Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-02-2019] Cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong xã hội, kể cả Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QĐGPNDTQ). Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, học viên Pháp Luân Công, dù là cán bộ đương nhiệm hay đã về hưu, đều liên tục bị thúc ép từ bỏ đức tin.
Rất ít người biết đến cuộc bức hại các học viên trong quân đội do chính quyền nước này phong tỏa tin tức hết sức nghiêm mật. Nhiều người thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của phòng 610 trong quân đội.
Phòng 610 là một cơ quan ngoài luật pháp chuyên trách thực thi cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nó có cơ sở ở mọi cấp chính quyền.
Là một học viên biên chế trong quân đội, tôi muốn chia sẻ những gì tôi biết về cuộc bức hại các học viên trong quân đội.
Hình thức tổ chức bức hại Pháp Luân Công
Năm 1999, khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, ông ta đã ra lệnh cho quân đội đi đầu cuộc bức hại và làm gương cho các cơ quan dân sự.
QĐGPNDTQ gồm năm binh chủng chuyên nghiệp: Bộ binh, Hải quân, Không quân, Tên lửa, và Chi viện Chiến lược. Đơn vị Cảnh sát Vũ trang, Bộ tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần, và các tổ chức khác được biên chế vào binh chủng chi viện chiến lược. Mỗi cơ quan này lại có Phòng 610 riêng.
Mỗi quân chủng lại thành lập một Phòng 610 để bức hại các học viên trong đó. Phòng 610 hoạt động trên luật pháp và nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng cục Chính trị. Văn phòng thường trực của nó nằm trong văn phòng Tổng cục Chính trị và Bộ An ninh.
Giám đốc đầu tiên của Phòng 610 trong quân đội là Vu Vĩnh Ba, cũng là chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Giám đốc thứ hai là thượng tướng Lý Kế Nại. Do ở cấp lãnh đạo trong Tổng cục chính trị nên Phòng 610 có thể phân công bất kỳ ai trong Tổng cục Chính trị khi cần. Trong quân đội, hễ cần thiết là Phòng 610 muốn thành lập ở đâu thì thành lập.
Một cuộc họp quan trọng giữa Phòng 610 và quân đội
Không lâu sau vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn, Giang Trạch Dân đã ra lệnh tổ chức một cuộc họp quan trọng giữa quân đội và Phòng 610. Vu Vĩnh Ba đã thu xếp cuộc họp bí mật, được biết là có hơn 20 thành viên chủ chốt của Phòng 610 tham dự. Cuộc họp không được phép chụp ảnh, ghi hình. Trong buổi họp, Vu đã giải thích vai trò của quân đội trong cuộc bức hại Pháp Luân Công và các kế hoạch sau này.
Theo một số người đã từng tìm cách “chuyển hóa” tôi (cưỡng chế tôi phải từ bỏ Pháp Luân Công), trong buổi họp đó, Giang đã ra lệnh cho quân đội phải đóng vai trò đi đầu trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tất cả các học viên trong quân đội phải được “chuyển hóa”, không có ngoại lệ. Tất cả những ai được giao thực hiện nhiệm vụ “chuyển hóa” phải có lập trường vững vàng kiên quyết. Họ có thể bí mật sử dụng bất kỳ phương tiện nào cần thiết, gồm cả lợi dụng cảm xúc và sự mềm yếu của học viên.
Theo những mệnh lệnh này, có tin rằng phó chủ nhiệm Cục An ninh thuộc Bộ An ninh, đã “chuyển hóa” được 172 học viên ở Quân khu Nam Kinh.
Một đầu xỏ bức hại khét tiếng
Tôi biết Chu Phúc Hi, thượng tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân, là một nhân vật chủ chốt nữa liên tục bức hại các học viên Pháp Luân Công. Ông ta là chính ủy Chiến khu Tây Bộ vào năm 2016 và là chính ủy cuối cùng của Quân khu Thành Đô. Ông ta về hưu non vào năm 2017.
Năm 2000, Chu là tổng thư ký Cục Chính trị Quân khu Nam Kinh. Ông ta thường bức hại các học viên. Sau đó, ông ta được thăng cấp làm trưởng Phòng 610 của Tổng cục Chính trị của Quân khu Nam Kinh.
Sau vài lần thăng chức và bổ nhiệm, Chu trở thành chủ nhiệm Cục Chính trị của Quân chủng Không quân thuộc QĐGPNDTQ vào năm 2009. Đương nhiệm, ông ta đã bí mật bức hại hai học viên là thiếu tá không quân đóng tại Khu Thử Vũ khí Tân Cương. Bởi vì thông tin này bị kiểm duyệt nên tên của hai học viên này vẫn đang được điều tra. Có báo cáo rằng sau khi bị bức hại tàn bạo, họ đã bị cách chức và bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh. Từ đó đến nay, chúng tôi chưa có thông tin gì về họ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/10/382583.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/18/175872.html
Đăng ngày 02-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.