Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-10-2018] Tết Trung Thu năm 2018 rơi vào ngày 24 tháng 9. Tết Trung Thu cũng thường được gọi là hội trăng rằm. Đây là kỳ nghỉ lễ phổ biến ở Trung Quốc, là dịp sum họp gia đình. Tuy nhiên, với các học viên Pháp Luân Công thì đây là Tết Trung Thu thứ 20 đau thương kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại môn tu luyện của các học viên từ tháng 7 năm 1999.
Ngoài việc không được tự do tu luyện pháp môn của mình, nhiều học viên còn có nguy cơ bị bắt giữ, giam cầm, tra tấn chỉ vì đức tin của mình. Ví dụ, một phụ nữ ở tỉnh Hà Bắc bị chính quyền áp thời hạn phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Khi bà không nghe theo yêu cầu của chính quyền, bà đã bị bắt và hiện vẫn đang bị tạm giam.
Tháng 9 vừa cũng là thời điển công an tiến hành bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng để hoàn thành chỉ tiêu của chính quyền Cộng sản Trung Quốc trong việc dẹp bỏ “hoạt động băng đảng”. Tổng cộng đã có 271 học viên bị bắt, trong đó 165 người vẫn bị giam cầm tại thời điểm viết bài này, và 159 học viên bị sách nhiễu.
Học viên lớn tuổi nhất bị bức hại là 91 tuổi. Nhiều học viên khác bị ngược đãi trong khi bắt và/hoặc trong thời gian bị tạm giam sau đó. Cá biệt một số còn bị cưỡng ép lấy mẫu máu. Công an còn tống 11 học viên với tổng số tiền là 34.846 tệ.
Bắt giữ và sách nhiễu xuất hiện ở 26 tỉnh thành và nhiều thành phố trực thuộc trung ương. Nơi xảy ra nhiều vụ bắt giữ nhất là tỉnh Sơn Đông (94 vụ), tiếp đó là Cát Lâm (35 vụ), Hà Bắc (22 vụ) và Liêu Ninh (18 vụ). Nơi có nhiều trường hợp sách nhiễu nhất là tỉnh Tứ Xuyên (30 vụ), sau đó là Sơn Đông (21 vụ), Hà Bắc (19 vụ) và Cát Lâm (14 vụ).
Số học viên Pháp Luân Công bị bắt và sách nhiễu trong tháng 9 năm 2018
(Màu đỏ: số học viên bị bắt giữ; màu xanh: số học viên bị sách nhiễu)
Ngoài ra, còn có 77 học viên bị kết án tù và phạt tiền tổng cộng 220.000 tệ vào tháng 9.
Một phụ nữ bị áp thời hạn ép bỏ tu luyện đã tuyệt thực phản đối việc bắt giữ
Bà Dương Lâm đã tuyệt thực hơn chục ngày ở Trung tâm Tẩy não Tỉnh Hà Bắc sau khi bị bắt vào ngày 19 tháng 9 năm 2018. Gần đây, có thông tin là bà đã ăn trở lại, nhưng chưa rõ về tình trạng sức khỏe của bà và cũng không rõ có phải bà bị bức thực hay không.
Bà Dương, ngoài 40 tuổi, là nhân viên của một công ty năng lượng ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Từ tháng 3 năm 2018, viên chức Phòng 610 và người ở ủy ban khu phố đã gây áp lực để ép bà từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Các viên chức còn gây áp lực cho cả cấp trên của bà ở chỗ làm, khiến vị này vào ngày 13 tháng 8 đã ra thời hạn hai ngày, ép bà Dương phải từ bỏ đức tin, nếu không, bà sẽ bị phạt nặng. Cấp trên cũng nói cho bà về việc chính quyền đang nhắm đến hai học viên Pháp Luân Công của một công ty nhà nước ở quận Tân Hoa, trong đó có bà Dương.
Bà Dương đã cố gắng giảng chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản cho cấp trên của bà, nhưng ông chỉ nhắc về việc công ty đang chịu áp lực lớn từ cấp trên.
Bà Dương nói bà sẽ không từ bỏ đức tin của mình.
Một tháng sau, ngày 19 tháng 9 năm 2018, ba cảnh sát thường phục đã đến chỗ làm và bắt giữ bà Dương. Họ đưa bà tới Trung tâm Tẩy não Hà Bắc và giam cầm bà từ đó đến nay.
Mười vụ bắt giữ trong tám ngày
Tháng 9 năm 2018 có ít nhất 10 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông, bị bắt trong vòng tám ngày.
Ngày 4 tháng 9, ông Vương Tân Vinh và ông Tôn Diệu Hương ở thị trấn Trương Tinh bị bắt giam tại Trại tạm giam Yên Thai. Ngoài ra, nhà ông Tôn cũng bị lục soát. Bà Vương Tuyết Phân ở thị trấn Kim Lĩnh cũng bị bắt cùng ngày và bị giam giữ dưới diện hành chính trong 15 ngày.
Ngày 6 tháng 9, có ba học viên bị bắt, bao gồm bà Lưu Thụ Mẫn ở thị trấn Kim Lĩnh, bà Diêm Học Phân ở thị trấn Tất Quách và bà Trương Thục Bình ở thôn Bắc Quan Tây.
Ngày 8 tháng 9, bà Khương Thanh Chi bị bắt tại trang trại lợn của bà. Công an cũng lục soát nhà bà. Hiện bà đang bị giam tại trại tạm giam Yên Thai. Theo gia đình bà Tương, những người tìm cách đưa bà ra khỏi trại vào ngày 17 tháng 9, công an thông báo rằng họ đã gửi hồ sơ của bà Tương lên viện kiểm sát.
Một học viên khác, bà Lưu Thục Cầm, 73 tuổi, bị công an sách nhiễu vào trưa ngày 8 tháng 9. Công an lôi bà tới đồn công an, lấy mẫu máu, vân tay và chụp hình bà Lưu. Bà phải trả 2.000 tệ phí bảo lãnh để được trả tự do.
Ngày 11 tháng 9, ông Lý Văn Đức và ông Tống Kiên Văn ở thị trấn Linh Lung (LingLong) đã bị bắt, nhà họ cũng bị lục soát.
Các học viên cao tuổi cũng không ngoại lệ
Ông Lý Bồi Cao 81 tuổi, cư dân thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Ông bị bắt lúc 2 giờ chiều ngày 15 tháng 9 năm 2018, sau khi có người tố giác ông phát tài liệu về Pháp Luân Công. Công an đã đưa ông về nhà và tịch thu sách Pháp Luân Công của ông. Mãi đến 1 giờ sáng hôm sau, ông mới được thả ra. Tuy nhiên, sau đó ba ngày, công an lại đến nhà ông Lý để sách nhiễu.
Ông Vu Gia Xuyên, 91 tuổi, sống tại thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Sơn Đông. Ngày 25 tháng 7 năm 2018, khi ông đang ở nhà, có hai công an ở Đồn Công an Hải Dương đến sách nhiễu. Họ hỏi ông còn tu luyện Pháp Luân Công không, và con trai ông trả lời rằng anh chưa bao giờ thấy ông tập các bài công của Pháp Luân Công. Sau đó, công an đã tự tiện lấy đi bức tranh mừng thọ của ông.
Ông Lý và ông Vu không chỉ là những học viên cao tuổi duy nhất bị nhắm đến chỉ vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Còn có hơn 20 học viên khác đã ngoài 70 mới đây cũng bị bắt hoặc bị sách nhiễu.
Ngược đãi học viên trong thời gian giam cầm
Ông Mục Quân Khuê và bà Trương Ngọc Mai là hai học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Ông Mục bị bắt trên đường đi làm tầm 8 giờ hơn, sáng ngày 7 tháng 9 năm 2018. Bà Trương, một trong những nhân viên của ông, cũng bị bắt khoảng giờ đó.
Hà Vỹ, đội trưởng Đội An ninh Nội địa ở quận Khoan Thành đã đánh vào đầu và vào mặt ông Mục. Trong một lần khám sức khỏe, công an Dương Quang đã đánh ông Mục và còng tay ông chặt đến mức cổ tay của ông bị sưng lên. Ngoài ra công an Dương còn tát vào mặt bà Trương nhiều lần và hét lên: “Tôi là Dương Quang đấy. Bà có dám thì cứ kiện tôi đi!”
Cưỡng bức thu thập mẫu máu
Một số học viên bị ép lấy mẫu máu không vì lý do gì. Khi bà Lý Phi (Li Fei), một học viên 40 tuổi ở Thiên Tân, đang trên đường đi làm vào ngày 3 tháng 9 năm 2018 thì bị một công an chặn lại ở ngay gần nhà bà. Sau khi xác định được danh tính, công an đã đẩy bà vào xe cảnh sát.
Tại Đồn Công an Đường Khoan Thành, trước khi thẩm vấn bà, công an đã yêu cầu bà cung cấp mẫu máu và dấu vân tay. Tuy nhiên, bà Lý đã từ chối. Công an ở đây đã cố ép bà nhiều lần nhưng công an không được. Cuối cùng, họ đưa bà sang một phòng khác; tại đây, hai công an giữ hai tay bà, còn một số công an mặc thường phục khác ghìm hai chân bà xuống.
Một bác sỹ đã lấy năm ống máu của bà Lý, khiến bà bị choáng và mất sức. Sau lần đó, họ còn lấy thêm một ống máu của bà Lý nữa.
Cha bị bắt sau khi con gái đăng ký tham gia thi hát ở Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV)
Một số vụ bắt giữ được tiến hành để ngăn không cho các học viên tham gia vào các hoạt động ở hải ngoại. Cô Tống Tư Quyên là con gái của một học viên Pháp Luân Công, ông Tống Hiến Đông, ở Nội Mông. Tháng 7 năm 2018, qua điện thoại, cô đăng ký tham gia “Cuộc thi Thanh nhạc người Hoa Quốc tế lần thứ 7” được tổ chức bởi NTDTV, đài truyền hình có trụ sở ở New York chuyên báo cáo các nội dung không kiểm duyệt về Trung Quốc, trong đó có cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Cô Tống được chấp thuận tham gia cuộc thi nên đã bay tới New York vào ngày 26 tháng 9 để tham dự cuộc thi. Đúng hôm trước ngày lên đường, công an ở thành phố Xích Phong đã xông vào nhà cô và bắt cha cô. Tuy nhiên, cả cô Tống và mẹ cô đều không ở nhà vào lúc đó.
Công an cũng lục soát nhà cô Tống và tịch thu các giấy tờ cho chuyến đi nước ngoài của cô. Công an còn huy động nhiều người tìm kiếm cô Tống và mẹ cô.
Công an cắt điện nhà học viên
Bà Lý Trân Liên ở thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, bị công an sách nhiễu vào ngày 10 tháng 9. Khi công an tới nhà để tìm bà vào buổi sáng, bà Lý không mở cửa. Một công an đã cắt điện nhà bà vào buổi chiều rồi ngồi trong xe đậu gần đó để theo dõi bà cả đêm.
Sau khi bà Lý gọi một thợ điện đến để nối lại điện vào cuối ngày, công an lại cắt điện tiếp. Khi nghe thợ điện nói bảng điện đã bị phá hỏng, bà Lý đã nói với công an qua cửa sổ rằng bà sẽ làm đơn kiện họ.
Dù công an đã phục hồi đường điện cho nhà bà nhưng họ lại gửi bà một thông báo về việc trả tự do cho bà. Khi bà Lý từ chối ký vào thông báo, công an đã yêu cầu người ở phòng ủy ban khu dân cư ký vào thông báo đó.
Công an đi 1.600 dặm để sách nhiễu một học viên
Hai công an đã vượt qua quãng đường hơn 1,600 dặm để sách nhiễu một học viên. Vào ngày 18 tháng 9, sáu ngày trước dịp Tết Trung Thu, hai công an tới nhà bà Vương Tường Linh (Wang Xiangling) ở thành phố Quý Dương tỉnh Quý Châu.
Hai công an này là người ở quê bà Vương ở thành phố Xích Phong, Nội Mông, nơi bà bị bắt nhiều lần chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó, bà chuyển tới Quý Châu để sinh sống. Tuy nhiên, vì không thấy bà ở địa phương nên công an đã từ Xích Phong tới Quý Châu để tìm bà. Họ muốn quay một đoạn phim về bà, nói rằng đó là yêu cầu của cấp trên để xác định nơi ở và tình trạng của bà Vương.
Báo cáo liên quan:
3.628 học viên bị bắt giữ hoặc sách nhiễu chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công trong nửa đầu năm 2018
Trường Xuân: Ông Mục Quân Khuê và bà Trương Ngọc Mai bị cảnh sát bắt giữ và đánh đập tàn nhẫn
Thiên Tân: Một phụ nữ bị giam giữ phi pháp 28 ngày và bị cảnh sát cưỡng chế lấy mẫu máu
Hà Bắc: Một phụ đã tuyệt thực để phản đối việc bị bắt và giam giữ phi pháp trong trại tẩy não
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/22/376086.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/2/173094.html
Đăng ngày 13-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.