Bài viết của một học viên ở Châu Âu

[MINH HUỆ 27-09-2009] Chị tôi và đứa con trai hai tuổi rưỡi của chị đến thăm gia đình tôi trong một vài ngày. Cháu tôi là một đứa trẻ nhanh nhẹn, và con gái nhỏ của tôi rất thích nó đến. Nhưng có lúc, một số nhân tố xấu trong đầu nó nổi lên, và nó lấy tay đẩy con gái tôi, khiến cho con gái tôi té xuống đất, hoặc thình lình đá vào chân của con gái tôi. Con gái tôi, chỉ mới vừa một tuổi hơn, không thể tự vệ hoặc làm gì mà chỉ biết khóc.

Tất cả chúng tôi đều cố nhẹ nhàng cảnh cáo thằng bé, và cho dù lúc đó tôi không nổi giận, nó vẫn khiến tôi có chút gì khó chịu, chủ yếu là vì tình cảm đối với con tôi. Khi họ đã về, tôi thậm chí còn có một số tư tưởng giận cháu trai mình. Tôi cố nhìn vào bên trong để tìm cái ý nghĩa của việc này và vì sao tôi chứng kiến nó trong nhà tôi. Vợ tôi cũng hơi giận, và thình lình nói với tôi: “Hãy xem kìa, khi con gái mình lớn hơn một chút, chúng ta cần dạy nó tự bảo vệ. Nếu có người đánh nó, nó cũng phải đánh lại. Nếu có người đá nó, nó sẽ đá lại, như vậy không ai dám lấn áp nó nữa.”

Lúc bấy giờ, trông đầu tôi tức thời nổi lên một cảnh tỉnh, “Ý chà, phải chăng đó là trái ngược với điều mà Sư Phụ dạy chúng ta về giáo dục con cái?” Quả thật, như Sư Phụ dạy trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng  thứ hai:

“Khi giáo dục cho trẻ nhỏ, vì muốn tương lai sau này có thể xác lập chỗ đứng trong xã hội người thường nên người lớn thường hay dạy bảo ngay từ tấm bé: “con phải biết sống khôn khéo”. Từ vũ trụ chúng ta mà xét thì thấy “khôn khéo” ấy đã sai quá rồi; bởi vì chúng tôi giảng tuỳ kỳ tự nhiên, đối với lợi ích cá nhân cần coi nhẹ. Nó mà khôn kiểu ấy, chính là chạy theo lợi ích cá nhân. “Đứa nào nạt dối con, con hãy tìm thầy giáo nó, tìm cha mẹ nó”; “thấy tiền [rơi] con hãy nhặt [bỏ túi]”, toàn giáo dục trẻ như thế. Từ bé đến lớn đứa trẻ tiếp thụ những thứ như thế rất nhiều, dần dần tại xã hội người thường tâm lý tự tư của nó càng ngày càng lớn; nó chỉ muốn chiếm lợi riêng cho mình, và nó sẽ tổn đức..”

Bây giờ tôi đã hiểu. Cho dù tôi chấp nhận nguyên lý này về mặt lý thuyết, tôi không nghĩ về nó thấu đáo trong khi dạy chính con mình, và không thật sự tin rằng đó là cách dạy nó tốt nhất. Từ việc này, tôi hiểu được rằng chúng ta phải dạy con cái theo Pháp, chứ không theo tình cảm và các nguyên lý ở cấp người thường. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể giúp chúng xây dựng một nền tảng vững chắc trong suốt cuộc đời. Dĩ nhiên, chúng ta phải bảo vệ con cái chúng ta ở mức tối đa có thể, nhưng chúng ta không nên quá nhạy cảm khi chúng kinh qua một số mất mát hoặc đau khổ, vì đó cũng là một phần của đời sống, dù là tiêu trừ nghiệp lực hoặc trừ bỏ chấp trước.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/27/111125.html
Đăng ngày: 03-10-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share