Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-04-2018] Sau khi nghe một câu chuyện trên chương trình phát thanh Minh Huệ cuối tuần trước, tôi nhận ra rằng tôi thích chế giễu người khác. Khi tôi gặp một học viên có hành vi không tuân theo tiêu chuẩn của tôi hoặc của Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ chỉ trích anh ấy hoặc cô ấy một cách mỉa mai và cảm thấy dương dương tự đắc.
Tôi cũng thường thích kể những chuyện cười thô tục để thu hút sự chú ý của mọi người và cảm thấy tự mãn về điều đó.
Tôi nghĩ tôi là một người khôn ngoan, dí dỏm và thích chơi chữ. Đôi khi, tôi buông lời trêu chọc người khác để làm cho họ ngượng nghịu. Tôi vui thích với việc đặt biệt danh cho người khác và có xu hướng đổ lỗi cho người khác để bảo vệ danh tiếng cho tôi. Tôi cũng nói xấu người khác sau lưng và bóp méo sự thật.
Hành vi của tôi không phù hợp với yêu cầu của Đại Pháp về tu khẩu, và lời lẽ của tôi thể hiện rằng tôi có tâm hiển thị, tật đố, tranh đấu và tâm danh.
Có lần một học viên lớn tuổi nói rằng tôi đã không chú ý đến từ ngữ và nói chuyện với bà ấy bằng những từ ngữ không nghiêm túc. Bây giờ tôi nhận ra rằng tôi đã bị cảm xúc, bị ma tính dẫn dắt nói những điều không phù hợp.
Ngay khi nhận ra thiếu sót, tôi tự nhủ rằng tôi phải suy nghĩ cẩn thận trước khi nói và đảm bảo rằng lời nói phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp.
Sư phụ giảng,
“Chúng ta giảng tu khẩu, ấy là những danh lợi chưa vứt bỏ được nơi người thường và những gì không liên quan gì đến công tác thực tế ngoài xã hội của người tu luyện; hoặc chuyện phiếm vô dụng giữa các đệ tử đồng môn; hoặc muốn hiển thị xuất phát từ tâm chấp trước; hoặc những điều nghe ngoài đường hay tin đồn lưu truyền; hoặc một số việc ngoài xã hội hễ đàm luận đến liền thấy hưng phấn, thích nói [về chúng]; tôi nghĩ rằng chúng đều là tâm chấp trước của người thường.” (Chuyển Pháp Luân)
Vài ngày gần đây, tôi cảm thấy yên bình hơn khi một chút suy nghĩ vị tư và tính thô lỗ đã được loại bỏ.
Hai hôm trước, một học viên nói với tôi, “Tôi nhận thấy chị khá là thay đổi đấy. Chị đã từng chỉ trích người khác mà còn không thèm nghe họ giải thích. Còn bây giờ chị thậm chí không nói nhiều như trước.”
Cô ấy nói tiếp, “Mặc dù những phê phán của chị dựa trên Pháp, nhưng chị đã không cân nhắc đến việc người khác sẽ tiếp nhận chúng như thế nào. Chị chỉ muốn nói những gì chị nghĩ trong tâm, và lời nói của chị vì vậy mà thiếu từ bi. Thảo nào không ai muốn lắng nghe chị nói.”
Tôi biết rằng Sư phụ đang dùng miệng của học viên để chỉ ra những điều này cho tôi. Mặc dù bây giờ tôi có thể ước chế bản thân và không nói bất cứ điều gì tôi nghĩ trong tâm, tôi vẫn còn chưa đạt được tiêu chuẩn của Pháp về việc cân nhắc đến việc người khác có thể chấp nhận lời nói của tôi hay không.
Sư phụ yêu cầu chúng ta từ bi khi chỉ ra những thiếu sót cho người khác. Để thực hiện được điều này, tôi nên đặt người khác lên trước, buông bỏ tự ngã và nỗ lực phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp tại cao tầng. Tôi tin rằng tôi sẽ thực hiện được điều đó.
Sư phụ giảng,
“Đại Pháp có thể dung luyện [nóng tan] cả kim cương, thì ngại gì không dung luyện được một cá nhân?”(“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009” trong Giảng Pháp tại các nơi IX)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/25A3-364540.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/15/170417.html
Đăng ngày 4-6-2018. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.