Bài viết của Hoành Hoành, học viên Đại Pháp ở Đại Liên, tỉnh Lao Ninh

[MINH HUỆ 08-09-2009] Tôi luôn luôn có tính tình nóng nảy, và dễ dàng tức giận. Sau khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp, tôi không tiến bộ nhiều trong phương diện này. Tôi đọc những bài chia sẻ từ các bạn đồng tu nói về việc làm thế nào mà họ đã thay đổi và có thể điều khiển sự giận dữ của họ. Tôi vui mừng cho họ và nói với bản thân mình rằng, “Mình cũng cần phải thay đổi!”

Mẹ tôi, chồng tôi, và con trai tôi đều nói rằng: Tôi là một người rất tốt, trừ cái tính dễ dàng tức giận ra. Khi tôi tức giận, tôi dường như không giống một người tu luyện một chút nào. Tôi dường như giống một con quỷ hơn và tôi thật đáng sợ. Thỉnh thoảng, tôi quyết tâm để bỏ tính xấu này của tôi. Thậm chí tôi đã nói với con trai tôi rằng, “Nếu mẹ mà nổi nóng một lần nữa, làm ơn hãy nhắc nhở mẹ rằng mẹ đã quên rằng mẹ là một người tu luyện.” Con trai tôi hỏi, “Như thế liệu có tác dụng không?” Tôi nói, “Tất nhiên!”. Tuy nhiên, khi tôi gặp phải khó khăn hay một điều gì mà không vừa ý, tôi lại nổi điên lên. Tôi biết những nguyên lý của Pháp về vấn đề này, nhưng tôi dường như không thể kiểm soát bản thân. Khi một điều gì đó hay làm một vài lời nói mà kích động đến tâm tôi, tôi lại mất kiểm soát. Trong một khoảnh khắc tôi muốn bỏ cuộc – Tôi thật sự là không thể sửa được và tôi chỉ thích hài lòng với bất cứ cái gì mà tôi hợp.

Gần đây, tôi đang đọc một bài viết của một đồng tu. Đoạn trích dẫn nằm trong bài Giảng Pháp tại Pháp Hội Miền Tây Mỹ Quốc,

“Tuy nhiên trong quá trình tu luyện, chư vị tu luyện trở nên người tử tế hơn, đến độ mà mỗi khi chư vị nghĩ đến điều gì, chư vị cũng nghĩ đến người khác, như thế là chư vị đang [tu luyện] trở thành một sinh mệnh [có lòng] vị tha. Tu luyện là tu luyện chính mình: Chư vị đạt Viên Mãn, đồng thời tu thành một sinh mệnh cao quý, chỉ nghĩ đến người khác, có thể vì người khác mà hy sinh.”

Điều này làm tôi chấn động. Tôi thắc mắc tại sao tôi không gặp nó trước kia. Nhìn vào trong, tôi nhận ra rằng tôi đã tự cho mình là trung tâm. Thậm chí tôi không thể chịu được khi ngừơi khác được khen ngợi. Đó là bởi vì tôi ích kỷ và tôi có một chấp trước cầu danh mạnh mẽ! Tại sao tôi lại dễ dàng bị làm cho tức giận? Đó chẳng phải là chấp trước tranh đấu với người khác hay sao? Nguyên nhân gốc rễ là tôi muốn vượt trội hơn những người khác và muốn nhận đựợc những lời khen ngợi. Tuy nhiên, nếu mọi ngừơi đều khen ngợi tôi, thì làm sao tôi có thể đề cao bản thân mà không bị rắc rối gì? Tại sao tôi nhận được quá nhiều lời phàn nàn và sự bực mình? Chẳng phải là bởi vì tôi cảm thấy bị phớt lờ và tôi có khuynh hướng phàn nàn về những người khác hay sao? Tôi ghanh tỵ với những người khác mà có nghề nghiệp tốt hay là thu nhập cao. Tôi đã nhận ra rằng tôi thực sự đã sống một cuộc sống đầy phàn nàn và oán giận. Tôi thường nghĩ rằng tôi từ bi và quan tâm tới người khác. Tôi thường nghĩ tôi là một người tu luyện tốt và tôi làm việc cũng tốt.

Nếu như tôi thật sự hoàn toàn sống vì người khác và luôn luôn cân nhắc tới người khác, thì làm sao tôi có thể tức giận và nổi cáu? Đó chẳng phải là ích kỷ đã làm tôi nổi giận hay sao? Tôi nhận ra rằng trong vài năm tu luyện vừa qua, tôi đã quá chấp trước vào tự ngã và sống một cuộc đời thật bất hạnh khi tôi luôn luôn phàn nàn về những người khác. Nó thật kinh khủng. Làm sao tôi không thể thay đổi được? Tôi có thể lên thiên đường với tất cả những chấp trước của mình không? Khi tôi đào lên tất cả những chấp trước này, tâm tôi trở lên nhẹ nhàng và bừng sáng. Tôi quyết định rằng tôi không bao giờ nên bám chặt vào những chấp trước của mình nữa.

Tôi hy vọng rằng tất cả các đồng tu của tôi những ai mà nóng tính nhưng vẫn chưa ngộ được điều này sẽ suy nghĩ về những điều tôi vừa chia sẻ và học được từ nó.

Sư Phụ giảng,

“Chừng nào quý vị còn là người tu, thì dù ở bất kỳ môi trường nào, hoàn cảnh nào, khi quý vị gặp bất kỳ một vướng mắc hay điều khó chịu nào, dẫu rằng điều đó liên quan đến chính công tác Đại Pháp, hoặc dẫu rằng quý vị tự cho mình là thần thánh đến đâu đi nữa, tôi vẫn vận dụng chúng để giúp quý vị xả bỏ tâm dính mắc và hiển lộ ma tính trong quý vị để quý vị có thể xả bỏ, bởi vì điều quan trọng hơn hết chính là tinh tấn.
Nếu quý vị luôn luôn tinh tấn bằng cách ấy, thì những gì quý vị làm với tâm trong sạch sẽ luôn là điều tốt nhất và thiêng liêng nhất.”
(“Nhận thức hơn”, Tinh tấn yếu chỉ)

Chúng ta hãy cùng nhớ những gì mà Sư Phụ đã giảng về điều này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/8/207831.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/20/110976.html
Đăng ngày 23-09-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share