Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 02-01-2019] Theo thông tin thu thập được từ Minh Huệ Net, có 69 học viên Pháp Luân Công được xác thực đã thiệt mạng trong cuộc bức hại tín ngưỡng của họ trong năm 2018.

Do chính sách phong toả thông tin của chính quyền Cộng sản Trung Quốc nên số học viên Pháp Luân Công đã chết còn lớn hơn con số đã được xác nhận.

Có 39 nữ học viên và 30 nam học viên thuộc mọi giai tầng, kể cả giáo sư đại học, kỹ sư, giáo viên, quản lý công ty, công nhân, và nông dân.

Những học viên đã chết độ tuổi từ 40 đến 77, trong đó, 39 người (57%) đã ngoài 60.

Các trường hợp tử vong xảy ra ở 21 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó, tỉnh Liêu Ninh là nơi có nhiều trường hợp tử vong nhất, với 15 trường hợp, tiếp đến là tỉnh Hắc Long Giang với 8 trường hợp. Ngoài ra, các địa khu khác có số trường hợp tử vong từ 1 đến 5.

 

Năm 2018, tháng nào cũng có học viên qua đời vì bức hại.

18bfef18347b921e824845263a36bc3c.jpg

Biểu đồ: Số học viên được xác nhận tử vong năm 2018 theo tháng do cuộc bức hại

Hầu hết các học viên qua đời trong thời gian bị tạm giam hoặc ngay sau khi được thả khỏi các Trại tạm giam do bị tra tấn tàn bạo chỉ vì không từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công. Phần lớn đã qua đời sau thời gian dài bị liên tục tra tấn về thể xác và tinh thần chỉ vì niềm tin của họ.

Bà Triệu Xuân Diễm ở thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang, trong tình trạng nguy kịch khi bị đưa từ nhà tù trở về nhà bằng xe cấp cứu vào ngày 16 tháng 7 năm 2018. Lúc đó, cân nặng của bà chỉ bằng 2/3 so với trước đây và không thể đi lại. Bà qua đời sau đó 12 ngày, ở tuổi 65.

cf63d9f1dc11dadfd4816c750de860bf.jpg

Bà Triệu Xuân Diễm

6d273befba69273b558d936d3ae4ea85.jpg

Bà Triệu sau khi được thả khỏi nhà tù trong tình trạng hốc hác và bị gãy một răng cửa do bị bức thực bằng thuốc lạ

Ông Nhậm Đông Sinh ở Thiên Tân, qua đời vào ngày 12 tháng 9 năm 2018, sau bảy năm bị tra tấn, ngược đãi phi nhân tính đến phát điên và bị tiêm thuốc trong thời gian giam cầm. Ông qua đời ở tuổi 53.

54f136fe3e54c1454f201898cf3f487e.jpg

Ông Nhậm Đông Sinh, bị điên loạn do liên tục bị bức hại

Bà Trương Lỗ Nguyên, 76 tuổi, giáo sư đại học ở Trùng Khánh, qua đời vào tháng 5 năm 2018. Vì cự tuyệt từ bỏ niềm tin của mình mà bà phải chịu một năm lao động cưỡng bức, ba tháng tẩy não, nhà bà liên tục bị sách nhiễu và lục soát. Sự lo sợ và áp lực đã lấy đi sức khỏe của bà và cuối cùng là mạng sống của bà.

Chồng bà Trương, ông Dương Diễn Hải, cũng qua đời vì bức hại vào ngày 4 tháng 1 năm 2008 ở tuổi 62.

095e04873ee3c82aa36b2199a7e95b09.jpg

Bà Trương Lỗ Nguyên

Bà Lục Thục Vinh, ở Thiên Tân, bị con trai đánh đến chết ở tuổi 77 vào ngày 21 tháng 10 năm 2018. Con trai bà là một cựu quân nhân bị ảnh hưởng nặng nề vì tuyên truyền của chính quyền cộng sản nhằm phỉ báng Pháp Luân Công.

Danh sách các học viên Pháp Luân Công tử vong vì cuộc bức hại trong năm 2018

c3fa0c537f93382beaf4acb61d2133f4.jpg

Bà Lục Thục Vinh

Danh sách các học viên Pháp Luân Công qua đời vì bức hại vào năm 2018

Một phụ nữ Hà Bắc đột ngột tử vong trong thời gian bị giam cầm, bị mổ cướp nội tạng

Bà Mã Quế Lan, 64 tuổi, đột ngột tử vong trong thời gian bị giam giữ tại trại tạm giam Tần Hoàng Đảo vì tu luyện Pháp Luân Công. Có tin cho hay, ngày 17 tháng 9 năm 2018, bà ngã bệnh tầm 6 giờ sáng rồi chết vài giờ sau khi được đưa vào Bệnh viện Công an Tần Hoàng Đảo lúc 8 giờ sáng.

Theo thông tin nội bộ, một số viên chức chính quyền đã tới bệnh viện, mổ phanh bụng dưới của bà và lấy đi nội tạng để khám nghiệm tử thi. Không rõ họ đã mang nội tạng của bà đi đâu.

Người nhà bà Mã từ chối cung cấp thông tin về vụ việc của bà cho phóng viên Minh Huệ, khả năng là do họ sợ bị chính quyền trả thù. Không rõ họ đã biết bà đã bị lấy mất nội tạng hay chưa.

Tử vong trong thời gian bị giam cầm

Một học viên Pháp Luân Công chết trong nhà tù ở tuổi 42, thi thể được hoả táng nhiều giờ sau

1f7d5bbff0f5b386a05aebdacdc257d1.jpg

Ông Vương Văn Trung

Ông Vương Văn Trung ở huyện Nghi Thủy, tỉnh Sơn Đông bị tống giam 7,5 năm tại Nhà tù Tế Nam chỉ vì ông không từ bỏ Pháp Luân Công.

Chị ông Vương nhận được cuộc gọi từ nhà tù lúc 11 giờ sáng ngày 12 tháng 11 năm 2018 thông báo về việc em trai bà đã qua đời. Bà đã đến nhà tù để xem thi thể của ông Vương thì thi thể ông Vương bị đưa vào nhà xác của nhà tù.

Từ một người mập mạp, lúc này ông Vương chỉ còn da bọc xương. Chị ông Vương hỏi có phải ông bị bỏ đói đến chết không nhưng lính canh nhà tù lại nói ông bị xuất huyết não. Chị ông không được cung cấp biên bản khám nghiệm tử thi hoặc hồ sơ y tế nào.

Dưới áp lực của chính quyền nhà tù, chị gái ông Vương đã đồng ý để thi thể ông Vương được hỏa táng ngay lập tức.

Một học viên rơi vào tình trạng nguy kịch nhưng không được điều trị, đã qua đời sau khi bị giam cầm chỉ vì nói với mọi người về niềm tin của ông

58ddff56b1e4b47d2f6c319012fe91c1.jpg

Ông Vương Nhạc Lai

Ông Vương Nhạc Lai ở thành nhố Nhạc Dương tỉnh Hồ Nam, bị suy sụp khủng khiếp sau ba tháng bị giam tại Nhà tù Vương Lĩnh với mức án năm năm rưỡi chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Vì ông không chịu từ bỏ niềm tin, nhà tù đã không cho ông đi chữa trị y tế ngay cả khi bác sỹ đã ba lần thông báo về tình trạng nguy kịch của ông.

Ông Vương qua đời trong tù vào ngày 31 tháng 8 năm 2018, ở tuổi 56.

Một giáo viên dành nhiều giải thưởng qua đời trong khi thụ án tù 7 năm vì tu luyện Pháp Luân Công

d9f0c58afa05c172c2442cadd414c729.jpg

Tôn Mẫn

Bà Tôn Mẫn giáo viên ở thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, được trao giải thưởng giáo viên trung học tiêu biểu, thụ án bảy năm tù ở Nhà tù Nữ Liêu Ninh. Bà đột nhiên bị bất tỉnh vào sáng ngày 8 tháng 3 năm 2018. Bà qua đời lúc được đưa tới phòng cấp cứu tại bệnh viện nhà tù. Lúc đó bà 50 tuổi.

Một cư dân tỉnh Liêu Ninh qua đời sau hai năm sống thực vật trong tù chỉ vì niềm tin của mình

c6926e20d3d5bc7aa32e9bd023eb5b63.jpg

Ông Hồ Quốc Hạm

Ông Hồ Quốc Hạm, cư dân thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh qua đời vào ngày 15 tháng 5 năm 2018, sau gần hai năm sống thực vật trong tù.

Ông bị bắt vào ngày 7 tháng 7 năm 2015, năm tháng sau thì bị kết án bốn năm tù. Lính canh đã đánh đập ông dã man khiến ông bị xuất huyết não và rơi vào tình trạng hôn mê. Bác sỹ đã thực hiện phẫu thuật não nhưng ông không hồi tỉnh.

Một phụ nữ ở Chiết Giang bị tử vong trong khi đang chịu án tù lần thứ ba chỉ vì niềm tin của mình

c224629073b9b4fba6fc7788efeeb801.jpg

Bà Hồng Mễ Tố

Bà Hồng Mễ Tố, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang đã qua đời vào ngày 15 tháng 8 năm 2018, trong thời gian thụ án ba năm chín tháng tù chỉ vì không từ bỏ niềm tin của mình. Bà qua đời ở tuổi 52.

Cái chết của bà Hồng là kết cục bi thảm sau nhiều năm bị bức hại chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã bị bắt tổng cộng là tám lần và nhà cửa bị lục soát rất nhiều lần trong suốt 19 năm qua. Bà bị kết án lao động cưỡng bức 2 năm vào cuối năm 2000 và ba lần bị kết án tù vào các năm 2005, 2011 và 2016 với tổng mức án là 10 năm 3 tháng tù.

Một cư dân tỉnh Liêu Ninh bị ngược đãi đến chết trong tù

Một cư dân của thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bị chết trong khi đang thụ án tù năm năm ở Đại Liên chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 3 tháng 12 năm 2018. Ông mất ở tuổi 62.

Ông Lý bị ngược đãi và cấm ngủ trong nhiều ngày liên tiếp. Khi hình thức cấm ngủ không lay chuyển được niềm tin của ông, chính quyền nhà tù đã cử bốn người tấn công ông dồn dập bằng những tuyên truyền thù hận Pháp Luân Công vào ban ngày và bắt ông ngồi trên ghế nhỏ trong thời gian dài vào buổi tối. Việc tra tấn này kéo dài năm ngày. Đến ngày thứ sáu, một lính canh đã đánh ông Lý.

Sau khi ông Lý phản đối bằng cách tuyệt thực, lính canh dừng cách tra tấn này trong hai tuần, rồi lại bắt đầu đợt tra tấn mới, cuối cùng khiến ông mất mạng

13d18028982e9c472646bcc2d150924e.jpg

Chiếc ghế được chính quyền nhà tù dùng để tra tấn học viên Pháp Luân Công

Những trường hợp tử vong sau khi được trả tự do

Một người đàn ông Giang Tô qua đời ngay sau khi án tù lần hai kết thúcÔng Chu Tinh Hà sinh sống ở thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô, bắt đầu ho ra máu đông vào sáng ngày 23 tháng 6 năm 2018, và qua đời ở tuổi 54 vào chiều cùng ngày.

Cái chết của ông Chu xảy ra chỉ sau một ngày sau khi mãn hạn 3,5 năm tù. Dù ông được bảo lãnh điều trị y tế vào tháng 6 năm 2016 nhưng chính quyền giám sát ông chặt chẽ. Cuối cùng, áp lực tinh thần cùng thể trạng ngày càng suy sụp đã lấy đi mạng sống của ông.

Một cư dân Hắc Long Giang qua đời sau 12 ngày được bảo lãnh đi chữa trị y tế

3d1a96b81a14eca752ce7785dd374268.jpg

Ông Lữ Thụ Bân

e602b4845d4cc5bc2a8fe728b817925e.jpg

Ông Lữ ở nhà sau khi được thả khỏi nhà tù

Ông Lữ Thụ Bân ở thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang đã chết sau vài ngày được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế vào ngày 17 tháng 5 năm 2018. Người ông rộc rạc nhưng bụng lại bị chướng lên. Ông không thể ngồi, ăn hay ngủ yên giấc trong những ngày cuối. Ông qua đời 12 ngày sau khi được thả, ở tuổi 56.

Một cư dân Hà Nam qua đời sau 18 ngày được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế

Ông Lữ Ngạn Khôn ở thành phố Tể Nguyên, tỉnh Hà Nam được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối ở Nhà tù Trịnh Châu trong thời gian thụ án sáu năm tù giam chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Khi gia đình đến thăm ông, họ phát hiện ra bụng ông bị sưng phù, da chuyển màu nâu. Nhà tù phớt lờ tình trạng của ông Lữ, vẫn tiếp tục giam ông cho đến khi ông rơi vào tình trạng nguy kịch.

Ông Lữ qua đời 18 ngày sau khi được trả tự do để chữa trị y tế vào ngày 2 tháng 5 năm 2018, ở tuổi 59.

Một cư dân Cát Lâm được trả tự do trong tình trạng nguy kịch và qua đời sau đó một tháng

Ông Dương Bảo Sâm, cư dân thành phố Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm, được trả tự do trong tình trạng nguy kịch sau chín năm liên tục bị tra tấn ở Nhà tù Công Chủ Lĩnh. Khi được thả ra, ông đã bị nhiễm trùng phổi, nhiễm toan đái tháo đường và teo tiểu não. Ông không thể đi lại, nói năng khó khăn.

Ông qua đời sau đó một tháng vào ngày 7 tháng 4 năm 2018, ở tuổi 61.

Cha của một thiếu niên 16 tuổi qua đời sau hai tháng rời khỏi nhà tùÔng Trọng Sùng Bân, một cựu chiến binh ở tỉnh Giang Tô, trở nên tiều tụy vì bệnh lao phổi và không được điều trị trong thời gian bị cầm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông qua đời vào ngày 14 tháng 8 năm 2018, hai tháng sau khi được tự do ở tuổi 57.

Người ông Trọng xanh xao và cân nặng chỉ còn 34 kg khi ông được thả khỏi Nhà tù Hồng Trạch Hồ vào ngày 12 tháng 6 năm 2018.

Cùng với việc vợ và chị gái cũng đang bị giam cầm chỉ bởi họ tu luyện Pháp Luân Công, cái chết của ông Trọng là gánh nặng cho cậu con trai 16 tuổi của ông.

Một phụ nữ qua đời sau ba tháng ra tù– các cơ quan tạng bị hoại tử sau nhiều năm bị tra tấn

Bà Lưu Chân Phương, cư dân huyện Hoàng Xuyên, đã qua đời sau ba tháng mãn hạn bản án 1,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Lưu Chân Phương tiều tụy khi được trả tự do khỏi Nhà tù Nữ Hà Nam vào ngày 1 tháng 9 năm 2018. Mặc dù được điều trị tăng cường, nhưng bà đã qua đời vào ngày 7 tháng 12 năm 2018 do hầu hết nội tạng bị hoại tử. Bà thọ 60 tuổi.

Bà Lưu từng kể lại rằng sức khỏe của bà bị sa sút nghiêm trọng sau hai lần bị đánh đập, một lần 16 tiếng và lần khác là 33 tiếng liền, trong vòng 10 ngày sau khi bà bị bắt giữ vào năm 2004 vì phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Các cơ quan nội tạng của bà bị thương tổn nặng nề, bà thường xuyên bị thổ huyết.

Một phụ nữ qua đời vì suy sụp tinh thần khi phải chứng kiến cảnh tra tấn kinh hoàng

Bà Cao Tố Trinh, ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã suy sụp tinh thần sau khi phải chứng kiến cảnh các lính canh lạm dụng tình dụng một học viên khác để ép bà từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Sức khoẻ của bà nhanh chóng sa sút sau khi bà ký vào biên bản từ bỏ niềm tin của mình. Mặc dù được can thiệp y tế nhưng bà đã qua đời ngày 5 tháng 3 năm 2018 ở tuổi 64.

Cựu chiến binh ở Liêu Ninh qua đời năm năm sau khi bị tàn phế ở trong tù

4b43b386abe3f7e58e14d54b2f2b973d.jpg

Ông Lý Đức Thành

Ông Lý Đức Thành, một cựu chiến binh ở thành phố Cái Châu, tỉnh Liêu Ninh, bị xuất huyết não và hôn mê vào ngày 17 tháng 11 năm 2012, khi đang thi hành án sáu năm tù tại Nhà tù Nam Quan Lĩnh ở thành phố Đại Liên. Ông được đưa đi cấp cứu trong tình trạng hai tay vẫn bị còng. Còng tay không được tháo ra cho đến khi ông được bảo lãnh đi chữa trị y tế vào ngày 17 tháng 1 năm 2013.

Nhà tù sẵn sàng thả ông Lý trước thời hạn vì các bác sỹ nói ông chỉ còn sống được vài ngày. Gia đình ban đầu đưa ông đến một bệnh viện địa phương, nhưng họ phải đưa ông về nhà vì nhà tù từ chối chi trả viện phí, mà họ lại không đủ khả năng.

Ông Lý bị liệt nửa người bên trái, và bị mù mắt trái khi được thả ra. Tình trạng của ông ngày càng sa sút, và cuối cùng ông bị tàn tật hoàn toàn và cần được chăm sóc cả ngày đêm. Ông nằm liệt giường và phải truyền đồ ăn bằng ống xông qua mũi.

99cdbb0be5ac8ef6326d630b8bdf17d9.jpg

Ông Lý Đức Thành trong những ngày cuối cùng của mình

Ngày 22 tháng 3 năm 2018, tình trạng của ông Lý trở nên nguy kịch và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Ông qua đời sau đó vài giờ, ở tuổi 71.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/9/82525.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/14/175829.html

Đăng ngày 22-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share