếu thẳng vào mặt càng làm tôi thấy khát nước hơn.

Những tù nhân theo dõi tôi sẵn sàng đấm tôi để tôi không ngủ gật được. Một hôm, tôi bị một tù nhân đánh vào lưng và xương sườn khi các tù nhân khác ra ngoài. Tôi đã ngất đi vì đau đớn khủng khiếp. Khi tỉnh lại, tôi đã báo cáo tù nhân đó với đội trưởng Lưu. Hôm sau, ông ấy đã đuổi người đó ra khỏi phòng giam tôi đang ở.

Từ ngày thứ 14 trở đi, tôi thậm chí còn không được đi vệ sinh. Tôi chỉ được đi tiểu tiện một lần một ngày ngay tại ghế sắt. Tôi chỉ được cho 250ml nước mỗi ngày. Vì tôi ăn rất ít nên tôi không cần đi đại tiện liền mười ngày tiếp theo.

Vì cửa chính và các cửa sổ đều bị che kín lại nên tôi không phân biệt được ngày đêm.Tôi chỉ đoán được giờ giấc bằng cách nghe tiếng bước chân của các tù nhân ra ngoài đi làm vào buổi sáng và trở về phòng giam lúc chiều tối. Nhưng tôi bị mất phương hướng mất mấy ngày nên thậm chí còn không đoán định được như thế nữa.

Đầu tiên, cảnh sát vào phòng và thẩm vấn tôi. Sau đó, họ đã không tới nữa vì không khí trong phòng rất khó chịu. Một hôm, họ lắp đặt một máy ghi hình cách mặt tôi chừng 30cm (1 foot). Như thế, cảnh sát có thể nhìn rõ mặt tôi từ phòng làm việc của họ. Tất nhiên, máy quay không ghi hình tù nhân ngồi bên cạnh và đánh tôi bất cứ khi nào tôi nhắm mắt lại.

Tôi đi một đôi tất len cũ. Mấy hôm sau, đôi tất bị bốc mùi và bị ném vào góc phòng. Khi tôi thấy tôi không chịu đựng nổi vì bị cấm ngủ, tôi đã hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Những lúc ấy, họ lại nhét giẻ vào miệng tôi. Nhưng tù nhân Trịnh Kiệt, người đã đánh tôi lúc trước, luôn luôn lấy chính đôi tất đã bốc mùi của tôi để nhét vào miệng tôi. Đôi tất bốc mùi thật khủng khiếp và làm dính rất nhiều xơ vải trong miệng tôi. Vì tôi không được cho uống nhiều nước nên tôi bị khô miệng đến nỗi thậm chí không nhổ ra được những xơ vải đó.

Khoảng sáu ngày rơi vào trạng thái thiếu ngủ, tôi bắt đầu có ảo giác. Đầu tiên, tôi còn có thể phân biệt được đâu là ảo giác, đâu là hiện thực, nhưng sau đó, tôi không phân biệt nổi nữa. Một hôm, đầu óc tôi trở nên trống rỗng. Tôi đã rất cố gắng để nhớ ra gì đó nhưng không thể nghĩ được gì. Tôi không thể nhớ được tôi là ai hay tôi đã từng sống trên đời này chưa. Tôi thấy kinh hãi tột độ và bị suy sụp tinh thần.

Theo những gì mà người ta sau này nói với tôi thì tôi đã đứng dậy, bẻ khóa còng tay, và bắt đầu hò hét. Họ trói chặt tôi vào ghế và nhét giẻ vào miệng tôi.

Tôi biết họ muốn tôi phát điên. Tôi không sợ chết, nhưng tôi sợ mình phát điên. Nếu tôi trở nên điên loạn, họ sẽ lợi dụng điều đó để phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp.

Sau sự việc đó, tôi đã viết một tuyên bố bảo đảm rằng tôi sẽ không còn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công nữa, nhưng tôi luôn xác định rõ ràng rằng sâu thẳm trong tâm tôi sẽ không bao giờ phản bội niềm tin của mình. Họ nói miễn là tôi ký tên vào tuyên bố đó, họ chẳng buồn quan tâm là trong tâm tôi còn giữ đức tin hay không.

Tuy vậy, họ đã đi xa thêm một bước là yêu cầu tôi phải nhận “tội“ trước ống kính máy quay. Tôi đã từ chối, bởi vì tôi không muốn họ lợi dụng video đó lừa người khác và để phỉ báng Pháp Luân Công.

Họ lại tăng cường tra tấn như thế. Tôi thậm chí không được uống đến nửa chai nước một ngày. Chân phải của tôi bị thương nghiêm trọng từ trước nên không bị cùm vào cái cùm tròn trên sàn. Nhưng giờ họ lại cùm cả hai chân của tôi. Một tù nhân tên là Chu Công Vĩ cứ đá vào chân phải bị thương của tôi khi anh ta canh không cho tôi nhắm mắt. Cuối cùng, tôi yêu cầu anh ta không hành hạ tôi như thế nữa thì anh ta cũng không động đến chân phải của tôi nữa.

Cuối cùng, đến ngày tôi không còn chịu đựng được nữa. Tôi đồng ý nhận “tội” trước ống kính máy quay.

Khi tôi được đưa ra khỏi căn phòng đó, tôi thấy đó là ngày 21 tháng 5 năm 2012.

Đêm hôm đó, tôi bị sốt cao và khó thở. Tôi được đưa tới phòng khám của nhà tù. Tôi bị chẩn đoán viêm màng phổi và có dịch gần xương sườn thứ hai. Trong hai tuần sau đó, nhịp tim của tôi cao quá 100 nhịp/phút. Trước đó, tôi chưa từng bị bệnh tim. Hơn nữa, tôi không thể ngủ yên giấc trong một tháng, lúc thì tỉnh táo, lúc thì chẳng biết gì nữa.

Mắt cá chân bị sưng lên và thâm tím sau khi thời gian dài bị trói chặt vào ghế. Sau khi tôi được đưa ra khỏi căn phòng đó, chân tôi bong ra một lớp da chết dày.

Sau đó, đến tháng 7 năm 2015, tôi thấy một số luật sư nhân quyền bị bắt giữ nhận “tội” trên TV, nên hay băn khoăn không biết họ có phải chịu đựng những đau đớn mà tôi đã trải qua hay không

Bối cảnh

Ông Vương Vĩnh Hàng là luật sư tại Văn phòng Luật Can Quân ở tỉnh Liêu Ninh. Ông đã mấy lần hỗ trợ pháp lý cho các học viên Pháp Luân Công từ năm 2007.

Ông đã đăng bảy bài báo trên trang web Đại Kỷ Nguyên, gồm một bức thư ngỏ gửi tới phòng tư pháp tối cao ở Trung Quốc. Trong bức thư ngỏ có tiêu đề “Lỗi lầm trong quá khứ cần phải nhanh chóng sửa chữa hôm nay”, ông Vương chỉ ra rằng chính quyền ĐCSTQ kiểm soát cả hệ thống lập pháp và tư pháp mà không có sự kiểm tra, đối chiếu, và sử dụng chúng để bức hại các học viên Pháp Luân Công dưới vỏ bọc của pháp luật.

Ông Vương đã phơi bày bản chất bất hợp pháp của cuộc đàn áp, và yêu cầu các cơ quan tư pháp tối cao nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, lập tức sửa lỗi, và thả tất cả các học viên bị giam giữ bất hợp pháp.

Vì những bức thư đó, và dưới áp lực khôn xiết từ các chính quyền, công ty luật nơi ông làm việc buộc ông thôi việc. Chứng nhận luật sư của ông đã bị chính quyền tịch thu và giữ lại.

Ngày 4 tháng 7 năm 2009, cảnh sát đã bắt giữ ông Vương phi pháp. Theo các nguồn tin nội bộ của cảnh sát, vụ bắt giữ này được hạ lệnh từ Chu Vĩnh Khang, lãnh đạo tối cao phụ trách pháp luật và lập pháp kiêm ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ.

Ngày 27 tháng 11 năm 2009, ông Vương bị kết án bảy năm tù. Ông bị đưa đến Nhà tù Thẩm Dương Số 1 ở tỉnh Liêu Ninh vào ngày 22 tháng 4 năm 2010.

Bài viết liên quan bằng tiếng Anh và tiếng Việt:

Cuộc đàn áp các chuyên gia ở Đại Liên

Tại sao thẩm phán Trung Quốc thù địch các luật sư bào chữa cho học viên Pháp Luân Công?

Dân biểu chúc mừng Vương Vĩnh Hàng và các luật sư nhân quyền Trung Quốc khác về giải thưởng

vệ cho Pháp Luân Công bị cầm tù và hiện đang trong tình trạng nguy hiểm

Tính mạng nguy kịch của ông Vương Vĩnh Hàng, luật sư thành phố Đại Liên, sau khi bị tra tấn (Ảnh)

FDI: Luật sư Nhân quyền, người bảo vệ Pháp Luân Công bị đánh đập trong nhà tù Trung Quốc

Luật sư Vương Vĩnh Hàng bị ngược đãi dã man tại Nhà tù Số 1 Thẩm Dương (ảnh)

Gia đình lo ngại cho quyền lợi của luật sư Vương Vĩnh Hàng ở trong tù

Luật sư Vương Vĩnh Hàng bị thương nghiêm trọng do bị đánh đập tại Nhà tù Thẩm Dương

Vụ kiện của Luật sư Đại Liên Vương Vĩnh Hàng nằm trong Báo cáo thường niên năm 2010 của LHQ

Một luật sư nhân quyền ở Trung Quốc đã bị kết án bảy năm tù vì biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công (Ảnh)

Luật sư Vương Vĩnh Hàng gẫy xương chân do bị đánh đập tàn nhẫn


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/3/370551.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/19/171167.html

Dịch ngày 30-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share