Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-06-2017] Nói sau lưng người khác không phải là hiện tượng tốt, có đồng tu mà khi nhìn thấy có người có nhân tâm thì không giao lưu trực tiếp với nhau, mà là nói sau lưng với người khác. Điều này làm cho người khác bị dẫn động trong vô ý, không liễu giải được tình huống mà tạo nên gián cách. Ai có thiếu sót thì chúng ta nên gặp riêng đồng tu đó giao lưu, giúp người đó tìm ra nhân tâm mà tu bỏ, chứ không phải nói với người khác, [nếu không] họ sẽ lại nói với người khác nữa. Như vậy, ngược lại còn khuếch đại sự việc lên, gây tổn thương cho đồng tu trong cuộc, cũng làm các đồng tu không lý giải được nhau nên phát sinh mâu thuẫn. Đây chính là vì không tu khẩu cũng như các chủng nhân tâm tạo thành.

1. Quy chính bản thân khi nói người khác

Bản thân tôi trước đây cũng có thiếu sót về phương diện này, khi nhìn thấy đồng tu có nhân tâm xuất hiện nhưng tôi nói không nghe, tôi liền nói thế này thế kia với người khác sau lưng đồng tu đó. Lúc ấy tôi vẫn không cảm thấy có chỗ nào đó không đúng; nhưng khi nghe người khác nói về tôi thì trong tâm tôi rất không thoải mái, tâm tình rất phức tạp. Tôi nghĩ trong tâm: “Mình không phải như thế! Đồng tu sao lại như vậy? Có chuyện gì thì nói với mình, sao lại nói với người khác? Chuyện này đã truyền đi rồi thì ai ai cũng biết.” Có một lần tôi định đi tìm đồng tu giải thích, để anh ấy hiểu rõ rằng sự việc không phải là như vậy. Nhưng khi tôi bình tĩnh lại và hướng nội tìm, tôi nghĩ trong tâm: “Lúc mình nói sau lưng người khác thì chẳng phải cũng là như thế này sao!” Lúc tôi nói tôi vẫn cho rằng bản thân có tâm muốn tốt cho đồng tu mà đàm luận về người khác, ai đó có tâm gì, chỗ nào chưa buông bỏ, v.v.. Khi tôi thật sự hướng nội tìm, mới nhận thấy bản thân sao mà không tốt đến vậy!

Sư phụ giảng:

“Có người nói: ‘Tôi đã nghe thấy Sư phụ Lý Hồng Chí nói điều nào đó’; mọi người liền tụm lại nghe; người ấy ở đó giảng nói, dùng lý giải của bản thân để thêm thắt lưu truyền những tin đồn. Mục đích làm gì vậy? Cũng là để hiển thị bản thân. Còn có người lưu truyền những tin đồn như vậy, người nọ truyền người kia, ở đó giảng nói mà lấy làm thích thú lắm, như thể là họ linh thông những tin đồn ấy lắm. [Như thể là] chúng ta có rất nhiều học viên không hiểu rõ như họ, người khác không biết nhiều như họ; họ đã thành ‘tự nhiên’ rồi, có thể không tự nhận ra được nữa.” (Chuyển Pháp Luân)

Khi giảng về tu khẩu, Sư phụ đã khai thị:

“Ví như chư vị nói, [khi có] mâu thuẫn giữa người với người: ‘anh tốt đấy, nó không tốt, anh tu luyện được tốt đấy, còn nó tu luyện không có tốt’, bản thân những thứ ấy chính là mâu thuẫn.” (Chuyển Pháp Luân)

Trước đây tôi học tới đoạn Pháp này cũng không để tâm lắm, cũng không minh bạch Pháp lý, khi thực tu không có dùng Pháp để ước thúc bản thân, dẫn tới việc nghe thấy hoặc nhìn thấy thông tin không chân thực. Những gì chúng ta nhìn thấy ở nơi con người này chẳng phải đều là giả tướng sao? Bởi vì đồng tu là người tu luyện, chỉ cần tu luyện thì đều có thể cải biến bản thân. Bây giờ khi thật sự hướng nội tìm cải biến quan niệm của chính mình, tôi thật sự không nhìn vào thiếu sót của đồng tu, đồng tu có thiếu sót thì cũng là nhân tâm mà người đó cần tu bỏ. Vì thế cũng không nên lan truyền thị phi. Nếu như có người nói về đồng tu với tôi, tôi sẽ nói “Hãy tìm [chấp trước của] bản thân dựa theo người đó!”

2. Khi người khác nói về mình thì phải tu bản thân

Khi tôi nghe thấy người khác ở sau lưng bàn luận về mình, trong tâm tôi rất khó chịu. Tôi nghĩ rằng bản thân mình không phải là như thế, mà là đồng tu hiểu lầm mình rồi, thậm chí có đồng tu còn nói: “Tại sao người khác đều nói bạn tệ vậy!” Ý nghĩa chính là “Hay là bạn chưa làm tốt”. Tôi rất ủy khuất, biết rõ cái sai của người nói, vẫn không thể giải thích, càng giải thích càng loạn. Tôi liền học Pháp, ở trong Pháp mà quy chính bản thân.

Sư phụ còn giảng:

“Do đó chư vị không thể theo giống như hắn, chư vị thật sự không thể tức giận hắn, ngay cả khi hắn làm chư vị rất mất mặt, không cất đầu lên được. Chư vị không những không tức giận hắn, mà trong tâm chư vị còn nên cảm ơn hắn, thật sự cảm ơn hắn.”

“Vậy, cớ gì phải cảm ơn hắn? Chư vị thử nghĩ xem, hỏi chư vị được những gì? Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’. Nơi người thường hắn đã làm chư vị rất mất mặt; vậy hắn tính là bên được, hắn chiếm được tiện nghi. Hắn càng làm chư vị mất mặt, ảnh hưởng càng mạnh mẽ, [thì] bản thân chư vị chịu đựng càng lớn, [và] đức mà hắn tổn thất càng nhiều; chỗ đức ấy đều cấp cho chư vị. Đồng thời khi bản thân chư vị chịu đựng, chư vị có thể vứt bỏ tâm thật nhẹ nhàng, chẳng để nó trong tâm.” (Chuyển Pháp Luân)

Từ trong Pháp, tôi ngộ được, không phải là nói bạn sai thì bạn chính là sai, chính là trong tình huống mà bạn đúng, mà người khác vẫn nói sai về bạn, xem bạn có thể nhẫn chịu không. Nếu như người khác nói tôi mà tôi lại nói người đó trước mặt đồng tu khác, vậy là tôi đã sai. Chẳng phải đã theo giống như anh ta rồi sao? Tôi không thể làm như thế. Tôi phải buông bỏ tâm sợ bị người khác nói, bỏ nó đi! Đối đãi với đồng tu vẫn phải giống như trước kia. Xem bản thân có tâm chấp trước mà đồng tu nói không, nếu có thì phải tu bỏ nhân tâm đó đi, không có thì phải chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, làm được không giận, không oán, không hận. Làm được tới trạng thái người khác đối với tôi tốt xấu thế nào tôi cũng không động tâm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/16/对背后议论同修的感悟-349541.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/18/165073.html

Đăng ngày 14-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share