Bài viết của một học viên ở Bắc Kinh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 9-3-2018] Tâm tranh đấu tràn ngập khắp mọi ngõ ngách ở Trung Quốc. Toàn bộ xã hội đều bị triết học đấu tranh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đầu độc. Trong phương diện nào đó, nó đã trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống. Tại sao lại có điều này?
Đây là kết quả của sự giáo dục, sức ảnh hưởng và tẩy não của ĐCSTQ. Tất cả các phong trào chính trị của nó đã ép mọi người phải tham gia vào cuộc đấu tranh tà ác.
Triết học đấu tranh của ĐCSTQ đã làm thay đổi Trung Quốc từ một quốc gia lễ nghi thành nơi thế gian thập ác, và người Trung Quốc từ tôn sùng văn hoá truyền thống và hoà bình lại trở thành thù địch giết hại lẫn nhau.
Bị ĐCSTQ đầu độc
Lấy một ví dụ. Ở nơi công cộng tôi luôn hành xử đúng mực, nhưng ở nhà vợ tôi thường nói rằng tôi chưa bao giờ bình tĩnh nói chuyện và bao năm tu luyện của tôi cũng vô ích.
Tất nhiên, tôi không đồng ý và luôn có một vài lý do để phản bác lại những gì vợ tôi nói. Con tôi cũng hay đùa rằng tôi trông cáu kỉnh và hà khắc. Cảm giác chung của họ là bất cứ điều gì tôi nói cũng như đang khiển trách họ.
Nghe những lời bình luận đó thực sự khiến tôi rất buồn. Không phải vì tôi cảm thấy gia đình đang bài xích và không tôn trọng tôi, mà vì tôi tu luyện không tốt nên mới khiến họ có ấn tượng như vậy.
Nếu điều này ảnh hưởng đến việc tương lai họ đắc Pháp, thì đó là một tội lớn.
Khi bước vào tu luyện, mặc dù chúng ta cố gắng tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, nhưng đôi khi tư tưởng đấu tranh vẫn bộc lộ ra do những quan niệm và thói quen được hình thành trong nhiều năm [sống] cuộc sống tranh đấu, lại thêm tàn dư độc hại của văn hóa Đảng vẫn chưa được hoàn toàn quét sạch, danh lợi tình vẫn chưa buông bỏ triệt để.
Tác hại của tâm tranh đấu
Tôi muốn liệt kê những hậu quả của tâm tranh đấu để cảnh tỉnh về những tác hại mà nó gây ra.
Quên mình là người tu luyện
Tâm tranh đấu không phù hợp với Thiện hoặc Nhẫn và cũng thật khó để Chân.
Tâm tranh đấu vốn là thể hiện của mặt ác và nó không phù hợp với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn. Thật khó để một người có tâm tranh đấu mạnh mẽ đạt tới cảnh giới “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” (Chuyển Pháp Luân) mà Sư phụ yêu cầu.
Nhiều học viên có thể đạt tiêu chuẩn trong một số trường hợp đặc thù, nhưng đôi khi họ không thể giữ vững bản thân trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ở nhà.
Khi tôi nói, giọng của tôi gay gắt, nhanh, cao, không thân thiện và khó nghe. Điều đó gây khó khăn cho việc tạo một bầu không khí hoà ái để giao tiếp cũng như tiếp nhận thông tin, và điều này chắc chắn sẽ gây ra tranh luận và cãi vã.
May mắn thay, tôi thường nhanh chóng nhớ ra mình là người tu luyện và sẽ dừng ngay lập tức, tiếp theo là xin lỗi. Lời nói là phản ánh của tư tưởng; nếu lời nói không thiện thì chính là tâm không từ bi.
Biện minh cho tâm tình bực tức
Đằng sau sự bực tức chính là tâm tranh đấu
Tôi thường nghe các bạn đồng tu nói rằng họ hay bị bực tức, và tôi cũng thường nói điều tương tự. Giờ đây tôi thể ngộ rằng nguyên nhân phía sau sự bực tức của mình chính là tâm tranh đấu.
Tâm bực tức là bề mặt, và đằng sau là tâm tranh đấu, vốn do bị chấp trước truy cầu danh lợi lèo lái, do đó nó không chỉ đơn giản là sự bực tức.
Sư phụ giảng rằng:
“Như mọi người đã biết, [khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái. [Nếu] thật sự có thể làm được vậy, thì chư vị đã đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán.” (Chuyển Pháp Luân)
Hướng ngoại thay vì hướng nội
Tâm tranh đấu trở ngại người tu luyện hướng nội. Nó khiến bạn hướng ngoại và nghĩ người khác là sai, kết quả [có thể] làm [người tu luyện] bị lầm đường lạc lối.
Nó khiến con người mất lý trí, dễ xúc động, thiếu từ bi và dễ đi sang cực đoan. Những người đó thường bị mất cân bằng và có tâm tật đố.
Tâm tranh đấu có thể làm nảy sinh tâm tật đố, từ đó khiến mọi người đấu tranh với nhau và cấp năng lượng cho nó.
Không buông bỏ tâm tức giận và oán hận
Thật khó để tu thiện nếu như không vứt bỏ tâm tranh đấu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng giảng chân tướng và cứu người của chúng ta.
Nếu bạn nuôi dưỡng tâm tức giận và oán hận, bạn sẽ không có chính niệm. Nếu không có từ bi và chính niệm không xuất lai hoặc nếu có nhưng rất yếu thì làm sao chúng ta có thể cứu người?
Những người có tâm tranh đấu mạnh mẽ có khuynh hướng bảo vệ bản thân, coi thường người khác, và không thiện. Khuynh hướng ganh đua và tranh đấu luôn hiện diện.
Khi đối mặt với những vấn đề và mâu thuẫn, họ sẽ nóng vội “tiến” chứ hiếm khi chịu “lùi”.
Sư phụ giảng:
“…thì bình thường chúng ta [luôn] phải bảo trì tâm từ bi, tâm thái hoà ái. Khi đột nhiên gặp một vấn đề nào đấy, thì chư vị sẽ có thể xử lý nó được tốt. [Nếu] thông thường toàn tâm của chư vị luôn hoà ái từ bi như thế, [thì] khi đột nhiên xuất hiện vấn đề, chư vị sẽ có thêm một khoảng hoà hoãn, [để] cân nhắc thêm. [Còn nếu] trong tâm cứ luôn nghĩ đến tranh [đấu] với người khác, đấu [tranh] này khác, [thì] tôi nói rằng hễ gặp vấn đề là chư vị liền gây sự với người ta; đảm bảo là như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)
Trở ngại việc cứu người
Việc nuôi dưỡng tâm tranh đấu không chỉ gây hại cho người tu luyện chúng ta mà còn mang lại những tổn thất [không đáng có] khi chúng ta chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Chúng ta là những học viên Pháp Luân Đại Pháp đang trợ Sư Chính Pháp.
Không buông bỏ tâm tranh đấu sẽ làm ảnh hưởng tới thanh danh của Đại Pháp và hiệu quả cứu độ chúng sinh. Phía sau tâm tranh đấu là chấp trước vào danh, lợi và tình.
Cuối cùng, tu luyện của chúng ta cần đạt tới [cảnh giới] vô tư vô ngã. Liệu chúng ta có thể đạt được cảnh giới đó khi vẫn ôm giữ tâm tranh đấu hay không?
Do đó, tâm tranh đấu nhất định phải được loại bỏ.
Trên đây là những thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, có điểm nào không ở trong Pháp xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/3/-353303.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/30/169534.html
Đăng ngày 10-6-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.