Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-12-2018] Tôi luôn ngại khó khi nghĩ đến học thuộc Pháp, nghĩ rằng mình ít được học hành và đã già (hiện tôi đã 73 tuổi), trí nhớ lại kém. Sao tôi có thể học thuộc lòng được hết cả một cuốn sách Chuyển Pháp Luân dày đến vậy? Tuy nhiên, khi thấy tất cả các đồng tu quanh mình đều học thuộc lòng Pháp và rất nhiều người trong số họ đã học thuộc lòng cuốn sách nhiều lần, tất cả họ đều đã ngoài 70 hoặc 80 tuổi, tại sao tôi lại không thể?
Nhờ các đồng tu khích lệ, tôi đã quyết tâm và bắt đầu học thuộc lòng Pháp vào cuối năm ngoái. Trong quá trình này, tôi đã thực sự nhận thức được lợi ích của việc ghi nhớ Pháp. Tôi muốn chia sẻ cùng các đồng tu một câu chuyện diễn ra trong quá trình học thuộc Pháp.
Sư phụ giảng rằng:
“Tâm tính chư vị tu lên rồi; chẳng hạn như tại nơi người thường, người khác [nhục] mạ chư vị một câu, chư vị chẳng nói gì, tâm chư vị thật thản nhiên; đánh chư vị một đấm, chư vị cũng chẳng nói chi, chỉ mỉm cười, bỏ qua; [đó là] tâm tính chư vị đã lên rất cao. Như vậy chư vị là người luyện công, chư vị đáng được gì? Chẳng phải được công là gì? Tâm tính của chư vị đề cao rồi, thì công của chư vị cũng tăng cao lên theo. Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối.” (Chuyển Pháp Luân)
Khi học thuộc Pháp, tôi đọc đi đọc lại một đoạn nhiều lần. Càng đọc thì tôi lại càng thuộc. Tôi dần ngộ ra được các Pháp lý. Người xưa có câu: “Thư độc bách biến, kỳ nghĩa tự kiến” (đọc sách trăm lần, tự thấy ý nghĩa). Tôi cảm thấy quả đúng là vậy. Trước khi bắt đầu học thuộc Pháp, tôi thường chỉ đọc Pháp và hiểu được ý nghĩa bề mặt mà không nhận ra nội hàm sâu hơn của Pháp. Qua việc học đi học lại mỗi đoạn, tôi có cảm giác rằng nội hàm của Pháp tự nhiên hiển lộ.
Giờ thì tôi đã có thể áp dụng những gì tôi ngộ được từ Pháp vào trong thực hành. Gần đây, một người hàng xóm nói với tôi rằng họ định xây một ngôi nhà và cần dùng một phần đất của nhà tôi. Tôi đồng ý ngay không do dự. Lúc đó tôi nghĩ: “Ở vùng quê thế này, xây một ngôi nhà là chuyện lớn, mà cũng là việc rất khó. Mặc dù mình và họ không có quan hệ máu mủ gì, nhưng mình cảm thấy mình và họ như cùng một gia đình. Dĩ nhiên là mình đồng ý rồi.”
Sau đó, gia đình anh ấy hỏi dùng thêm phần còn lại của mảnh đất cho một gia đình khác, họ đều là hàng xóm ở ngay cạnh nhà tôi (bởi vì nhà anh ấy cũng dùng một phần đất của nhà kia). Sau đó, anh ấy sẽ trả lại miếng đất khác của anh ấy cho tôi. Tôi cũng đồng ý không do dự gì.
Nhưng vấn đề bắt đầu xuất hiện khi anh ấy trả phần đất của anh ấy cho tôi. Phần đất ban đầu của tôi ước tính khoảng hơn 800 mét vuông. Nhưng phần đất anh ta đưa lại thì lại nhỏ hơn, nhưng anh không hề nói gì. Sau đó, chỉ đến khi anh ta sắp xếp để giao lại miếng đất ban đầu của tôi cho người kia, người kia đo lại miếng đất với anh ta thì tôi mới biết anh ấy đã trả miếng nhỏ hơn cho tôi.
Sau khi biết được sự việc, tôi thấy hơi giận, tôi nghĩ: “Khi xây căn nhà, anh ta đã dùng miếng đất mà mình cho anh ta mượn không chút do dự. Miếng đất của mình vuông vức lại ở gần giếng, trong khi đất của anh ta thì không vuông vức cũng không gần giếng. Thêm vào đó, đất của anh ta nằm ngay cạnh đoạn đường có người qua lại và xe cộ lưu thông qua. Ngay cả ở trường hợp như thế, mình cũng không nói gì, nhưng tại sao anh ta lại trả cho mình miếng đất nhỏ hơn? Nếu mà anh ta thành thật nói rõ, thì mình đã không phàn nàn gì thêm. Anh ta không nên lừa mình như thế. Anh ta coi mình như kẻ ngốc à?” Mỗi khi nghĩ về việc này, tôi cảm thấy trong tâm không cân bằng được: “Không lẽ anh ta đáp lại lòng tốt của người khác một cách tắc trách như vậy sao?” Tôi thực sự muốn tới nói thẳng với anh ta như vậy. Nhưng suốt một thời gian dài, tôi cũng không thể buông được chấp trước này.
Gần đây, khi nhẩm đi nhẩm lại Pháp, dường như có gì đó nổi lên trong tâm tôi.
Sư phụ giảng:
“…đánh chư vị một đấm, chư vị cũng chẳng nói chi, chỉ mỉm cười, bỏ qua; [đó là] tâm tính chư vị đã lên rất cao.” (Chuyển Pháp Luân)
Sau đó, tôi tự vấn: “Mình đã làm mọi thứ theo Pháp chăng? Dù mình đã đọc và nhẩm phần này rất nhiều lần, mình đã thực sự áp dụng vào thực tế chưa, hay chỉ đọc trên miệng?”
Sư phụ dạy chúng ta:
Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu
(Thực tu, Hồng Ngâm)
Diễn nghĩa:
Tu thật sự
Học Pháp được Pháp
So sánh việc học việc tu với nhau
Mọi việc cứ thế mà đối chiếu
Làm đến thế tức là tu
Tôi nghĩ rằng chỉ khi mọi thứ đều được đối chiếu trong Pháp thì chúng ta mới có thể đồng hoá với Pháp. Những gì tôi cần làm chính là:
“…chẳng hạn như tại nơi người thường, người khác [nhục] mạ chư vị một câu, chư vị chẳng nói gì, tâm chư vị thật thản nhiên; đánh chư vị một đấm, chư vị cũng chẳng nói chi, chỉ mỉm cười, bỏ qua;” (Chuyển Pháp Luân)
.
Nếu thực sự có thể làm như vậy, liệu tôi còn cảm thấy bất bình về việc đất đai kia không? Tôi còn lo lắng cho được mất của bản thân không?” Sau khi ngộ ra điều này, tôi cảm thấy thật nhẹ trong tâm.
Tôi lại tiếp tục nhẩm đoạn Pháp sau:
“Như vậy chư vị là người luyện công, chư vị đáng được gì? Chẳng phải được công là gì? Tâm tính của chư vị đề cao rồi, thì công của chư vị cũng tăng cao lên theo. Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi tự nhủ: “Đúng vậy, tôi rõ ràng vẫn đang quan tâm đến được mất của cá nhân; chẳng phải đó là một chấp trước mạnh mẽ sao? Làm sao tôi có thể đề cao tư tưởng và tăng công đây?”
Sau khi ngộ ra điều này, tôi đã đi dùng bữa trưa rồi mở máy tính lên, trang Minh Huệ lập tức hiện ra những câu chuyện về việc người xưa đã bao dung cho người khác thế nào mỗi khi gặp vấn đề. Tâm tôi như bừng sáng, tôi nghĩ: “Người xưa còn có thể nhẫn chịu như vậy, tại sao là một học viên tôi lại không làm được chứ?” Tôi hiểu ra đây là an bài của Sư phụ, Ngài thấy tôi đã đề cao tâm tính, nên đã dùng hai câu chuyện này để điểm hoá cho tôi.
Tâm tôi đã thanh tỉnh, tôi đã buông được chấp trước kia, và cũng không còn muốn nói về nó nữa!
Đây là câu chuyện ngắn về quá trình tôi học thuộc Pháp đã giúp tôi từ bỏ chấp trước mà tôi đã không chịu buông trong một thời gian dài. Bài chia sẻ của tôi nếu có điểm nào chưa phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/10/378245.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/25/174755.html
Đăng ngày 21-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.