Bài của học viên Quy Chân ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-09-2009] Mỗi tuần chúng tôi cùng nhau học một bài Chuyển Pháp Luân. Các học viên tham gia thay phiên nhau đọc một đoạn. Sau khi học xong bài Pháp, chúng tôi thảo luận với nhau và chia sẻ kinh nghiệm. Khi đến giờ phát Chánh Niệm thì chúng tôi ngưng đọc. Sau một thời gian, chúng tôi nhận thấy tâm tính của mỗi người nâng lên ở mức độ khác nhau. Tôi cũng phát hiện một số chấp trước ẩn giấu ở trong tôi mà trước đó tôi không rõ. Tôi viết ra bài này không chỉ để cảnh báo bản thân mà còn để nhắc nhở các bạn đồng tu từ bỏ những chấp trước giống như tôi khi chúng hiển lộ. Một số chấp trước mà tôi nhìn ra là như sau:

Chấp trước 1 – Quá chú trọng đến việc giữ ngôn từ chặt chẽ, tốc độ đọc và phát âm chính xác.

Đọc Pháp cho chính xác là điều quan trọng. Tuy nhiên, tôi thấy rằng tôi có chiều hướng nhấn mạnh một số câu hoặc đoạn và đọc nhanh để thể hiện sự hiểu biết sâu của tôi về các câu hoặc đoạn đó. Nhưng cho dù đạt được mục tiêu đọc lưu loát, vẫn thiếu một tâm thái cần thiết để không ngừng ngộ Pháp. Đối với chấp trước này, trên cơ thể tôi có một số phản ứng bao gồm tê hoặc đau chân, đôi lúc chóng mặt và thiếu tỉnh thức. Khi tôi bắt đầu đọc Pháp với một tâm tĩnh lặng và an hòa, các cảm giác khó chịu trên thân biến mất. Thay vì đó, cơ thể và tâm trí tôi hòa tan trong niềm vui học Pháp. Do đó, tôi cảm thấy sung sướng trong trạng thái ‘Phật quang phổ chiếu, Lễ nghĩa viên minh.(Chuyển Pháp Luân) Nhờ vậy, giờ tôi đã biết lý do vì sao tôi lại thích nghe một vài bạn đồng tu đọc Pháp đến như vậy ngay cả cho dù có một số chỗ sai hoặc ngắt nghỉ trong lúc đọc. Trái lại, tôi không có nhiều cảm xúc khi nghe một số bạn đồng tu khác đọc, cho dù họ đọc rất lưu loát. Đọc vẹt làm sao có thể so sánh được với đọc từ trong tâm?

Chấp trước 2 – Ngắt lời những người khác trong lúc thảo luận nhóm.

Đó là một vấn đề mà tôi có trước khi tu luyện, và vấn đề này vẫn còn tồn tại. Trong lúc thảo luận nhóm, thay vì kiên nhẫn nghe các bạn đồng tu trình bày, tôi có thói quen xen vào khi tôi gặp đề tài mà mình quan tâm hoặc khi tôi cảm thấy rằng tôi hiểu biết chủ đề đó nhiều hơn. Đó là biểu hiện đặc thù của tâm hiển thị. Từ đó tôi bắt đầu chú ý hơn đến chấp trước này.

Chấp trước 3 – Lảng tránh khi cần thừa nhận những thiếu sót.

Thay vì nhìn nhận một cách thẳng thắn thiếu sót của chính mình, tôi luôn rào trước bằng những lời như sau: “Một số đồng tu chúng ta cũng có vấn đề như vậy, và tôi cũng có vấn đề tương tự” Có vẻ như việc né tránh thiếu sót thực sự của chính mình không phải chỉ giúp giữ thể diện mà còn đạt được yêu cầu nhìn vào trong. Kỳ thật, đó cũng là một chấp trước rất xấu cần phải được tiêu trừ.

Chấp trước 4 – Thành kiến với các bạn học viên.

Khi tôi nghe một bạn đồng tu nói về những sự thiếu sót của một bạn đồng tu khác, tôi sẵn sàng đóng vai học viên đó, dùng lời nói và hành động của người đó như thế để làm cho kết luận được khẳng định chắc chắn. Vô tình, tôi đang nghĩ trong tâm: “Người học viên này đúng là như lời người kia nói. Anh ta là loại như vậy đấy, tệ hơn một người thường.” Khi tôi hiểu ra vấn đề của chính mình, thay đổi quan niệm trước đây, và chia sẻ kinh nghiệm với người đó, tôi liền thấy rằng người học viên này có nhiều phẩm chất quí báu mà một người tu cần có.

Học Pháp chung cũng là môi trường cho chúng ta tu luyện. Khi chúng ta còn kiên định, chúng ta có thể học được từ điểm mạnh của các học viên khác và tìm thấy những thiếu sót của mình qua việc nhìn vào trong. Nhờ đó chúng ta có thể đề cao tâm tính của mình. Tôi rất vui được tham dự trong một nhóm học Pháp chung. Tôi cũng hy vọng tất cả các bạn học viên đều được gia nhập các nhóm học Pháp chung, nếu điều kiện cho phép; nhất định điều đó sẽ có ích đối với các bạn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/14/208299.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/27/111126.html
Đăng ngày 05-10-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share