Viết bởi một đệ tử Trung quốc
[Minh Huệ] Giang Trạch Dân và chế độ của y, phải chịu trách nhiệm về chính sách khủng bố Pháp Luân Công, và đã bị nhiều quốc gia trên thế giới kiện ra toà về tội trạng về nhân chủng, diệt chủng, và tra tấn. Rất nhiều tỉnh, thành phố, và cơ quan chính phủ trung ương đã bị Tổ chức Thế giới Điều tra về chính sách khủng bố Pháp Luân Công làm báo cáo, và thu thập tất cả các tội ác của họ khi họ tham gia vào chính sách khủng bố. Một số nhân viên cao cấp trong chính phủ cũng đã bị toà án trên thế giới buộc tội, như bí thư Đảng ủy Bắc kinh là Liu Qi, tỉnh trưởng Liaoning là Xia Deren, Công an trưởng của tình Hubei là Zhao Zhifei, và cựu bộ trưởng tuyên truyền là Ding Guangen. Còn hơn 10000 tên trong danh sách là những tên tà ác đã tham gia vào chính sách khủng bố vô nhân đạo này.
Một số người còn lầm lẫn, và họ hỏi tại sao chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân là bất hợp pháp và không đúng với hiến pháp. Họ nói rằng theo như dư luận, thì Quốc hội Nhân dân tuyên bố cấm chỉ Pháp Luân Công.
Vì dư luận là bộ máy tuyên truyền đã lừa bịp rất nhiều người trước đây, ở đây chúng tôi muốn nói rỏ sự thật hơn.
1. Về việc gán ép Pháp Luân Công là “tà giáo”
Một số người đã nói rằng Quốc hội Nhân dân quyết định về Pháp Luân Công, mà là một điều hiểu lầm to lớn do bộ máy tuyên truyền gây nên.
Chính Giang Trạch Dân là người đầu tiên gọi Pháp Luân Công là “tà giáo”. Vào này 25 tháng 10 năm 1999, 3 tháng sau khi chính sách khủng bố bắt đầu, khi được phỏng vấn bởi tờ báo Le Figaro, tại Pháp, Giang Trạch Dân nói rằng “Pháp Luân Công là một tà giáo”. Vào ngày 28 tháng 10 năm 1999, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của đảng, tiếp theo lời nói của Giang Trạch Dân, có bài bình luận đặc biệt và tuyên bố rằng “Pháp Luân Công là nhóm tà giáo”
Vài ngày sau đó, vào ngày 30 tháng 10 năm 1999, Quốc hội Nhân dân Trung quốc thông qua “Quyết định cấm chỉ các nhóm tà giáo, và để chống phá những hoạt động của nhóm tà giáo”. Không phải là hành động của Quốc hội Nhân dân, mà cũng không phải là quyết định “giới thiệu những vấn đề nghiêm trọng trong khi thực thi luật pháp để đối phó với những tội ác của các tổ chức tà giáo” của Toà án Tối cao Nhân dân và Công tố Tối cao Nhân dân, đã sử dụng những từ ngữ có liên hệ trực tiếp với Pháp Luân Công.
Hai sự kiện trên rõ ràng chứng tỏ rằng:
Chính Giang Trạch Dân là người đầu tiên gán cho cái tên là “tà giáo”
Là chủ tịch Trung quốc thời đó, Giang Trạch Dân đã vi phạm hiến pháp Trung quốc.
Theo Điều luật 80, 81 của Hiến pháp Trung quốc, mà định nghĩa quyền hạn của chủ tịch, thì vị chủ tịch quốc gia không có quyền hành để định nghĩa một tội ác nào dựa trên đặc điểm về cá nhân, cơ quan, hay phương pháp nào cả. Điều luật thứ 5 của Hiến pháp Trung quốc nói rằng “Không một cơ quan hay cá nhân nào có thể có đặc quyền là cao hơn luật pháp được”. Vì thế, không có sự đồng ý hay phán quyết của Công tố viện, hay toà án, hay Quốc hội, mà Giang Trạch Dân tuyên bố rằng “Pháp Luân Công là một nhóm tà giáo” là y đã vượt quá quyền hạn của y.
2. Về việc cấm chỉ Pháp Luân Công
Đoàn thể mà Bộ Văn hoá cấm chỉ trong bản tuyên ngôn của họ không có tồn tại thực sự. Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp xuất phát từ một chi nhánh của Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung quốc. Sau khi tách khỏi Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung quốc vào năm 1996, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp không tồn tại nữa. Theo tin từ Minghui.net, sau khi tách ra khỏi Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung quốc, thì Hội Pháp Luân Đại Pháp trước đây đã nộp đơn xin đăng ký với Bộ Văn Hoá, Bộ Strategically United Action, Quốc hội Nhân dân, Cơ quan Đặc trách về Tôn giáo, Ủy ban Giáo dục Thân thể Quốc gia, Trung tâm Giáo dục Thân thể Quốc gia và các văn phòng chánh phủ khác. Không có một cơ quan nào chấp thuận đơn xin đó.
Mặc dầu giả sử nếu sự tuyên bố của Bộ Văn hoá là đúng, cơ quan mà họ ngăn cấm là “Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp”, chứ không phải là Pháp Luân Công. Điều luật 35 của Hiến pháp Trung quốc phát biểu rõ ràng rằng “Công dân của Cộng hoà Nhân dân Trung quốc có đủ các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, hội họp, diễn hành và biẻu tình”.
Điều luật 5 [về luật pháp] thì Hiến pháp phát biểu rằng:
(1) Chính phủ phải tôn trọng quyền hạn và công bằng của chính sách pháp lý.
(2) Không có luật lệ này hay quyền hạn nào hay thể chế tại địa phương nào có thể vượt quá Hiến pháp.
(3) Tất cả các cơ quan chính phủ, quân đội, và tất cả đảng phái và tổ chức công cộng, và tất cả hội đoàn và cơ quan liên hệ phải tuân thụ theo Hiến pháp và luật pháp. Tất cả các hành động vi phạm Hiến pháp và luật pháp phải được cứu xét.
(4) Không một cơ quan hay cá nhân nào có được đặc quyền mà ở trên Hiến pháp hay luật pháp.
Phân giải về Điều luật 5, không những cơ quan mà bị Bộ văn hoá ngăn cấm không thực sự tồn tại, và việc tuyên bố là bất hợp pháp vì nó vi phạm đến Hiến pháp Trung quốc.
3. Về vấn đề tuyên bố của Bộ Văn hoá trong “Sáu Cấm”
Để chứng tỏ rằng lời tuyên bố của Bộ An ninh Công cộng là bất hợp pháp, chúng ta chỉ cần nghiên cứu 6 điều cấm mà thôi. Đó là:
1. Cấm không ai được treo khẩu hiệu, tranh ảnh, dấu hiệu và những hình ảnh đặc biệt tại bất cứ nơi nào hay trường hợp nào để phổ biến Pháp Luân Công.
2. Cấm không được phân phát tài liệu, sách báo, băng hình hay nhạc và bất cứ phương tịện nào để phổ biến Pháp Luân Công, tại bất cứ nơi nào hay trường hợp nào.
3. Cấm không được tụ tập, nhóm họp để “tập Công Pháp tập thể”, “phổ biến Pháp” và tất cả những hoạt động Pháp Luân Công, tại bất cứ nơi nào hay trường hợp nào.
4. Cấm không được tổ chức “Pháp hội”, “diễn hành”, và “biểu tình” mà để phổ biến Pháp Luân Công bằng phương pháp như “thiền tập” hay “thỉnh nguyện”
5. Cấm không được thêu dệt hay nói không đúng sự thật, phao tin đồn một cách cố ý, hay kích thích và can nhiễu trật tự xã hội bằng mọi hình thức.
6. Cấm không được cho tổ chức, nhóm họp, hay tổ chức những hoạt động có tính cách chống chính phủ.
Từ những “cấm” này, chúng ta có thể thấy là chúng nói đùa với hệ thống pháp lý và cái mà chính phủ gọi là “dân chủ” hay “dân làm chủ”
Lời tuyên bố này, rất rõ ràng là đã vi phạm những điều đã quy định trong Hiến pháp và tước đoạt quyền tự do dân chủ của dân khi họ thỉnh nguyện lên chính phủ, và chúng dùng những điểm này để lấy cớ trong chính sách khủng bố.
Quốc hội Nhân dân đã thành lập một cơ quan đặc biệt để điều tra những tội trạng vi phạm Hiến pháp. Công tố viện Tối cao nói rằng từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005, họ sẽ điều tra năm loại vi phạm đến nhân quyền của các cơ quan chính phủ. Nhân dân đã bắt đầu mong đợi những hành động cụ thể để chống lại chính sách khủng bố Pháp Luân Công một cách rõ ràng và đầy đủ lương tâm.
Trong khi đó, những bắt bớ trái phép, những khám xét nhà vô cớ, và những lớp tẩy não tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy vẫn còn tiếp tục. Một số toà án điạ phương vẫn còn đang đưa các đệ tử Pháp Luân Công ra xử. Nếu những cơ quan như thế còn biết đến pháp lý, họ sẽ biết ai là người đáng bị ra trước vành móng ngựa.
26-9-2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/9/26/85122.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/11/9/54340.html.
Dịch và đăng ngày 13-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.