Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINHHUE 25-02-2018] Tôi là một giáo viên đại học đã về hưu, và tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 8 năm 1996. Tôi muốn chia sẻ một vài trải nghiệm tu luyện của mình.
Nhóm đặc biệt của chúng tôi
Sau khi chuyển về nhà mới vào năm 2016, một học viên khác đã giới thiệu tôi với nhóm học Pháp trong vùng. Khi điều phối viên rời khỏi vùng, cô ấy đã đề nghị tôi thay thế.
Nhóm nhỏ của chúng tôi có 5 học viên, kể cả tôi. Người lớn tuổi nhất là 84 tuổi, và ít tuổi nhất là 50 tuổi. Hai người kia 77 và 75 tuổi. Trình độ học vấn cũng như tình hình tài chính của họ và tôi khác biệt rất nhiều.
Tôi biết rằng đây là sự an bài của Sư phụ để giúp tôi đề cao. Tôi sẽ luôn trân quý cơ hội để hợp tác với các đồng tu này.
Sau khi học Pháp cùng nhau một vài lần, tôi nhận thấy một vấn đề. Chúng tôi mất nửa ngày để đọc xong một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Những người khác bỏ hoặc thêm từ, và một số người hay phát âm sai. Mặc dù tôi đã sửa những lỗi của họ, họ vẫn mắc lỗi. Thật không may, cuối cùng chúng tôi thường trách móc nhau thay vì hướng nội.
Tôi thiếu kiên nhẫn và nóng tính. Tôi biết rằng đây là cơ hội để đề cao tâm tính của mình. Bất cứ khi nào tôi trở nên tức giận hoặc có tâm trách móc, ngay lập tức những người khác đã chỉ ra cho tôi. Tôi muốn thay đổi, nhưng rất khó.
Tôi nhận ra rằng mình càng mất kiên nhẫn, họ càng mắc lỗi nhiều hơn. Tôi nghĩ, “Chúng ta có thể khắc phục điều này, và chúng ta sẽ học Pháp tốt.” Hai người trong nhóm chúng tôi bị mù chữ. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, họ có thể đọc được các kinh sách Đại Pháp một cách kỳ diệu.
Sư phụ đã giảng :
“Những Pháp thân của tôi điều gì cũng biết; chư vị nghĩ gì họ đều biết; điều gì họ cũng có thể làm được. Chư vị không tu luyện thì họ không quản chư vị; [còn nếu] chư vị tu luyện thì [họ] sẽ giúp đến cùng. ” (Chuyển Pháp Luân)
Chúng tôi quyết định thay đổi thói quen xấu, chẳng hạn như đến muộn, nói chuyện, sử dụng điện thoại di động, và quên rửa tay trước khi học Pháp. Chúng tôi nhắc nhở nhau nhớ cầm các cuốn kinh sách Đại Pháp bằng cả hai tay, không đứng lên và đi lại trong thời gian học Pháp. Chúng tôi sẽ tập trung vào việc học và không bị phân tâm.
Dần dần, chúng tôi đọc trơn tru hơn và càng ngày càng mắc ít lỗi. Bất cứ khi nào mọi việc diễn ra không tốt, chúng tôi nhận ra rằng nó không chỉ là vấn đề của học viên đó; mà chúng tôi cần chỉ ra quan niệm người thường của mình và loại bỏ tâm nóng nảy. Chúng tôi quyết định xem bất cứ điều gì xảy ra như một cơ hội để đề cao.
Mặc dù tôi liên tục chỉnh lại cho một học viên, bà ấy vẫn tiếp tục phát âm sai. Tôi mất bình tĩnh và bắt đầu chỉ trích bà ấy. Bà ấy mỉm cười và nói, bất kể chuyện gì xảy ra, một học viên nên luôn bình tĩnh và mỉm cười.
Tận đáy lòng tôi muốn cảm ơn những học viên lớn tuổi này. Nhờ họ, tôi đã có thể loại bỏ tâm thiếu kiên nhẫn và phơi bày những vấn đề khác của mình.
Một học viên khác giống như một tấm gương. Tôi đã không nhận ra rằng mình có vấn đề nghiêm trọng trong tu luyện: Tôi không tập trung khi học Pháp, và tâm không tĩnh.
Nhiều lúc có vẻ như tôi chỉ đang hoàn thành một nhiệm vụ. Tôi không tĩnh tâm khi đọc, và muốn đọc nhanh cho xong. Tôi cũng nhận ra rằng mình chấp vào đạt được kết quả và nghĩ mình luôn đúng.
Ngược lại, các học viên lớn tuổi rất hòa ái và từ bi. Họ không biện hộ cho bản thân khi tôi cáo buộc họ và cũng không tranh cãi với tôi.
Nhờ những điểm hóa của Sư phụ và việc các học viên kiên nhẫn chịu đựng cách cư xử của tôi, cuối cùng tôi đã nhận ra khoảng cách trong tu luyện của chúng tôi và biết mình cần đề cao ở đâu!
Hướng nội và đề cao
Sư phụ đã giảng:
“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington DC năm 2009)
“Gặp phải mâu thuẫn, bất kể mình đúng hay sai, đều nghĩ về bản thân: Việc này mình có chỗ nào không đúng? Có phải mình thật sự xuất hiện cái gì không đúng? Đều là đang nghĩ như vậy, niệm đầu tiên nghĩ chính mình, nghĩ vấn đề, ai không như vậy thì chư vị không phải là một người tu luyện Đại Pháp chân chính. Đây là Pháp Bảo của tu luyện, đây là một đặc điểm của tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta. Bất cứ gặp phải chuyện gì, niệm đầu tiên trước hết xét về mình, cái này gọi là “hướng nội tìm”. (“Thế nào là Đệ tử Đại Pháp”)
Tôi biết rằng chúng ta nên hướng nội, và tôi luôn đề cập đến vấn đề đó với những người khác. Nhưng nhận thức của tôi vẫn còn rất nông cạn. Tôi biết rằng các học viên nên tự xét lại chính mình bất cứ khi nào họ gặp phải khảo nghiệm. Tôi có hướng nội hoặc đã bao giờ tự xét bản thân mình hay chưa?
Bất cứ khi nào có vấn đề nảy sinh hoặc tôi trở nên tức giận với các đồng tu, niệm đầu tiên của tôi là giúp họ hướng nội. Nhưng tôi không cảm thấy rằng mình cần phải hướng nội. Điều này đã trở thành một trở ngại lớn trong tu luyện.
Trong một thời gian, chúng tôi gặp nhau tại nhà của bà Bảo (bí danh). Bà ấy xuất hiện các triệu chứng nghiệp bệnh như: chóng mặt, tim đập nhanh, thở gấp và huyết áp cao. Trước đây, chắc hẳn chúng tôi đã nói rằng bà ấy chấp vào tình mà cần phải buông bỏ. Chúng tôi hẳn đã tập trung vào việc giúp bà ấy đề cao tâm tính. Nhưng điều này lại là thuận theo an bài của cựu thế lực.
Lần này, chúng tôi thiện ý chỉ ra các vấn đề và phát chính niệm. Chúng tôi cũng tập trung vào việc tự hướng nội. Sức khỏe của bà Bảo sớm được cải thiện, và thậm chí gia đình bà cũng rất ngạc nhiên.
Sau đó, bà Di (bí danh) bắt đầu gặp nhiều vấn đề. Bà ấy đến muộn, cảm thấy buồn ngủ, thường xuyên đứng dậy và đi lại. Hành động của bà ấy làm ảnh hưởng đến mọi người.
Những học viên khác và tôi đã thảo luận về những gì chúng tôi nên làm. Tôi nói, “Bà ấy là một học viên, vì vậy chúng ta có thể chỉ ra những thiếu sót. Nhưng, khi thấy vấn đề của người khác, không phải là một điểm hóa để chúng ta đề cao hay sao? Tất cả chúng ta hãy hướng nội. ”
Hành động của bà Di nhắc tôi về cách mình học Pháp ở nhà. Tôi đã không nghiêm khắc với bản thân mình như khi ở cùng với người khác. Không có gì trong tu luyện là ngẫu nhiên. Học Pháp là hết sức nghiêm túc, và chúng ta nên giữ mình theo cùng một tiêu chuẩn cho dù chúng ta ở đâu.
Sau khi chúng tôi nói chuyện với bà Di, bà ấy đã cố gắng đến sớm và chính lại hành động của mình.
Tất cả chúng tôi bắt đầu hướng nội. Chúng tôi cũng so sánh trải nghiệm của mình với nhau. Tất cả chúng tôi cũng ra ngoài để giảng chân tướng cho mọi người về Đại Pháp và cuộc bức hại. Bây giờ chúng tôi có thể phát hơn 100 bản tờ rơi về Đại Pháp mỗi tuần. Trước đây, chúng tôi chỉ có thể phát mười hai bản một tuần.
Bước ra khỏi quan niệm của người thường
Sư phụ đã giảng:
“Trong tu luyện, dù chư vị gặp phải sự việc hay hay sự việc dở, đó đều là việc tốt cả, bởi vì chính là chư vị tu luyện.” (“Gửi Pháp hội Chicago” Tinh tấn yếu chỉ III)
Khi chúng tôi sử dụng nguyên lý này để chỉ đạo việc tu luyện, chúng tôi đã nhanh chóng đề cao.
Bà Di sợ thời tiết nóng, và thậm chí khi chúng tôi bật quạt, bà vẫn nghĩ là trời nóng. Chúng tôi đã thảo luận việc này và nhận ra rằng cảm giác nóng hoặc lạnh là một quan niệm của người thường. Nhưng đối với người tu luyện, chịu khổ một chút là điều tốt.
Tôi nói rằng mình không cảm thấy nóng khi học Pháp hoặc luyện công. Một số người gợi ý rằng chúng tôi có thể thử không sử dụng điều hòa hoặc quạt trong khi học.
Chúng tôi tắt máy điều hòa và đóng cửa. Ngay lập tức bà Di kêu nóng, nhưng sau khi bà ấy nhận ra rằng đây là cơ hội để đột phá quan niệm về nóng, bà nhanh chóng cảm thấy mát.
Không cần đeo kính
Bà Xia (bút danh) 84 tuổi và luôn đeo một cặp kính dày. Bà ấy nói rằng mình không thể đọc tốt và mắt bà bị đau. Khi bà ấy nói muốn kiểm tra mắt tại một bệnh viện, tôi nhắc bà về những gì Sư phụ đã giảng.
“Mọi người biết rằng chúng ta là tu luyện. Đã là tu luyện, trên con đường tu luyện này của chúng ta, sẽ không có sự việc ngẫu nhiên.” (Giảng Pháp tại Pháp Hội New Zealand[1999])
Tôi nói, “Vì bà là một học viên, sao bà không hướng nội trước xem?”
Ngày hôm sau, bà nói, “Người tu luyện là không có bệnh. Tôi sẽ không đến bệnh viện. ”
Khi chúng tôi học sáng hôm đó, bà ấy nói rằng mình không gặp khó khăn khi đọc. Chẳng mấy chốc, bà đã không cần đeo kính khi học Pháp.
Một số học viên khác đã đề cập vấn đề này với tôi trước đây, nhưng tôi đã không chú ý. Tôi cũng quyết định bỏ kính đọc sách, mà tôi đã đeo trong hơn 20 năm qua.
Buông bỏ tâm sợ hãi
Xuemei, một học viên 75 tuổi, kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của bà ấy. Một hôm khi bà ra ngoài để dán các tài liệu Đại Pháp, một viên chức nhìn thấy và hỏi bà đang làm gì. Bà nói rằng mình vừa dán những từ này, “Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Anh ta không nói gì và bỏ đi. Một số người đã nhận tài liệu Đại Pháp thậm chí còn giúp bà phát chúng.
Các học viên đã đi cùng bà để phát tài liệu nói rằng vì Xuemei không có tâm sợ hãi, mọi người đều lắng nghe bà.
Khi chúng tôi dần dần đột phá các quan niệm của người thường, chúng tôi đã trải nghiệm được huyền năng của Đại Pháp; tín tâm của chúng tôi vào Sư phụ và Pháp đã được củng cố.
Chúng tôi nhận ra rằng nếu chúng ta, những sinh mệnh được tạo ra bởi Đại Pháp, hướng nội khi gặp mâu thuẫn, thực tu, và đồng hóa với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, chúng ta có thể đề cao bản thân và bước ra khỏi quan niệm của người thường.
Chúng ta hãy nhớ Pháp của Sư phụ:
“Tại thời khắc cuối cùng của Chính Pháp, [hãy] tu thật tốt thật thiết thực chính mình, hoàn thành tốt sứ mệnh cứu người.” (Gửi Pháp hội tại Pháp[2017])
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/25/362066.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/17/169402.html
Đăng ngày 24-05-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản