Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-3-2019] Gần đây, trang web Minh Huệ đăng bài Thông tri kêu gọi gửi bài kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2019. Trong thông báo này, Ban Biên tập đã viết, rằng trong một xã hội với đạo đức ngày càng suy đồi, “chúng ta có trách nhiệm chia sẻ những điều tuyệt vời của Đại Pháp với tất cả mọi người để họ có thể minh bạch chân tướng, thoát khỏi những tuyên truyền giả dối của ĐCSTQ và được hưởng lợi từ Chân – Thiện – Nhẫn.” (Thông báo: Thông tri kêu gọi gửi bài kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2019)

Tôi có cùng quan điểm với Ban Biên tập Minh Huệ, vì trong suốt 25 năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã được nghe và đọc nhiều câu chuyện kỳ diệu. Những câu chuyện này không chỉ cuốn hút học viên, mà cả người thường. Một số độc giả đã tìm được hy vọng trong các bài báo và sau đó trở thành học viên.

Hai trong số ba câu chuyện của tôi là từ thời điểm trước khi bắt đầu cuộc đàn áp vào tháng 7 năm 1999, và một là sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại.

Một ngôi làng với bốn chiếc loa

Năm 1995, chúng tôi đi đến các vùng lân cận để nói với nhiều người hơn về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cùng một số học viên trẻ mang theo một chiếc ti vi đã đi hàng chục dặm để đến một ngôi làng ở nông thôn. Ngay khi chúng tôi vào làng, chúng tôi thấy bốn cái loa lớn chĩa về bốn hướng. Chúng được gắn trên một cây cột gỗ cao.

Một học viên nói: “Điều này quả là ấn tượng! Với những chiếc loa lớn được treo cao thế này, tôi cá là tất cả mọi người, dù ở rất xa, cũng có thể nghe thấy mọi thứ rất rõ.”

Chúng tôi tìm tới nhà của trưởng thôn và gặp vợ ông. Trưởng thôn bị cảm lạnh đang nằm trên giường. Chúng tôi kể cho ông ấy nghe những câu chuyện về Đại Pháp mà chính chúng tôi đã trải qua, chứng kiến ​​hoặc nghe thấy, kể cả một số chuyện về những người đã khỏi bệnh nan y, một số người chăm chỉ lao động và vị tha, và những người khác trở nên tốt đến mức họ đối xử với bố mẹ chồng giống như cha mẹ ruột, sau khi họ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Thích thú và vui mừng, ông ngồi dậy lắng nghe chúng tôi. Ông nở một nụ cười rất tươi khi nghe tin các học viên ở huyện Quan, tỉnh Sơn Đông, đã chủ động đóng thuế nông nghiệp mà không cần phải kêu gọi, và thóc đóng thuế có chất lượng cao đến mức được miễn không cần qua kiểm tra.

Ông ấy nói: “Nếu người dân trong làng chúng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ không còn phải đến từng nhà để thu thuế hay thu phí sửa chữa đường bộ nữa.”

Ông ấy tán thành kế hoạch bật băng hình các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp và hướng dẫn miễn phí của chúng tôi không chút do dự. Khi chúng tôi nói với ông ấy rằng chúng tôi có mang theo một chiếc tivi và hỏi liệu ông ấy có thể thông báo cho dân làng về bài giảng của chúng tôi không, ông ấy cúi xuống, nhấn một nút bên cạnh giường và nói: “Thưa các ông, các bà và các anh chị, xin mọi người chú ý! Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang ở làng ta, và chúng ta sẽ được xem một bài giảng miễn phí tại ủy ban vào tối nay. Mọi người đều có thể đến và nhớ mang theo một chiếc ghế. Pháp Luân Đại Pháp rất tốt và được nhiều người theo tập. Mọi người đừng nên bỏ lỡ!”

Chúng tôi có chút bối rối, rồi chúng tôi nghe thấy giọng nói của ông ấy, to và rõ ràng. Chúng tôi nhận ra rằng ông ấy đã lắp một micrô ngay cạnh giường của mình, vì vậy ông có thể thông báo qua loa bất cứ lúc nào.

Nhiều người đã có mặt vào buổi tối hôm đó. Vì ủy ban thôn không thể chứa được tất cả mọi người, chúng tôi đã bật video bài giảng ở khu vực sân.

Trong chín ngày tiếp theo, chúng tôi đã bật tất cả các video bài giảng, mỗi ngày một bài. Sau đó, vào hôm Chủ Nhật, ngày thứ 10, chúng tôi đã có một buổi chia sẻ trải nghiệm. Hàng chục học viên đã đến và chia sẻ câu chuyện của họ, bao gồm sự hồi phục sau những căn bệnh hiểm nghèo, chăm sóc người già trong nhiều năm mà không phàn nàn, làm việc siêng năng tại nơi làm việc mà không truy cầu danh tiếng hay tiền bạc, gia đình tan vỡ trở nên hòa thuận, và nhiều câu chuyện khác nữa.

Buổi chia sẻ tổ chức ngoài trời rất đông người tham dự. Một số người đạp xe ngang qua đã dừng lại để nghe, và một số ông bố bà mẹ vừa bế con vừa đi tới đi lui để nghe. Những chiếc loa khổng lồ giờ được treo trên cây và mọi người đều có thể nghe rõ, thậm chí từ rất xa. Dân làng đã xúc động bởi những câu chuyện của chúng tôi và một vài người trong số họ đã rơi lệ. Nhiều năm sau, khi các học viên địa phương nhớ lại quá trình họ bước vào tu luyện Đại Pháp sau khi nghe những kinh nghiệm của các đồng tu ngày hôm đó, họ đã rơi nước mắt.

Chúng tôi đã mang các video bài giảng và chia sẻ kinh nghiệm đến nhiều nơi hơn. Điểm luyện công được thiết lập ở khắp mọi nơi. Pháp Luân Đại Pháp, cùng với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, ngày càng tiếp cận đến nhiều người hơn.

Một thị trấn không xa chúng tôi chỉ có chưa đến 20 học viên vào năm 1996. Đến cuối năm 1997, đã có ít nhất 40.000 học viên nhờ có các bản sao các bài giảng của Sư phụ mà chúng tôi đã in và phân phát.

Giải quyết khổ nạn trong tu luyện

Chúng tôi đã từng có một buổi chia sẻ kinh nghiệm trong khu vực của chúng tôi. Nhiều học viên đã gửi bài chia sẻ nói về những cải biến của họ sau khi bước vào tu luyện. Trong khi đó, tôi cũng nhận thấy một số bài viết khá chung chung.

Một học viên có tên Văn Hoa đã kể về quá trình đề cao tâm tính của cô khi chăm sóc mẹ chồng, người đã bị liệt và mất trí nhớ. Trong bài chia sẻ, Văn Hoa cho biết không người con nào của mẹ chồng cô muốn sống với bà, bởi vì chăm sóc bà là công việc dơ dáy, cực nhọc và phải nghe những lời phàn nàn khó chịu của bà. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Văn Hoa không nghĩ đến việc giúp đỡ mẹ chồng. Nhưng ngay khi cô bắt đầu hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp để trở thành một người tốt hơn, cô bắt đầu chăm sóc mẹ chồng của mình.

Vì bài viết của cô ấy ngắn gọn và súc tích, tôi đã trò chuyện với Văn Hoa để biết chi tiết hơn. Cô ấy nói với tôi rằng có một nhóm học Pháp buổi tối gần nhà cô, nhưng cô luôn đến trễ. Khi các học viên khác hỏi tại sao, Văn Hoa cho biết mẹ chồng cô đã tìm mọi cách để ngăn cô đi học Pháp, còn chồng cô chỉ muốn xem tivi. Cô thậm chí còn hối hận vì mình đã đề nghị thay anh chị em của chồng chăm sóc mẹ chồng. Các học viên đã thảo luận về điều đó và nhắc nhở cô phải kiên nhẫn và từ bi. Họ cũng dành một chỗ gần lối vào cho Văn Hoa khi cô đến học Pháp muộn.

Văn Hoa chăm sóc cho mẹ chồng mỗi ngày. Cô nấu bữa tối, cho bà ăn, mặc quần áo cho bà và thay ga trải giường. Nhưng ngay khi Văn Hoa cầm tấm thảm để đi học Pháp, mẹ chồng sẽ ngăn cô lại, và nói rằng bà ấy cần đi vệ sinh.

Cô nhớ lại: “Lúc đó, tôi chỉ trực khóc, vì tôi rất háo hức được đi học Pháp. Song, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chăm sóc bà. Khi tôi thấy bà đắc ý và cười nhạo khi thành công với mánh khóe của mình, tôi lập tức trở nên tức giận. Rồi một chữ “Nhẫn” tiếng Hán khổng lồ xuất hiện trong khóe mắt tôi. Vì vậy, tôi đã cố gắng hết sức để kiểm soát bản thân, rửa ráy cho bà và nhanh chóng đi học Pháp.”

Điều này tiếp tục diễn ra, vì vậy Văn Hoa nhắc nhở bản thân phải từ bi. Nhưng khảo nghiệm tâm tính không dừng lại ở đó. Mặc dù mẹ chồng đã khen ngợi cô khi chỉ có hai mẹ con, nhưng trước mặt người khác bà vẫn phàn nàn rất nhiều. Có lần, một nhóm người ở ủy ban khu phố đến thăm. Mẹ chồng của cô đã đặt chuyện và tuyên bố rằng Văn Hoa đã ngược đãi bà, không cho bà ăn, v.v.. Khi nghe điều đó, Văn Hoa đã rất buồn và nghĩ đến việc bỏ cuộc. Nhưng trong khi học Pháp vào buổi tối, cô đã có được những thể ngộ mới và nhớ đến những người thuê nhà của một học viên.

Nghe thấy sự việc đó, người con gái của mẹ chồng của Văn Hoa đã an ủi cô: “Cả nhà đều biết chuyện gì đã xảy ra mà. Em đừng khó chịu về điều đó. Em là con dâu tốt nhất trên thế giới này.”

Vài tháng trôi qua, Văn Hoa đã bình tĩnh lại. Cô không phàn nàn và đối xử với mẹ chồng như thể bà là mẹ ruột của mình. Mẹ chồng cô cũng thay đổi và thích nói chuyện với cô.

Văn Hoa và một số học viên khác viết lại câu chuyện của họ, và buổi chia sẻ kinh nghiệm đã diễn ra rất thành công.

Nhiều người háo hức được học Chuyển Pháp Luân, trong đó có chú tôi. Mẹ tôi và tôi đã giới thiệu Đại Pháp cho chú tôi một thời gian trước, nhưng ông luôn lắc đầu, nói rằng ông quá bận với công việc của mình.

Nhưng thật ngạc nhiên, ông nói: “Sau khi nghe thấy rất nhiều người cải thiện nhân cách đạo đức nhờ Pháp Luân Đại Pháp, như Văn Hoa chẳng hạn, và những người khác, tôi vô cùng cảm động và tôi cũng muốn tu luyện.” Chú tôi và toàn thể gia đình ông đã trở thành học viên.

Tầm quan trọng của việc chia sẻ thể ngộ

Cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Trong những ngày đó, các học viên từ khắp nơi đã đến Bắc Kinh để kháng nghị đòi quyền tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Họ luyện các bài công pháp và giương các biểu ngữ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Vào thời điểm đó, tôi sống cùng chú và dì. Có lần, họ không thể tìm thấy tôi nên đã bảo em họ của tôi tìm tôi. Em họ tôi đã đến thăm một học viên là cô Dương. Cô Dương đã mời cô ấy đến dự một buổi thảo luận của các học viên, trong đó có một số người đến từ Trường Xuân, quê hương của Sư phụ.

Em họ tôi nói với tôi rằng cô ấy rất ấn tượng với buổi chia sẻ. Cô ấy kể cho tôi nghe một trong những câu chuyện đó: “Có một học viên đã đi bộ đến Bắc Kinh, vì ông không đủ tiền để đi tàu. Bất cứ khi nào đói, ông lại tìm thấy thức ăn bên lề đường. Khi trời sắp mưa, gió thổi một mảnh ni lông lớn về phía ông. Khi mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi, ông luôn tìm thấy bóng cây.”

Cô ấy tiếp tục: “Em không phải là một học viên. Nhưng sau khi nghe những câu chuyện này, thậm chí em cũng muốn đến Bắc Kinh để nói với mọi người rằng tất cả tuyên truyền chống lại Pháp Luân Đại Pháp đều là lừa dối.”

Tôi nói với cô ấy rằng sau khi nghe những câu chuyện này, hầu hết các học viên đã đến Bắc Kinh vào ngày hôm đó. Một số rời đi mà không về nhà. Tôi đã ở một điểm luyện công khác ngày hôm đó để nghe những chia sẻ tương tự, và đã đến Bắc Kinh vào cuối ngày. Một nhân viên Phòng 610 cho hay, hơn 400 học viên ở thành phố này đã tới Bắc Kinh vào buổi tối hôm đó.

Trong thông tri kêu gọi gửi bài của Ban Biên tập Minh Huệ có viết: “Những trải nghiệm này, cho dù chúng ta nghĩ là hết sức đơn giản, nhưng đã minh chứng cho phẩm chất của con người được nâng cao và giúp chứng thực sự thuần tịnh và bao dung của Đại Pháp cũng như chứng thực sự tốt lành của Chân – Thiện – Nhẫn.” (Ban Biên tập Minh Huệ)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/16/383966.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/24/176258.html

Đăng ngày 27-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share