Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ
[MINH HUỆ 06-10- 2018] Tôi là một học viên phương Tây. Năm nay, tôi 67 tuổi. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2014 cùng với con gái cả của tôi. Tôi đọc một mạch cuốn Chuyển Pháp Luân và biết rằng đây là một cuốn sách tu luyện chân chính. Không lâu sau, chúng tôi tìm được các học viên khác trong thành phố và bắt đầu học các bài công pháp, học Pháp và tham gia vào các hoạt động giảng chân tướng.
Hai năm đầu tu luyện, tôi đã được trải nghiệm rất nhiều điều. Tôi có thể lờ mờ nhìn thấy một số thứ bằng thiên mục của mình, tôi cảm nhận ánh sáng và năng lượng tràn đầy trong cơ thể mình. Sư phụ thanh lọc thân thể của tôi và tôi có thể cảm nhận được nhiều thay đổi. Sau nhiều khảo nghiệm tâm tính, tôi bắt đầu trở thành một người tốt hơn.
Năm 2015, con gái tôi chuyển đến New York nên tôi ở lại giúp cho hai đứa cháu ngoại 20 và 21 tuổi. Gia đình tôi đông con nhiều cháu: tôi có sáu đứa con và hiện giờ là 19 đứa cháu và 5 đứa chắt. Khi con gái út của tôi ở Alaska gọi điện hỏi tôi có thể đến chăm sóc đứa con mới sinh của cháu không, tôi biết rằng Sư phụ đang an bài để tôi tu luyện và cứu chúng sinh. Hai con gái của tôi và gia đình chúng đã chuyển đến Alaska nên tôi phải lái xe 2.500 dặm cùng với đứa cháu trai 20 tuổi để đến đó.
Tôi nhận ra điều này có nghĩa là tôi sẽ phải tu luyện một mình vì chỉ có một học viên khác ở Alaska, mà cô bé này lại đang học trung học. Tôi lập tức nhận ra rằng làm ba việc và tinh tấn hay không đều tùy thuộc vào bản thân mình. Khi sống với người thường, tôi thấy rằng tôi thực sự cần phải quyết tâm tu luyện và giữ chính niệm bởi vì mọi chấp trước và quan niệm đều bắt đầu nổi lên.
Sư phụ giảng:
“Như vậy, tu ngay trong xã hội người thường, nếu không bị nhiễm theo xã hội người thường, thì tức là người thường đang được chư vị biến đổi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)
Tôi bắt đầu phải rất chật vật để có thể tinh tấn; tôi mau chóng nhận ra rằng mình có chấp trước rất lớn vào sự an nhàn, thoải mái và tôi đã bỏ luyện công nhiều lần. Tôi gặp thất bại trong việc tu khẩu và đôi khi rơi vào các quan niệm và tình cảm người thường. Tôi rất lo lắng khi thấy mấy đứa cháu sinh hư, không biết tôn trọng người khác, và lười biếng. Đôi khi, tôi cứ liên tục chỉnh đốn chúng mà chẳng có tâm thiện hay từ bi gì như Sư phụ yêu cầu chúng ta nên luôn có khoảng hòa hoãn. Thế nhưng, tôi lại thấy khó chịu và nảy sinh mâu thuẫn với chúng.
Một ngày nọ, cháu trai 14 tuổi của tôi kể với mẹ cháu rằng cháu nghĩ bà ngoại không thích nó. Tôi rất sốc và sau khi hướng nội, tôi nhận ra rằng tôi không thích những việc cháu làm, cách cháu ăn mặc, kiểu tóc, loại nhạc cháu nghe – rất buồn là tất cả đều theo tiêu chuẩn đạo đức xuống dốc của xã hội. Nhưng nếu tôi là một hình ảnh của Đại Pháp trong gia đình và là người tốt hơn, tôi cần khoan dung và nhìn nhận mọi thứ từ tầng thứ cao hơn. Tôi thấy rằng rất nhiều mẫu thuẫn của tôi với người nhà là do cái tình của tôi chứ hoàn toàn không phải là sự khoan dung hay từ bi.
Khi tôi thay đổi tâm mình thì mọi thứ đã biến đổi thành tốt. Bây giờ, nếu có bất cứ điều gì xảy ra và tôi thấy khó chịu thì vấn đề đều ở trong tôi. Thực ra, từ đầu đến giờ vẫn luôn là vậy. Khi có xung đột, tranh luận, bất đồng, v.v., tôi luôn biết có vấn đề gì đó trong bản thân mình, có gì đó mà tôi cần phải thay đổi hoặc buông bỏ.
Sư phụ giảng:
“Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.” (Chuyển Pháp Luân)
Khoảng một năm trước, tôi có nghiệp bệnh ở chân, đặc biệt là chân trái. Tôi bắt đầu bước đi khập khiễng. Tôi cũng bị đau ở bàn chân, ảnh hưởng đến việc ngồi thiền và tôi thậm chí không thể ngồi đơn bàn. Đôi khi, tôi cũng bị những nghiệp bệnh khác dưới hình thức phát ban thỉnh thoảng lại xuất hiện. Trong một thời gian khá dài, tôi đã cảm thấy có điều gì đó không ổn trong việc tu luyện của mình và tôi có vướng mắc trong tâm. Tôi hướng nội, tìm ra rất nhiều chấp trước và quan niệm. Tôi sợ bị bệnh, tôi truy cầu những thay đổi trên bề mặt, tôi quan tâm đến danh tiếng và những gì người khác, đặc biệt là các học viên, nghĩ về mình.
Là một học viên mới, tôi hiểu rằng thân thể của chúng ta liên tục được tịnh hoá, cũng có tình trạng tiêu nghiệp, và tất cả đều nên được coi là hảo sự. Tôi luôn luôn có quan niệm rằng nếu tôi bị bệnh, đau đớn hoặc có khảo nghiệm là vì tôi đã làm điều gì đó không tốt.
Hướng nội sâu hơn về những tháng vừa qua, tôi nhận ra việc tôi nhận thức Pháp và Sư phụ như thế nào là rất quan trọng và chúng ta không nên sơ sót trong việc này. Tôi đã có một giấc mơ rằng tôi đang viết những suy nghĩ của mình ra giấy, như tôi thi thoảng vẫn thường làm, và khi tôi đang viết, trang giấy biến thành khuôn mặt của Sư phụ. Mọi thứ trở nên sống động và tôi nhận ra mình đang viết lên khuôn mặt của Sư phụ, tôi rất sốc. Trong một thời gian dài, tôi biết đây là một điểm hoá về việc tín Sư tín Pháp. Sâu thẳm trong tâm, tôi đã thiếu tín tâm và niềm tin. Qua việc học Pháp, tôi đã ngộ được nhiều chấp trước căn bản.
Tôi cũng nhận ra rằng mình phải buông bỏ những thứ này.
Sư phụ giảng:
“Ái chà, việc này tại sao tôi vẫn không vượt qua nổi? Hôm nay tôi làm tốt được một chút thì lẽ ra phải tốt lên một chút, ngày mai tôi thực hiện tốt thêm một chút thì nên chăng sự việc phải tốt lên một chút chứ!’ Họ mãi không dứt bỏ được những việc ấy; xét ngoài thì giống như đã dứt bỏ rồi: ‘Các vị xem tôi thực hiện tốt đấy chứ!’ Chư vị làm tốt là vì chư vị vì ‘nó’ mà làm cho tốt! Chứ chư vị chưa hề vì thấy rằng đó thật sự là việc đệ tử Đại Pháp nên làm rồi mới làm như thế!” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003])
Tôi cũng nhận ra rằng tôi đã không phát chính niệm thường xuyên và những điều này đã trở thành những sơ hở trong tu luyện của tôi. Nên cũng dễ hiểu tại sao tôi lại gặp phải những khổ nạn lâu đến vậy. Gần đây, tôi đã đọc trong bài giảng của Sư phụ:
Nếu thật sự thực hiện ‘chính’ đến thế, thì không gì dám động vào. (vỗ tay) Nói ra thì dễ, là người tu luyện mà giảng, một khi tu luyện là rất khó; Sư phụ cũng thấy rồi. Nhưng có một điểm là, dù sao đi nữa, chư vị cứ chính niệm chính hành, chư vị sẽ không có ‘quan’ nào là không qua nổi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)
Đại Pháp là vô biên. Sư phụ giảng:
“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu – Tinh tấn yếu chỉ II)
Trên đây chỉ là hiểu biết giới hạn của tôi, nếu có điều gì chưa chính xác, xin các đồng tu chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/4/375321.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/6/172734.html
Đăng ngày 17-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.