Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-01-2019] Khi tôi học thuộc Pháp đến Bài giảng thứ sáu trong Chuyển Pháp Luân, đột nhiên tôi ngộ ra một nội hàm trong những Pháp lý.
Sư phụ kể cho chúng ta nghe câu chuyện sau:
“Xưa có một người đã rất cố gắng tu thành La Hán. Vị này khi đắc chính quả, tu thành La Hán thì lẽ nào không cao hứng cho được? Nhảy thoát khỏi tam giới rồi! Nhưng cao hứng lại chính là tâm chấp trước, [là] tâm hoan hỷ. La Hán cần phải vô vi, tâm bất động; vị này bị rớt xuống, tu lại như không [tu]. Tu như không thì cần tu lại, lại tu hướng lên trên một lần mới; bỏ ra bao nhiêu cố gắng lại tu lên được nữa. Lần này vị kia lo sợ, vị ấy tự nhủ: ‘Mình chớ có cao hứng, cao hứng nữa thì lại rớt mất’. Vị này vừa lo sợ thì lại rớt xuống [một lần nữa]. Lo sợ cũng là một loại tâm chấp trước.” (Bài giảng thứ sáu – Chuyển Pháp Luân)
Tôi minh bạch lý do vị La Hán kia bị rớt là do vị ấy tự mình ôm giữ niệm đầu không tốt thay vì trừ bỏ nó đi. Vị này không nhìn nhận được chân ngã của mình và không có chủ ý thức mạnh.
Một cá nhân khi đạt đến tầng La Hán thì tâm nên vô vi không lay động. Cao hứng và lo sợ thực sự không xuất phát từ bản thân, cho nên nếu vẫn ôm giữ cảm giác cao hứng và lo sợ ấy thì thật đáng tiếc. Ý nghĩ rằng mình không nên cao hứng cũng tương đồng rằng cá nhân ấy thừa nhận đó là ý nghĩ của mình.
Sư phụ giảng,
“bất kể là vũ trụ mới hay vũ trụ cũ đều có [Pháp] Lý ấy—đó là: lựa chọn của một sinh mệnh là do họ quyết [định]; dẫu rằng trong lịch sử họ đã có hứa nguyện gì, thì vào thời điểm then chốt thì lời của họ vẫn là quyết định [cuối cùng].” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002 trong Giảng Pháp tại các nơi II)
Bởi vì vị Lan Hán kia thừa nhận ý nghĩ bất hảo kia là của mình, vị ấy không thể ở lại tầng ấy nữa và phải rớt xuống. Phản ứng đầu tiên của vị ấy nên là thanh lý nó thay vì thừa nhận nó. Nếu vị ấy nghĩ, “Ý niệm này không phải là của tôi. Nó đến từ đâu vậy? Tôi phải bài trừ nó,” vị ấy sẽ không bị rớt.
Chúng ta thường xuyên xem vô số những nhân tâm là một phần của chúng ta và nói, “Chấp trước vào tình của tôi rất mạnh mẽ. Tôi rất tật đố. Chấp trước vào sắc dục của tôi khó trừ bỏ. Tôi sợ hãi v.v…” Chúng ta thừa nhận nó chính là sai lầm đầu tiên, và sau đó chúng ta phải vất vả thanh lý nó. Kết quả là, những quan niệm của con người đã bám trụ trong một thời gian dài và rất khó loại bỏ.
Sư phụ giảng,
“Con người có rất nhiều tâm chấp trước, các chủng quan niệm, thất tình lục dục, tất cả các tư tưởng đều ở trong não của chư vị, nhưng đó đều không phải là chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])
“Kỳ thực, ngoại trừ phần thuần chân của tiên thiên ra, hết thảy quan niệm đều là hậu thiên hình thành, thật sự không phải bản thân mình đâu.” (Tồn tại vì ai trong Tinh tấn yếu chỉ)
Những ý niệm bất hảo này đến từ đâu? Chúng dường như được hình thành trong quá trình chúng ta chuyển sinh từ đời này sang đời khác. Sự thực là cựu thế lực đã sắp xếp chúng một cách có hệ thống, gồm cả cách chúng ta phản ứng với những sự việc mà chúng ta gặp phải, những vai trò của chúng ta trong lịch sử, những quan niệm gì sẽ hình thành và những quan niệm đó sẽ bị thao túng như thế nào trong thời Chính Pháp.
Sư phụ giảng,
“Không chỉ có con người, mà cả sự việc Chính Pháp này, ở trên địa cầu lần trước đã được an bài [cẩn thận], đều đã được thí nghiệm qua một lần rồi. Nói một cách khác, sự việc này đã trải qua từ niên đại rất xa xưa, đều đã được an bài một cách có hệ thống. Như vậy mọi người thử nghĩ xem, [tại] xã hội nhân loại, hết thảy những gì chúng ta thấy được có phải là tồn tại ngẫu nhiên không? Thậm chí nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hành của mỗi đệ tử Đại Pháp, thậm chí đến cả vấn đề chư vị thắc mắc đều không hề đơn giản. Sau này chư vị coi [lại], đều [thấy] là đã an bài hết sức chặt chẽ; không phải là tôi an bài, [mà] là cựu thế lực kia an bài.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida ở Mỹ quốc [2001] trong Giảng Pháp tại các nơi II)
“Như vậy là học viên mà giảng, thì trong trường ma mạn này mà có thể làm được ‘không thừa nhận an bài của cựu thế lực’ thì chư vị có thể vượt qua.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Ngay khi những ý niệm về danh, lợi, sắc, nóng giận khởi lên, ý niệm đầu tiên của chúng ta nên là phủ nhận chúng. Chúng không thuộc về chúng ta, và chúng ta nên thanh lý chúng cùng với những thể sinh mệnh tiêu cực áp đặt ý niệm này lên chúng ta.
Điều quan trọng là duy trì chủ ý thức mạnh và chính niệm. Đó là cách duy nhất nhằm đột phá an bài của cựu thế lực và là một phần của chính Pháp.
Sư phụ giảng,
“Phát chính niệm một là đối ngoại, hai là đối nội, ai bất chính đều không trốn thoát được, chỉ là chúng ta đối với phát chính niệm là có thái độ khác nhau, biểu hiện khác nhau.” (Về xáo động từ một bài viết về phó nguyên thần)
Khi chúng ta đột nhiên cảm thấy sợ hãi trong lúc phát tài liệu chân tướng, chúng ta phải nhận ra rằng đó chính là tà linh Cộng sản tác oai nhiều thập kỷ nhằm tạo ra “sợ hãi” cho con người. Mục đích của chúng là can nhiễu việc cứu người của chúng ta. Chân ngã của chúng ta có thể có ý niệm đó chăng? Không thể nào, vì thế chúng ta nên thanh lý chúng!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/16/380375.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/24/174744.html
Đăng ngày 20-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.