Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Thiên Tân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 6-10-2018] Trong nhiều báo cáo về việc sát hại học viên Pháp Luân Công để lấy tạng được nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc, cho thấy các học viên bị cưỡng chế lẫy mẫu máu mà không hề biết lý do. Sự việc này vẫn đang tiếp diễn, và trường hợp bắt giữ và lấy mẫu máu của một học viên ở Thiên Tân trong tháng trước là một ví dụ điển hình.

Cô Lý Phi, ngoài 40 tuổi, nguyên quán ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, hiện đang sinh sống ở khu Tân Hải Tân. Lúc 6 giờ 30 phút ngày 03 tháng 9 năm 2018, khi cô vừa mới rời nhà để tới nơi làm việc, cảnh sát đã chặn đường cô. Sau khi xác nhận danh tính của cô, cảnh sát đã cưỡng chế cô vào xe cảnh sát.

Tại Đồn Cảnh sát Đường Bản Xưởng, cảnh sát đã tịch thu toàn bộ đồ đạc cá nhân của cô, trong đó có điện thoại và chìa khóa. Sau đó, họ tới nhà cô và lấy đi toàn bộ sách Pháp Luân Công và các tài liệu liên quan, cũng như các sách “Cửu Bình” và “Tuần báo Minh Huệ”. Cánh sát cũng lấy đi hộ chiếu và các tờ tiền giấy có viết dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.

Trước khi thẩm vấn cô Lý, một cảnh sát yêu cầu cô để họ lấy mẫu máu và dấu vân tay. Cô từ chối bởi lẽ cô không hề phạm tội. Trong suốt thời gian thẩm vấn, cô từ chối trả lời mọi câu hỏi của cánh sát. Cảnh sát không có sự lựa chọn nào khác đành kết thúc thẩm vấn.

Chiều hôm đó, một cảnh sát đã đưa cô tới Bệnh viện Đại Cảng để kiểm tra y tế và cố gắng lấy mẫu máu của cô. Cô Lý dùng hết sức phản kháng, và cảnh sát đã không thể lấy được mẫu máu của cô sau ba lần cố gắng.

Sau khi gọi điện thoại xin chỉ thị từ các quan chức cấp cao hơn, những cảnh sát đó đã quyết định thử lấy mẫu máu của cô lần nữa. Hai người trong số họ đã khống chế cô, cô nắm chặt tay không phối hợp. Một nam cảnh sát mặc thường phục đã cố gắng cậy các ngón tay của cô xòe ra, nhưng bất thành.

Sau đó, cảnh sát đã đưa cô tới một căn phòng khác để lấy mẫu máu. Hai cảnh sát ghì chặt cánh tay của cô, còn các cảnh sát mặc thường phục khác đè chân của cô xuống. Một bác sỹ rút năm ống máu của cô, khiến cô hoa mắt, choáng váng và không còn chút sức lực.

Sau đó cảnh sát đưa cô tới một trại tạm giam và cưỡng chế cạy các ngón tay của cô, nhưng họ đã không thành công. Lãnh đạo trại không tiếp nhận cô vì cô chưa được kiểm tra y tế. Họ tăng cường thêm cảnh sát, cưỡng chế cô Lý phải chụp x-quang tại Bệnh viện Tân Thành. Ba cảnh sát đã giữ chặt cô trong quá trình quét, và lấy của cô thêm một ống máu.

Cuối cùng, cảnh sát đưa cô tới trại tạm giam Số 3 Đại Cảng, tại đây cô Lý đã từ chối đọc nội quy của trại và không ký tên vào bất kỳ giấy tờ nào.

Trong suốt 28 ngày bị giam giữ, cô Lý chỉ bị thẩm vấn duy nhất một lần những thông tin căn bản của cô, không thẩm vấn điều tra thêm về bất kỳ chủ đề nào khác. Thêm vào đó, trong suốt thời gian đó, chỉ duy nhất một việc mà các nhân viên phá án làm là lấy sáu ống nghiệm máu của cô Lý.

Ngày 29 tháng 9, gia đình cô Lý đã đi tới đồn cảnh sát để yêu cầu thả người và nộp thư tố cáo các cảnh sát đã bức hại cô Lý. Một cảnh sát nói với họ rằng họ đã chuyển hồ sơ vụ việc của cô Lý tới viện kiểm sát. Sau đó, gia đình cô đã tới viện kiểm sát để nộp thư tố cáo, nhưng cơ quan này không tiếp nhận.

Tối ngày 30 tháng 9, các cảnh sát đưa cô Lý trở tại Đồn Cảnh sát Đường Bản Xưởng và yêu cầu cô ký tên vào một tờ giấy có việt nội dung phỉ báng Pháp Luân Công. Một lần nữa cô Lý lại từ chối ký tên. Buổi tối hôm đó, cô đã được trả tự do.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/6/375431.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/14/172847.html

Đăng ngày 18-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share