Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 23-01-2019] Trong suốt một thời gian dài, tôi cũng muốn thiện đãi với mẹ ruột, nhưng dẫu nỗ lực thế nào tôi cũng không thể làm được. Tôi hướng nội tìm, tìm thấu xương cốt, cuối cùng tôi cũng tìm thấy, đó là tâm oán hận rất thâm sâu, một niềm oán hận khắc cốt ghi tâm. Nhưng nguồn gốc của oán hận đến từ đâu? Từ sự bất bình, từ tâm tật đố.

Khi còn nhở tôi bị bệnh, mẹ đã không tích cực đưa tôi chữa trị, kết quả khiến tôi cả đời thống khổ và vô cùng tự ti. Từ khi tôi bắt đầu hiểu chuyện, mẹ đã thiên vị những người anh chị em khác, mà không coi trọng tôi. Đôi khi bà còn lạnh lùng châm chọc, nói lời ác ý với tôi. Đây chính là duyên phận đời này của chúng tôi. Một lần nằm mơ, tôi nhìn thấy, trong kiếp trước, mẹ từng nhốt tôi vào chuồng trâu. Tôi bị cùm giữa nước sâu u ám, lạnh lẽo và dơ bẩn. Nếu giấc mơ là thực, chẳng trách tôi lại có một nỗi khủng hoảng vô cớ, một niềm oán hận đau đáu với mẹ như vậy, quả thực là nghiến răng thật chặt, bụng luôn ấm ách.

Tôi yêu cầu bản thân phải buông bỏ tâm oán hận, nhưng tôi càng bài xích thì oán hận càng mãnh liệt. Quả thực là bài xích không đi, áp chế không nổi, như con nước thuỷ triều lên vậy, từng đợt sóng nhấp nhô cuồn cuộn trong đầu tôi. Chỉ cần tôi hơi không để tâm là hình ảnh mẹ nổi cơn tam bành, mắt giận giữ long lên sòng sọc lại hiển hiện trước mắt tôi. Tôi lại oán hận như thể ngọn lửa giận xung thiên, giận từng cơn run lên bần bật.

Làm thế nào đây? Tôi đọc thuộc kinh văn của Sư phụ hết lần này tới lần khác:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Cứ học thuộc mãi, cuối cùng tôi cũng minh bạch được rằng: Đứng ở góc độ của mình, dùng lý của người thường mà đo lường, tôi tự cho rằng thật bất công, nên mới oán trời trách người. Đứng ở góc độ của vũ trụ, dùng lý nhân quả mà đo lường, thì mọi thứ đều công bằng. Bất bình, uỷ khuất, đố kỵ, oán hận, trách móc là biểu hiện ma tính của bản thân tôi.

Sư phụ giảng:

“Ma tính của con người là ác, biểu hiện sát sinh, trộm cướp, tự tư, tà niệm, khuấy đảo thị phi, phiến động đồn đại, tật đố, độc ác, phát cuồng, lười biếng, loạn luân, v.v.” (Phật tính và ma tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Về vấn đề đối đãi với mẹ ruột, những ma tính này tôi đều có. Bản thân tôi có nhiều ma tính như vậy, sao có thể sinh ra Phật tính đây? Ma tính và Phật tính như nước với lửa chẳng thể dung hoà, chẳng thể đứng chung, chúng có mối quan hệ tiêu trừ lẫn nhau. Ma tính không trừ bỏ, thì Phật tính chẳng sinh ra, oán hận không bỏ thì thiện tâm cũng chẳng thể sinh. Chỉ khi đặt công phu vào nội tâm mình, trừ bỏ ma tính của bản thân mới có thể thiện giải tất cả. Sư phụ giảng:

“Còn tu Phật chính là trừ bỏ ma tính của chư vị, bồi bổ Phật tính của chư vị.” (Phật tính và ma tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Những ngày tháng sau đó, mỗi khi khuôn mặt dữ tợn của mẹ hiển hiện trước mắt, tôi bèn nói với mình rằng: Hãy quên đi những điều không tốt của bà ấy. Mỗi khi những lời sắc nhọn vang vọng bên tai tôi, tôi sẽ nhắc nhở mình: Đừng chấp những lời ác khẩu của mẹ. Điều này quả thực đau thấu tận tâm can. Đôi khi nước mắt tôi chảy ròng ròng, đôi khi tôi bật khóc thành tiếng, nhiều khi tôi gắng hết sức bài xích, phủ định can nhiễu.

Một lần nọ tôi bị tâm oán hận dày vò tới mức đầu như muốn vỡ ra, thì một tiếng nói vọng tới đầu tôi: “Đời này kiếp này của con chỉ để tu bỏ oán hận.” Vậy thì nếu tôi không nhổ tận gốc tâm oán hận, thì cũng coi như tôi sống một đời vô ích. Thiên đường không có oán hận, trong tâm ôm giữ sự oán hận, thì Phật quốc chẳng có lối vào. Con người có thể mang theo oán hận tới thiên quốc chăng? Tôi có thể mang theo tâm oán hận với mẹ ruột mà viên mãn thành Phật chăng? Người mang theo tâm oán hận chỉ có thể đoạ địa ngục, trầm luân trong biển khổ. Tôi không ngừng học Pháp, kiên định bài xích nó, dần dần những ký ức u ám ấy biến mất, ma tính của tôi cũng yếu dần đi.

Xem nhẹ oán hận, ma tính giảm bớt, tự nhiên tôi cũng không nhìn vấn đề một cách quá khích, cũng không nhìn vào điểm xấu của người khác. Kỳ thực mẹ tôi có rất nhiều ưu điểm. Bà rất tự lập tự cường, làm việc xuất sắc, giáo dục con cái thành công. Bà thường giáo dục chúng tôi “Chịu ơn một giọt, báo ơn cả dòng”, “Tĩnh toạ thường nghĩ sai sót của mình, nhàn rỗi đừng bàn tán chuyện thị phi”. Bệnh tật thống khổ của tôi đời này không thể quy kết là do mẹ, đó là nghiệp lực luân báo của bản thân tôi, không hề liên quan gì tới mẹ. Mẹ dưỡng dục tôi mấy chục năm, cho tôi nhiều như vậy, nhưng tôi lại vong ơn phụ nghĩa mà oán hận bà, chẳng phải là ma tính của bản thân tôi đang làm loạn hay sao?

Hiện giờ tôi nhận thức được rằng: Bản tính của con người là lương thiện, những thứ ma tính như tâm oán hận chỉ là những thứ dơ bẩn phủ lên trên bản tính mà thôi. Thanh trừ ma tính, phủi đi những thứ bẩn, bản tính tự nhiên sẽ xuất hiện. Tôi tự nhiên cũng có thể thấu hiểu, tha thứ, bao dung và nhìn vấn đề một cách tích cực. Cho nên quét sạch ma tính và tu xuất ra tâm từ bi luôn tương trợ tương thành cho nhau, không thể thiếu một trong hai.

Tôi ý thức được rằng điều khiến người tu luyện thực sự phiền lòng, không phải là sự hung hãn, tàn bạo hay những lời ác ý của người khác, mà là tâm oán hận của bản thân không chịu từ bỏ.

Có một người thường tìm học đạo, vị thiện nhân chỉ nói ba chữ: “Không oán người”. Người này ban đầu cảm thấy vị thiện nhân này đang trả lời qua quýt cho xong chuyện. Sau này ông mới đột nhiên ngộ ra rằng: “Vị thiện nhân này muốn ta không oán hận người khác, đây là cái gốc của đại Đạo thành Phật. Từ nay trở đi hàng ngày ta sẽ hỏi ngươi còn oán hận người khác hay không?” Phật là hoá giải oán hận, đạo là không có oán hận, chân tu thì phải tu bỏ oán tu bỏ hận. Oán trời trách người thì vĩnh viễn chỉ là con người.

Khi tôi dần dần tu bỏ oán hận, thì khuôn mặt cũng trở nên hoà ái, từ bi hơn, gia đình cũng hoà thuận hơn, tài phú cũng tăng lên nhiều hơn, bầu không khí trong nhà luôn đầm ấm. Khuôn mặt nặng trịch của mẹ cũng hiện ra nụ cười, bà cũng rất ít khi kiếm chuyện với tôi. Oán hận tiêu tan, Phật quang mới chiếu rọi tới nhà tôi. Sư phụ giảng:

“Khi mà Thiện tâm của chư vị xuất ra, thì chư vị làm các việc sẽ rất là Thiện, từ biểu hiện của nội tâm cho tới bên ngoài, hễ nhìn là đã thấy rất thiện lương rồi, bấy giờ không ai bắt nạt chư vị nữa.” (Pháp Luân Công)

Khi oán hận tiêu tan như mây khói, quay đầu nhìn lại những chuyện đã qua tôi mới minh bạch rằng: Thực chất tất cả những điều này đều là an bài của cựu thế lực. Chúng an bài nút thắt thâm thù giữa tôi và mẹ từ kiếp trước, chúng an bài những vấp váp của chúng tôi kiếp này. Chúng an bài khiến đầu óc tôi phóng đại những khuyết điểm của mẹ, chúng an bài cho tâm oán hận của tôi bành trướng lên. Kỳ thực từ ngày bắt đầu tu luyện, người tu luyện đã không còn duyên với oán hận, đã nên siêu việt hơn người thường rồi. Mà đệ tử chính Pháp, ngoài việc cứu người, thì chẳng có quan chút quan hệ nào với con người thế gian, lại càng không nên oán hận người khác.

Nếu tôi không triệt để buông bỏ oán hận, thì cựu thế lực sẽ viện cớ tôi không tu bỏ oán hận với mẹ, mà gia tăng thêm ma nạn, gây gián cách, thậm chí bức hại tôi. Người thường đều nói rằng: Oán hận rất dễ chiêu mời tai hoạ. Người tu luyện nhất định phải minh bạch rằng: Oán hận con người chính là ma tính đang phát tác.

Kỳ thực biểu hiện của tâm oán hận đâu đâu cũng có, nhưng lại không dễ bị phát giác. Có đồng tu oán hận người thân, canh cánh bên lòng, tích oán mà đổ bệnh, ôm hận mà lìa đời. Có người oán hận lãnh đạo, phẫn nộ bất bình, oán thán khắp nơi, khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng. Có người không thể nguôi ngoai với cảnh sát, chiêu mời khổ hình tàn khốc hơn. Có những nút thắt ân oán, gián cách giữa các đồng tu, kết quả lại bị tà ác bức hại. Nhiều khi, oán hận trong tâm, chính là nơi cựu thế lực dùi vào sơ hở, cũng là cái cớ để tà ác bắt đầu hoành hành. Nếu chúng ta suy xét cẩn trọng, kịp thời trừ bỏ tâm oán hận, thì con đường tu luyện sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, ma nạn cũng ít đi rất nhiều.

Có oán hận, là bởi không hiểu, không thể tha thứ, không thể bao dung, là hướng nội tìm tu bản thân chưa đủ. Có oán hận là vì còn có sự đối lập, còn có sự tranh đấu, ma tính vẫn đang khống chế chúng ta. Khi chúng ta giảng chân tướng với tâm thái oán hận ngút trời, thế nhân cũng chỉ có thể cảm nhận được sự oán hận, chứ không phải tâm từ bi. Lúc này, chúng ta có thể còn phá hoại thanh danh của Phật Pháp, huỷ đi tiền đồ của chúng sinh.

Có oán hận sẽ thiếu từ bi, có oán hận thì không thể cứu độ. Tu bỏ ma tính, tu bỏ tâm oán hận, thiện tâm tự nhiên sẽ sinh ra, mới có thể thực sự cứu độ chúng sinh.

Trên đây là một chút kiến giải của bản thân, mong mọi người từ bi chỉ giúp.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/1/23/380660.html

Đăng ngày 17-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share