Bài viết của Kim Liên, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 03-02-2018] Tháng 11 năm 2016, đồng tu A xuất hiện đi vệ sinh bị ra máu nghiêm trọng, chứng thổ huyết, thân thể không khoẻ, tham gia nhóm học Pháp đi lại bất tiện. Mới đầu thì chồng của bà lái xe đưa đón đến nhóm học Pháp. Nhưng chồng bà còn phải đi làm, nếu cứ kéo dài như vậy thì nhất định có khó khăn. Ngày học Pháp hôm đó, người điều phối trao đổi với bà, quyết định tìm hai vị đồng tu đến nhà bà học Pháp để bà có thể tiếp tục có môi trường học Pháp tập thể. Chiều hôm đó, tôi ghé lại nhà người hiệu trưởng trường học, nơi mà trước đây tôi từng công tác để giảng chân tướng. Lần này vợ chồng hiệu trưởng đều làm “Tam thoái”, tôi rất là cao hứng, nhẹ nhõm khoan khoái đi về nhà. Trên đường về đi qua điểm học Pháp, liền thuận tiện ghé qua thăm hỏi sức khoẻ đồng tu A. Vừa vào cửa, thấy bên trong có năm sáu đồng tu, mọi người đều cười. Điều phối viên nói: “Nghĩ tới người, người liền tới. Vừa nghĩ nhờ chị tìm hai đồng tu cùng đến nhà A cùng học Pháp!”
Tôi không nghĩ mà thuận miệng buông một câu: “Tôi không làm được đâu!”. Điều phối viên trả lời, còn nói mấy câu tán dương tôi: “Tôi thấy là chị có thể”. Mấy đồng tu khác đều nói “Chị làm được đấy”
A nằm trên giường, có thể thấy tôi khó xử, nói một câu: “Chị ấy không nguyện ý thì đừng bắt chị ý đi”. Tôi lập tức biết là tôi sai rồi, tôi không nên nói như thế, thật hổ thẹn. Trên đường về nhà, vừa đi vừa nghĩ về việc này, tôi ngộ ra rằng để tôi gặp sự việc này không phải ngẫu nhiên.
Trước đây tôi với A chỉ gặp nhau vài lần, không có nói chuyện, không quá quen thân. Trước mấy ngày đi tới nhà bà, lúc phát chính niệm cho bà phát hiện bà rất có khả năng nói chuyện, có một số lời không ở trong Pháp, mọi người nghe xong đều lo lắng, muốn bà không nói [vậy] đều không được. Sự việc này đối với tôi ấn tượng rất là sâu sắc. Cá tính tôi hướng nội hơn, bình thường không nói nhiều. Nếu lúc học Pháp, đồng tu A nói vài câu ảnh hưởng đến học Pháp, tôi nên làm thế nào? Lại vào lúc bà đang trong quan nghiệp bệnh, nếu học Pháp không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bà! Tôi không có năng lực này thì tốt hơn là không nhận lời, mời điều phối viên tìm một đồng tu khác có năng lực giúp bà học Pháp không phải là càng tốt hơn sao?
Ngày thứ hai, chúng tôi lại đến nhà A phát chính niệm, tôi nói với điều phối viên ý kiến của tôi, điều phối viên nhìn tôi nói: “Thật là không dễ tìm được người thích hợp, nếu tôi có thể thoát thân (mẹ của điều phối viên cũng đang vượt quan nghiệp bệnh, cần chăm sóc) tôi đi cũng được”. Tôi rất khó xử bèn nói: “vậy thì tìm một người cùng tôi đi mấy hôm làm quen một chút”.
Lúc này chúng tôi cùng nhau phát chính niệm, đồng tu B nói: “Tôi đi cùng chị mấy hôm” (B tận tâm làm hạng mục tài liệu), vậy là tôi đã nhận lời như vậy.
Hai chúng tôi cùng A, ba người định thời gian học Pháp, hàng ngày 8 giờ sáng bắt đầu học Pháp, mỗi ngày học hai bài, khoảng 11 giờ thì học xong. Cũng nói, những gì không liên quan đến Pháp thì không nói, tập trung tinh lực học Pháp.
Kiên trì một tuần như vậy, hiệu quả rất tốt. Trạng thái tinh thần đồng tu A tốt, học Pháp chăm chỉ, rất ít khi đọc sai chữ. Một chân sưng vừa đỏ vừa thô không thể xếp bằng, ngồi trên sofa kiên trì ba tiếng đồng hồ. Đối với một người đang trong ma nạn mà nói, cũng chỉ có đệ tử Đại Pháp mới có thể làm được.
Những ngày này tôi thường nghĩ, nghiệp bệnh căn bản của đồng tu A không có nghiêm trọng như tôi nghĩ. Vậy tại sao lại khiến tôi sợ đến vậy? Nhất định là tôi phải tu bỏ tâm đi. Tôi nghĩ đến Sư phụ giảng:
“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009).
Tôi phải hướng nội tìm. Đầu tiên tôi tìm thấy tôi có tư tâm lớn, tâm sợ hãi nặng nề, tâm sĩ diện, thiếu thiện tâm, chính là những tâm người thường này quá nặng tạo thành. Sợ đồng tu A thích nói những lời người thường, tôi lại ngại ngăn lại, nói nhiều ảnh hưởng đến học Pháp; Sợ bà học Pháp không tốt không qua được quan nghiệp bệnh (nghiệp bệnh của A như người thường nói là tắc nghẽn ruột, đã làm phẫu thuật một năm trước, bây giờ lại xuất hiện hiện tượng nghiệp bệnh) tạo thành ảnh hưởng phụ diện cho chứng thực Pháp, mang đến áp lực tinh thần cho bản thân v.v. Những tâm sợ này biểu hiện như là vì đồng tu, vì Đại Pháp, thực tế là tư tâm của tôi khởi tác dụng. Lúc đầu trước tiên nên thái độ thử nỗ lực nói với người ta, chứ không nên ngay cả nghĩ cũng không nghĩ liền từ chối, mà mặc kệ cảm thụ của đồng tu. Thiện tâm của tôi đâu rồi? Đại Pháp yêu cầu chúng ta gặp việc thì nghĩ đến người khác trước tiên, tôi làm quả là quá kém! Tôi rất hổ thẹn, xin lỗi đồng tu, càng xin lỗi Sư phụ. Tôi nhất định phải nỗ lực tu bỏ đi những tâm không tốt này.
Tiếp một đoạn thời gian, dạ dày A khó chịu, ói rất nhiều, một hôm ói mấy lần, thời gian kéo dài, sụt cân, thân thể không khoẻ, ảnh hưởng đến học Pháp. Tôi cùng đồng tu A thiết tha nói: “Có phải cần hướng nội tìm chăng?” A nói: “đúng rồi, tôi cũng tìm, tôi không thể ăn chua, đồ cứng, đồ lạnh được, ăn xong một lúc dạ dày liền khó chịu, nhưng có đồng tu vẫn nói người luyện công cái gì cũng có thể ăn, tôi cũng không muốn ăn, nhưng nhịn không được”. Trong lúc thảo luận tôi biết, A từ nhỏ sinh sống trong gia đình điều kiện sung túc, muốn ăn gì, thích ăn gì liền ăn đó, không muốn ăn, không thích ăn thì không ăn. Dục vọng đối với vấn đề đồ ăn nặng hơn. Đối với người thường mà nói thì không vấn đề gì, đối với người luyện công mà nói thì tiêu chuẩn yêu cầu phải cao. Như vậy chẳng phải có tâm chấp trước vào đồ ăn sao? Thích có mùi vị, trái cây, hải sản, biết là ăn vào xong không chịu được cũng vẫn ăn một ít. Luôn phải ăn thức ăn lỏng nên ngán, liền ăn mấy đồ ăn khô, ăn xong thì bụng trướng, cứng, thức ăn lạnh dạ dày không chịu được vẫn ăn, ăn vào thì ói ra. Biết rõ như vậy thì không thể lại ăn, nhưng bà không khống chế nổi bản thân.
Tôi thấy dục vọng, tâm chấp trước của bà, nói với bà thế nào đây? Hay là để bà tự mình tìm, chỉ có bản thân tự ngộ thì mới có thể tu bỏ đi. Tôi lên mạng tìm mấy bài viết tương tự về quan nghiệp bệnh, in ra đưa cho bà xem, nhưng không có tác dụng. Ngày lại ngày qua đi, chứng nghiệp bệnh không thay đổi, tôi lo lắng cho đồng tu. Trong tâm tôi quở trách đồng tu sao mà không chịu ngộ ra!
Lúc đó tôi nhớ đến Pháp hướng nội tìm mà Sư phụ giảng, tự hỏi bản thân: chỉ muốn đồng tu hướng nội tìm, nghĩ cách giúp đồng tu hướng nội tìm, bản thân tại sao lại không hướng nội tìm? Hay là tâm sĩ diện, tâm sợ hãi, tâm tự tư chưa có bỏ hết. Sợ nói ra ảnh hưởng đến cảm xúc của bà, ảnh hưởng đề cao của bà, cũng sợ bà cho là chỉ ra khuyết điểm của bà nên không vui, trong vô ý mà bảo hộ bản thân. Lại chính là học Pháp không nhập tâm, gặp sự việc không chiểu theo Pháp, không tìm câu trả lời trong Pháp.
Tôi tìm tâm chấp trước của bản thân, quyết tâm bỏ nó đi. Liền chăm chỉ học Pháp, đề cao trong Pháp. Sư phụ giảng:
“Con người trong vấn đề ăn thì không chỉ là ăn thịt; chấp trước đối với bất kể đồ ăn nào cũng là không được; những thứ khác cũng như thế. Có người nói ‘tôi rất thích ăn thứ này’; đó cũng là dục vọng; người tu luyện sau khi đến một trình độ nhất định, sẽ không có cái tâm ấy nữa.” (Chuyển Pháp Luân –Bài giảng bảy – Vấn đề ăn thịt).
Học Pháp xong, hai chúng tôi luận bàn đối với nghiệp bệnh ăn vào là ói của đồng tu A, phát hiện ra tâm thích ăn cái này, muốn ăn cái kia đều là dục vọng, không thích ăn, không muốn ăn đều là chấp trước. Sư phụ giảng chỉ cần là dục vọng, tâm chấp trước đều phải bỏ đi. Nghe Sư phụ giảng, trăm phần tín Sư tín Pháp, hai chúng tôi nhất định có thể làm tốt, quy chính trong Pháp. Bỏ đi các chủng tâm chấp trước, làm được thế mới đạt:
“Tố đáo thị tu” (Hồng Ngâm – Thực tu)
Diễn nghĩa: “Làm đến thế tức là tu” (Hồng Ngâm – Tu thật sự).
Từ đó trở đi, hai chúng tôi học Pháp rất chăm chỉ, không ngủ gật nữa, thỉnh thoảng đọc sai, kịp thời sửa cho đúng. Đại Pháp chữ chữ câu câu đều nhập vào đầu, Pháp lý đặc biệt rõ ràng, là bình thường học Pháp không đạt được hiệu quả. Đọc đến phần nghiệp bệnh tôi liền tăng thêm ngữ khí để khiến đồng tu A coi trọng. Lúc học Pháp thường cảm thấy “Đoạn Pháp này là giảng cho tôi, câu này Sư phụ giảng chính là nói tôi, câu Pháp này của Sư phụ thế nào mà giờ mới thấy!” Đồng tu A nói: “Tôi cũng đồng cảm nhận”. Học Pháp nhập tâm rồi, tình trạng nghiệp bệnh của đồng tu A cũng trở nên tốt rồi. Chân hết sưng, nghiệp bệnh ói cũng tiêu đi rất nhiều, lúc học Pháp không bị ói nữa. Chứng thực đầy đủ rằng hướng nội tìm thật sự là Pháp bảo. Thông qua giúp đồng tu A học Pháp, khiến tôi chân chính ngộ được người tu luyện trong tu luyện không có sự việc ngẫu nhiên, Sư phụ từ bi sớm thấy được tôi học Pháp không nhập tâm, ngủ gật cùng với tâm người thường lâu không bỏ, mới an bài để tôi giúp đồng tu A học Pháp tu tâm đề cao tâm tính. Đệ tử hổ thẹn, khiến Sư phụ bận tâm rồi, xin lỗi Sư phụ. Trên bề mặt là giúp đồng tu vượt quan, thực tế là quá trình tu luyện chính mình, khiến tôi bỏ đi tư tâm, tâm sợ hãi, tâm sĩ diện, nhân tâm v.v.
Sư phụ giảng:
“Đệ tử Đại Pháp là hy vọng của tương lai. Đệ tử Đại Pháp gánh vác trách nhiệm lịch sử cứu chúng sinh. Để hoàn thành sứ mệnh trọng đại ấy, đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp cho tốt; chỉ [những ai] tu tốt chính mình thì mới đồng thời thực hiện được tốt, hoàn thành mọi thứ đều tốt. Đại Pháp là Pháp vũ trụ, do đó ‘đệ tử Đại Pháp’ là danh hiệu thần thánh. Khi cứu chúng sinh và chứng thực Pháp hãy viên mãn chính mình!” (Gửi Pháp hội tại Nhật Bản [2017]).
Chúng ta nhất định phải nghe theo Sư phụ, tu tốt bản thân, hoàn thành sứ mệnh.
Khấu tạ Sư tôn! Hợp thập.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/3/360378.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/2/169554.html
Đăng ngày: 4-6-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.