[MINH HUỆ 06-08-2009] Tất cả những học viên mà cũng là người chủ đều muốn có các bạn đồng tu khác làm việc cho mình với tư cách là nhân viên. Không chỉ vì các bạn đồng tu có thái độ làm việc thực tế mà vì cũng sẽ dễ dàng hơn để tạo ra một môi trường cùng nhau chia sẻ và thăng tiến. Một môi trường như vậy rất quan trọng để cứu độ chúng sinh và đề cao chỉnh thể.

Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng thực tế không hoàn toàn như vậy. Ngay khi các đồng tu đến làm việc dưới quyền một ‘học viên làm chủ’, mâu thuẫn đã phát sinh, mà có khi trở thành càng ngày càng nghiêm trọng. Cuối cùng, nhiều học viên bỏ việc và cả đôi bên đều cảm thấy khá khó chịu và nặng nề trong tâm. Lý do chính của vấn đề này là vì cả hai phía đều tập trung vào thiếu sót của người kia, thay vì nhìn vào trong bản thân mình vô điều kiện và coi công việc như một môi trường tu luyện, để cả chỉnh thể có thể thăng tiến qua sự chia sẻ chân thành. Khi các học viên không làm tốt, đôi lúc, tư cách của họ thậm chí có thể tệ hơn một người thường và để lại cho người khác ấn tượng không tốt.

Một học viên làm việc trong một doanh nghiệp mà một bạn đồng tu làm chủ. Người chủ đánh giá cao anh ta. Không bao lâu sau khi anh ta bắt đầu làm việc ở đó, tất cả các bạn đồng nghiệp đều khen ngợi thái độ làm việc thực tế và năng lực của anh, cũng như việc anh luôn tình nguyện làm thêm giờ. Anh nhanh chóng được thăng lên chức quản lý bộ phận. Tuy nhiên, anh ta không cảm thấy thoải mái với cách thức điều hành doanh nghiệp của ‘học viên làm chủ”, vì vậy anh ta thường trình bày những quan điểm chống đối với quan điểm của người học viên làm chủ. Mỗi khi anh ta nêu lên các vấn đề này, người học viên làm chủ đều lắng nghe và cân nhắc cẩn thận, vì anh ta tin rằng người bạn đồng tu này có thành ý, cả cho dù các vấn đề và ý kiến đưa ra không áp dụng được. Điều hành một doanh nghiệp giống như lái một chiếc xe trên đại lộ thương mại: người chủ có một tầm nhìn rõ hơn cách về cách đánh giá tình thế và có thể quyết định tốt hơn nơi nào cần tiến nhanh và nơi nào cần chậm lại. Vì vậy, cho dù người học viên làm chủ chăm chú lắng nghe những đề nghị mà người học viên làm nhân viên nêu lên, (đôi lúc với cách thức rất gay gắt), anh ta không chọn lựa áp dụng tất cả những đề xuất đó. Khi điều này xảy ra, người học viên làm nhân viên trở nên rất bất bình và nói, “Tôi đề xuất là vì anh và vì quyền lợi của công ty. Tại sao anh không nghe theo?”

Sau một vài lần khi các đề nghị của anh ta không được chấp thuận, người học viên làm nhân viên nói rằng anh sẽ từ chức. Sau này, ngay cả cho dù họ đã nói chuyện và chia sẻ cùng nhau một vài lần, cả hai đều bị kẹt trong quan điểm mạnh mẽ của mình. Nếu người học viên làm chủ áp dụng những đề xuất của người bạn đồng tu, toàn bộ việc bố trí của cả công ty sẽ bị ảnh hưởng. Các ‘đề xuất tốt’ đều là dựa trên tình hình cục bộ và người đồng tu đó không rõ về các chiến lược và kế họach phát triển tổng quát. Góc độ này cho thấy rằng người học viên làm nhân viên không hiểu đủ về người chủ của mình và đã không nhìn nhận vấn đề từ một khía cạnh toàn diện hơn. Khi đưa ra các đề nghị của mình, anh ta cũng quá chấp trước vào cái tôi và vào việc chứng thực bản thân: “Nếu anh không chấp nhận các đề nghị của tôi, tôi sẽ bỏ đi!” Điều này khiến cho người chủ cảm thấy rất buồn: “Thật là khó! Anh ta (người học viên làm nhân viên) thật xuất sắc trong công việc, nhưng khi anh ta xung đột với tôi, anh ta còn hành động tệ hơn bất cứ ai. Không có người nhân viên nào khác dám đối xử với tôi như vậy.”

Vấn đề chính yếu ở đây là ‘người học viên làm nhân viên’ đối đãi với người ‘học viên làm chủ ’như một người ‘thân quyến’, có nghĩa là, một người rất thân thiết, và thậm chí còn đặt anh ta cao hơn người ấy, hành xử như thể chính anh ta mới là ‘chủ’. Khi anh ta nói chuyện, anh ta không giữ một thái độ tôn trọng và thậm chí còn không nghĩ đến việc thái độ của anh ta có thể tạo ra ảnh hưởng đối với các nhân viên khác. Anh ta tự đề cao mình và cố khoe khoang thay vì nhìn vấn đề ở vị trí của người học viên làm chủ. Anh ta không trình bày các ý kiến của mình một cách ôn hòa. Khi chúng ta tự đề cao bản thân, cho dù thậm chí được che đậy sâu kín, cái ‘tôi’ mạnh mẽ vẫn ở ngay sau lưng chúng ta. Là học viên chúng ta cần tu cái tâm của mình, đó là thành thật nhìn vào trong và tìm ra các chấp trước người thường đang bị phơi bày qua mâu thuẫn rồi buông bỏ chúng đi. Nếu chúng ta không làm được điều đó, vậy chúng ta đã bỏ phí mất một cơ hội tu luyện qúy báu mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta. Ít nhất, nó cũng cho thấy rằng chúng ta vẫn chưa thành thục trong việc nhìn vào trong.

Một học viên khác làm việc dưới quyền một ‘học viên làm chủ’, người này không có năng lực bằng người học viên làm nhân viên này. Nơi sở làm, các nhân viên thường nói sau lưng người chủ về các thiếu sót trong quản lý và về cách thức nói và làm của người chủ. Thông thường, đó là một cơ hội tốt để đồng tu này giúp người chủ điều hòa môi trường làm việc và tự đề cao bản thân. Tuy nhiên, người học viên này không những không lặng lẽ làm cho hòan cảnh trở nên hài hòa, mà còn đi theo những người khác nói xấu người chủ sau lưng. Sau một vài lần, người chủ hiểu ra vấn đề, nhưng ông ta thấy khó mà giải quyết và cả hai đều thấy khó mà có thể hiểu được nhau. Cuối cùng, người chủ chỉ trích người bạn đồng tu về những điều mà anh ta làm trong một họp chung. Người bạn đồng tu này cảm thấy mất thể diện và không bao lâu sau đã nghỉ việc.

Kỳ thật, cho dù bạn là chủ hay là nhân viên trong đời này, mọi thứ đều được an bài thể theo lượng nhiều hay ít của Đức mà bạn có hoặc vì những lý do lịch sử khác. Bạn có thể nghĩ: Người này không có tài cán gì, nhưng anh ta được làm chủ, trong khi tôi chỉ có thể làm nhân viên. Thật ra, đó chẳng phải là một cơ hội tốt để buông bỏ các chấp trước người thường của mình sao? Nếu bạn không buông bỏ các chấp trước của mình, vậy cả nếu bạn bỏ việc, né tránh hoàn cảnh đó, thì dù bạn có đi đến đâu bạn sẽ vẫn lại phải đối diện với khó nạn như thế này.

Có một học viên làm chủ khác. Khi anh ta nghe thấy rằng một đồng tu không có công ăn việc làm, anh ta đã nhiệt tình mời anh này về làm cho chính công ty của mình. Tuy nhiên, anh ta thấy rằng anh ta và người bạn đồng tu này không hợp nhau về nhiều mặt. Ví dụ, trong việc giảng chân tướng, người chủ nghĩ rằng họ cần phải bình tĩnh và kiên định và chú ý đến sự an ninh để không cho tà ác lợi dụng bất cứ sơ hở nào, trong khi người đồng tu kia nghĩ là trong việc làm sáng tỏ sự thật và cứu độ chúng sinh, họ cần phải mạnh bạo và cương quyết, dám nói ra và khuyến khích người ta thoái ĐCSTQ. Theo quan điểm của người bạn đồng tu này, mỗi khách hàng đều có tiền duyên và không nên bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để cứu họ. Cuối cùng, cả hai bắt đầu có va chạm và tranh cãi, và không ai có thể thuyết phục người kia nhìn nhận vấn đề từ vị trí của mình. Không may, kết quả cuối cùng là như nhau: người học viên làm nhân viên từ chức và bỏ đi.

Tôi cảm thấy rằng bất kể chúng ta giữ vị trí nào trong đời này, chúng ta cũng có cùng thệ ước và chúng ta có cùng một xuất phát điểm căn bản, đó là cứu độ chúng sinh. Vậy chúng ta thực hiện bằng cách nào đây? Trước tiên chúng ta cần phải thảo luận và và tìm một giải pháp: Cho dù là một người làm sáng tỏ sự thật trong khi những người khác phát chính niệm, hoặc là một vài học viên cùng nói như vậy họ có thể bổ sung cho nhau, với một số ít học viên phát chính niệm. Chúng ta cần hợp tác với chỉnh thể, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể có sức mạnh to lớn hơn để cứu độ chúng sinh. Đối với một người tu, vấn đề căn bản là có thể hay không thể buông bỏ cái tôi, hoặc chấp trước vào cái tôi, và hợp tác với chỉnh thể. Nếu một người không làm được như vậy, người đó sẽ không đắc viên mãn được, bất kể người học viên đó giữ vị trí nào trong xã hội người người thường.

Tôi tin rằng cả hai ‘học viên làm nhân viên’ và ‘học viên làm chủ’ đều nên giữ các nguyên lý ở tầng thứ người thường về vấn đề quản lý. Sẽ không đúng, nếu chỉ vì chư vị là một đồng tu, mà chư vị có thể thay mặt cho người chủ “giành quyền kiểm soát” và ‘cư xử ngạo mạn’. Cả hai bên phải thành thật và chân thành chia sẻ ý kiến với nhau. Dĩ nhiên, người học viên làm chủ không thể ‘lên mặt’ và cũng phải tôn trọng đề xuất của người bạn đồng tu và ảnh hưởng mà chúng có thể có. Mặt khác, người học viên làm nhân viên không nên đơn giản từ chức theo một cách thiếu chín chắn. Thay vì vậy, cả hai phía  nên cố gắng chân thành hợp tác với nhau và làm hết sức để xây dựng một môi trường tốt, cả cho công việc và cho việc cứu độ chúng sinh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/6/205976.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/25/110300.html
Đăng ngày: 24-09-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share