Bài viết của Hồi Quy tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 4-1-2019] Trước khi kết hôn, tôi là một kế toán. Từ khi có con, tôi đã nghỉ việc để toàn tâm lo cho gia đình nên phụ thuộc kinh tế vào chồng. Tôi luôn hy vọng anh ấy sẽ đối tốt với tôi, nhưng mọi việc diễn ra không như mong muốn.

Sau kết hôn, tôi trở nên ốm yếu, bị bệnh phụ khoa và bệnh dạ dày. Mối quan hệ của chúng tôi hoàn toàn không còn sự lãng mạn như trước nữa. Em trai chồng tôi bị điếc, không kiếm được việc, nên đã làm cùng chồng tôi. Chồng tôi để cậu ấy quản lý hết thu nhập của chúng tôi và bảo cậu ấy chỉ đưa cho tôi một khoản tiền sinh hoạt hàng ngày.

Tôi cảm thấy thật không công bằng. Tôi đã từ bỏ công việc, sự nghiệp vì gia đình, vậy mà chồng tôi không tin tưởng giao thu nhập cho tôi. Chúng tôi thường cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt. Đôi khi anh ấy còn tiêu khiển bằng việc trò chuyện với phụ nữ trên các trang web khiêu dâm.

Tôi cảm thấy cuộc hôn nhân của mình đang ở bên vực thẳm và không còn hy vọng gì ở tương lai. Tôi phải chịu đựng nhiều cả về thể xác lẫn tinh thần, nhưng chỉ có thể giữ nỗi đau trong lòng. Tôi không muốn ly dị, nhưng cuộc sống quá khó khăn.

Cuộc sống thay đổi sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Mẹ tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã được chứng kiến những điều kỳ diệu xảy ra với bà sau khi bà tu luyện. Trước kia, mẹ tôi ốm đến nỗi không thể nấu ăn. Nhưng không lâu sau, sức khỏe của bà hồi phục hoàn toàn.

Tôi bắt đầu học Pháp và biết được nhiều chân tướng ẩn sâu của cuộc sống. Tôi nhận ra tất cả những đau khổ trong cuộc đời đều do nghiệp lực chúng ta đã tạo ra trong những đời trước. Tôi hiểu được rằng mọi mâu thuẫn và oán giận trong hôn nhân của tôi đều có nguyên cớ.

Sư phụ đã giảng:

“Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Chuyển Pháp Luân)

Nhờ học Pháp, tôi biết được rằng chúng ta cần luôn luôn cân nhắc cho người khác, luôn từ bi, ước thúc bản thân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ, và hướng nội để tìm thiếu sót của bản thân khi gặp mâu thuẫn. Tôi bắt đầu thay đổi bản thân theo các Pháp lý mà Sư phụ giảng.

Tôi ngừng tranh đấu với chồng và bắt đầu suy nghĩ từ quan điểm của anh ấy. Tôi cũng nhận thấy những điều tôi đã làm sai. Tôi đã không đủ quan tâm tới chồng và còn luôn than vãn về anh ấy. Tôi cũng buông bỏ mối quan tâm đến tiền bạc. Tôi quyết định rằng, chỉ cần tôi đủ tiền chi tiêu hàng ngày là được.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị thấy rằng mình làm gì cũng được, [nhưng] mệnh của chư vị không có [nó]; anh ta làm gì cũng không nên, [nhưng] mệnh của anh ta có [nó], nên anh ta sẽ làm lãnh đạo. Bất kể người thường suy nghĩ thế nào, đó chỉ là cách nghĩ của người thường. Với sinh mệnh trên tầng cao hơn mà xét, rằng sự phát triển của xã hội nhân loại, chẳng qua chỉ là sự phát triển chiểu theo quy luật phát triển đặc định mà thôi; do đó [về việc] người ta trong đời làm gì, họ có thể không an bài cho chư vị chiểu theo bản sự của chư vị. Trong Phật giáo giảng ‘nghiệp lực luân báo’: họ chiểu theo nghiệp lực của chư vị mà an bài cho chư vị; bản sự của chư vị có lớn đến mấy, [nhưng] chư vị không có đức, thì có thể cả đời chư vị chẳng có gì. Chư vị thấy rằng vị kia làm gì cũng không nên, [nhưng] đức của vị ấy lớn, [thì] vị ấy làm đại quan, phát đại tài. Người thường không nhìn thấy điểm này, họ cứ cho rằng bản thân họ cần phải làm chính những gì bản thân cần làm. Do vậy họ một đời tranh đấu ngược xuôi; cái tâm ấy bị tổn thương rất lớn, cảm thấy thật khổ, thật mệt, luôn bất bình trong tâm. Ăn không ngon, ngủ không yên, tâm ý nguội lạnh như tro tàn; khi về già, làm cho thân của mình thật tàn tạ, các thứ bệnh tật xuất hiện.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng việc chồng không đưa nhiều tiền cho tôi có thể vì đời này tôi không được hưởng nó. Tôi luôn muốn bình đẳng về mặt tài chính với chồng, và luôn đấu tranh vì điều đó. Do đó, tôi luôn bị căng thẳng và cuối cùng phải mang nhiều bệnh tật.

Khi tư tưởng của tôi thay đổi, tâm tôi cũng rộng mở hơn. Giờ đây, tôi có thể khoan dung với những tật xấu của chồng. Khi buông bỏ những chấp trước và quan niệm người thường, tôi trở nên hạnh phúc và khỏe mạnh. Gia đình tôi bây giờ lại sóng yên biển lặng!

Năm ngoái, chồng tôi bàn với tôi để mua một ngôi nhà ở Thiên Tân. Khi đó, tôi cùng con đang sống ở quê nhà, còn chồng tôi và em trai đang thuê một ngôi nhà ở Thiên Tân.

Chúng tôi đã trả hết tiền để mua ngôi nhà ở ngoại ô Thiên Tân. Sau đó, chồng tôi bảo ngôi nhà đứng tên em trai anh ấy. Tôi đã vô cùng tức giận và không thể hiểu nổi. Anh ấy đã giấu một bí mật lớn như thế với tôi! Tôi hỏi tại sao ngôi nhà lại đứng tên em trai chồng. Chồng tôi giải thích rằng, đó là để anh ấy không phải đóng thêm thuế, vì anh ấy đã sở hữu hai ngôi nhà rồi. Tuy nhiên, chính sách thuế mà anh ấy nói đến còn đang trong quá trình đề xuất và chưa phải là luật. Tôi phải rất cố gắng để giữ bình tĩnh.

Thật khó để buông xuống những suy nghĩ về chuyện ngôi nhà. Tôi biết mọi thứ xảy ra đều có nguyên do và nhớ đến những lời Sư phụ giảng:

“Những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được. Tất nhiên cũng không tuyệt đối. Nếu tuyệt đối đến vậy, thì không tồn tại vấn đề con người làm điều xấu, vậy nghĩa là nó cũng còn tồn tại một số nhân tố bất ổn định. Tuy nhiên chúng ta là người luyện công, thì về lý là do Pháp thân của Sư phụ quản; người khác có muốn lấy thứ gì của chư vị thì cũng không lấy được. Do đó chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã cố gắng hết sức để chính lại tư tưởng theo những gì Sư phụ giảng. Có lẽ trong đời trước tôi đã nợ chồng tôi, và đây là cách tôi trả lại. Có lẽ Sư phụ đang giúp tôi buông bỏ chấp trước vào truy cầu lợi ích. Dù sao đây cũng là điều tốt! Tại sao tôi lại thấy không thoải mái? Không có ngôi nhà, tôi vẫn có thể vui vẻ. Tôi may mắn được trở thành đệ tử Đại Pháp, điều đó không thể dùng tiền mua được! Em trai chồng tôi nghèo và lại khuyết tật. Vậy cho cậu ấy ngôi nhà để ở cũng được mà!

Khi tư tưởng của tôi thay đổi, cơn giận cũng biến mất, và tôi đột nhiên cảm thấy thật sảng khoái. Sư phụ đã giảng:

“Chúng ta nói rằng khi gặp mâu thuẫn trước mặt, lùi một bước biển rộng trời cao, đảm bảo sẽ là một cảnh tượng khác.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã được trải nghiệm niềm vui sau khi tâm tính đề cao trong tu luyện. Điều đó cho thấy uy lực siêu thường của Đại Pháp, đã nâng cao đạo đức con người và chữa lành bệnh tật. Nếu có thêm nhiều người tu luyện Đại Pháp, xã hội chúng ta sẽ trở nên hòa ái và tuyệt vời hơn. Tôi hy vọng mọi người có thể hiểu được chân tướng về Đại Pháp và thu được lợi ích từ môn tu luyện!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/12/373559.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/4/174504.html

Đăng ngày 18-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share