Bài viết của một học viên ở Tỉnh Sơn đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-07-2009] Sư Phụ đã giảng rõ ràng về tâm tật đố trong Pháp. Tật đố là ghen tỵ với người khác. Tôi muốn chia sẻ một số biểu hiện của tâm tật đố mà tôi đã có. Nhận thức của tôi có thể chưa đúng. Mục đích viết bài này là để tôi chia sẻ nhận thức của mình đối với các bạn đồng tu, như thế chúng ta có thể nhận thức được tâm tật đố và thăng tiến cùng nhau. Trước kia, tôi tin rằng tật đố có nghĩa là ghen tỵ với những người tốt hơn, có khả năng hơn, hoặc có nhiều điểm mạnh hơn mình. Tôi bây giờ lại có một nhận thức mới. Một số loại tật đố rất tinh vi, chúng hình thành một cách tự nhiên, do vậy rất khó thấy chúng, và ta có thể không nhận thức được một số loại tật đố này. Điều tôi thảo luận có thể không bao hàm mọi khía cạnh của tâm tật đố. Tôi mong các bạn đồng tu chỉ ra những gì mà tôi hiểu chưa thấu đáo.

1. Hả hê với những rủi ro của người khác

Tôi nhớ rằng, không lâu sau khi tôi đắc Pháp, có học viên nói rằng phụ đạo viên đã thực hiện một số việc không tốt, gây bất hòa trong gia đình chị ấy. Nghe thấy thế, tôi lại thấy một loại cảm giác vui vui nào đó khi biết phụ đạo viên cũng có lúc thực hiện không đạt. Điều ẩn sâu trong tâm chính là tôi cảm thấy ổn hơn khi thấy những người có năng lực hơn mình vấp ngã. Tuy trên bề mặt, tôi không nói một lời hay có một hành động nào thể hiện điều mình nghĩ. Dù người khác không biết được tôi như thế thì tôi vẫn đang ghen tỵ trong tâm mình.

2. Ghen tỵ với những ai tốt hơn mình trong công việc

Ngay sau khi đắc Pháp, tôi nhận thấy mình lo lắng khi thấy những người khác tập các bài công pháp một cách kỹ càng. Một hôm, sau khi tập công xong, người phụ đạo viên thông báo, “Tất cả mọi người đến đây đi, để tôi chỉnh sửa động tác cho các bạn.” Khi đó, tôi nghĩ trong tâm, “Chỉnh lại động tác để làm gì đây? Thế cũng được nếu không quá tệ.” Ngay sau khi có niệm này, tôi nhận ra mình cũng ghen tỵ với những người khác. Tôi vẫn còn thấy mình ghen tỵ khi các bạn khác tốt hơn mình trong công việc.

3. Ghen tỵ với những người khác khi tôi cảm thấy mình kém cỏi hơn họ

Đôi khi, các điều phối viên cơ sở chúng tôi ra quyết định như các học viên nên học Công và học Pháp. Tôi nghĩ bụng, “Điều phối viên có thể sắp xếp cho chúng ta học Pháp và tập công. Họ nói thì được, còn mình thì không.” Sư Phụ có giảng,

Anh là người lao động gương mẫu thì anh làm được rồi; anh phải đến sớm về muộn, những việc ấy anh làm đi; anh làm được tốt, còn chúng tôi không được.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân, bản dịch 2003)

Trong trường hợp của tôi, tôi chỉ ghen tỵ trong lòng mà không biểu hiện ra bên ngoài. Có những lúc tâm tật đố biểu hiện mạnh mẽ ở các bạn học viên, nó can nhiễu đến chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Ví dụ, học viên A và học viên B cùng làm việc ở địa điểm sản xuất tài liệu, học viên A có khả năng hơn B ở một số việc. Học viên B liền lưu truyền một số tin về những sai lầm của A, nói với những người khác đừng có liên hệ với A hay nhận tài liệu mà A đưa. Thế là họ được chỉ dẫn hãy nhận tài liệu của học viên B thôi. Học viên B cũng nói với mọi người rằng anh ấy đã vượt quan tốt như thế nào trong trường hợp này. Những người tin vào học viên B liền tránh mặt A, và không nhận tài liệu từ học viên A. Đây là trường hợp của một cá nhân ghen tỵ với người khác và đã làm những điều can nhiễu đến Chính Pháp. Ở đây, tôi không muốn nói là học viên B đã tệ ở mức độ nào. Tôi chỉ muốn các bạn học viên nhận ra chấp trước vào tâm tật đố và loại bỏ nó đi.

4. Sử dụng ưu điểm của mình để đánh giá nhược điểm của người khác

Khi tôi bị tà ác bắt giữ trong trại giam năm ngoái, tất cả các tù nhân ở đó nói có một học viên Đại Pháp ở đó có thể bắt chéo chân trong thế ngồi Kiết già mà không dùng tay trợ giúp. Tôi nghĩ bụng, dù anh ta có thể ngồi theo thế Kiết già tốt như thế, nhưng tâm tính của tôi cũng chẳng tệ hơn anh đâu. Một lúc sau, có một phạm nhân nói từ “tật đố” trước mặt tôi. Tôi khi đó tự hỏi sao anh ta lại nói đến tật đố trước mặt mình. Có thể là mình “tật đố” chăng? Tuy vậy, tôi nghĩ mình dường như không phải ghen tỵ với người khác, vì tôi không cảm thấy bất bình trong tâm. Sau khi ra khỏi trại giam, tôi tự hỏi mình nhiều hơn về chuyện tình cờ này. Một ngày, có một học viên kể với tôi rằng, khi chú chị ấy kể với chị rằng ngôi nhà của ông đẹp đẽ ra sao, chị ấy nghĩ bụng, “Nhà của ông tuyệt vậy sao? Trên nhiều phương diện, chúng tôi tốt hơn ông nhiều, và chúng tôi sẽ còn tuyệt hơn nữa trong tương lai.” Chị ấy hỏi tôi đấy là tâm chấp trước gì vậy, và tôi trả lời rằng Sư Phụ đã giảng một câu chuyện về đứa trẻ đạt được 100 điểm trong kỳ thi, và người hàng xóm đã ghen tỵ với đứa trẻ, “Có gì là ghê gớm thế? Sĩ diện! Ai chưa từng được 100 điểm kia chứ!” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân). Điều này cho tôi thấy bản thân mình cũng có chấp trước như vậy, chỉ có điều là bản chất của các tâm tật đố có khác nhau. Khi người khác có điều gì tốt đẹp, tôi thường dùng những ưu điểm của mình để đánh giá lại nhược điểm của họ, như thế để thỏa mãn sự bất bình trong tâm mình. Đôi khi tôi thấy một số người thường giàu có, một số trở thành quan chức, một số người được vinh danh, dù tôi không nghĩ đến chuyện tranh đấu như người thường, nhưng tôi cũng nghĩ rằng người luyện công rồi sẽ tốt đẹp hơn người thường bao nhiêu trong tương lai. Vậy cái ẩn dấu sâu trong tâm tôi chính là sự đố kỵ với những người khác. Khi người khác có điều gì tốt, tôi không cảm thấy hạnh phúc, mà tôi lại dùng những ưu điểm của mình để đánh giá những nhược điểm của họ.

5. Ghen tị với những ai không có năng lực như mình

Đố kỵ không chỉ phản ánh trong sự ghen tỵ của tôi với những ai có năng lực hơn mình. Đôi lúc, khi một người không có năng lực lại được một điều gì tốt, tôi trở nên đố kỵ. Ví dụ, khi một học viên đề cập đến nhận thức của anh về một số Pháp lý, hoặc một số vấn đề liên quan đến tu luyện, tôi không muốn nghe họ, chỉ bởi vì tôi nghĩ rằng mình đã biết rồi. Do vậy trong phần hạ ý thức của mình, tôi đã giữ quan niệm rằng nhận thức Pháp của họ không cao bằng mình. Điều đó đúng như Sư Phụ đã nói,

Khi khí công sư mở lớp giảng bài, có vị kia ngồi đó không phục: ‘A, khí công sư nào vậy, tôi chẳng buồn nghe mấy thứ đồ của ông ta’.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Với một người, dù người đó không phải là học viên hay học viên, nếu anh ta không có năng lực như tôi, mà anh ta lại bảo tôi nên làm việc này việc nọ, tôi sẽ nghĩ, “Anh, chẳng tốt bằng tôi, sao anh lại dạy tôi phải làm như thế nào? Nhận thức của tôi còn tốt hơn anh ấy chứ.” Do vậy tôi thấy bất bình trong tâm. Nó giống như câu chuyện được đề cập đến trong Chuyển Pháp Luân về một người không có năng lực lại được đề bạt lên làm quản lý, điều đó khiến cho người khác thấy bất bình. Khi một người năng lực không bằng tôi mà được điều gì tốt, sao tôi lại cảm thấy bất bình? Thậm chí với những người thật sự không được tốt như tôi, tại sao tôi không thể khiêm tốn lắng nghe cẩn thận ý kiến góp ý của họ? Tại sao tôi lại cảm thấy không vui khi các học viên khác tiến bộ trong tu luyện?

6. Tật đố là kết quả của sự tin tưởng vào chủ nghĩa bình quân tuyệt đối

Một học viên có kể với tôi về công việc của chị. Chị nói công việc của chị chỉ có thể hoàn thành khi bốn người làm việc cùng nhau. Mỗi cá nhân thao tác một công việc, và tất cả công việc đều khác nhau. Một trong những việc này khá khó, còn ba việc kia thì khá dễ dàng. Trước kia, khi họ làm việc, họ quay vòng vai trò. Như vậy, sẽ không ai bị thiệt thòi. Có một thời điểm đến lượt chị ấy thực hiện công việc khó. Khi đó, ba người kia dừng luân đổi trách nhiệm. Chị ấy cũng chẳng để tâm khi công việc cứ như thế trong một số ngày. Nhưng khi nó kéo dài khá lâu thì chị không thể đảm nhận được nữa. Sau khi không thể nhẫn nại tiếp tục công việc, chị ấy nói với gia đình về chuyện này. Người nhà chị liền đến chỗ những người làm cùng với chị. Khi đó, tôi cũng cảm thấy ba người kia không đúng khi làm như vậy, nhưng sau khi đánh giá câu chuyện dựa trên Pháp, tôi đã nhận thấy rằng sự tuyên truyền trước kia của ác đảng về “chủ nghĩa bình quân tuyệt đối” đã gây ảnh hưởng đến nhận thức của tôi như vậy.

Dù sao trời sập thì mọi người đều chết; có gì tốt thì mọi người chia đều nhau; lương tăng mấy phần trăm thì mọi người đều có phần”. (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta, những học viên Đại Pháp không sử dụng những nguyên lý nơi người thường để đánh giá mọi chuyện. Chúng ta đặc biệt không dùng những ý thức hệ của ác đảng để nhìn nhận mọi việc. Chúng ta sử dụng Đại Pháp để đánh giá mọi việc. Thông thường, khi tôi thực hiện một chút hy sinh nhiều hơn người khác, tôi cảm thấy bất bình trong tâm. Nếu những người đó là những người thân, hoặc cha mẹ hoặc con cái, liệu tôi có cảm thấy bất bình không?

Kẻ tội lỗi sinh ra với tâm đố kỵ. Từ lòng ích kỷ và nóng giận, họ than phiền về những gì bất công đối với mình. Người thiện sinh ra với tâm trắc ẩn. Từ lòng hoan hỷ không thù hận, họ đón nhận khó khăn làm niềm vui. Bậc giác ngộ không còn tâm chấp trước. Họ lặng lẽ quan sát thấy người đời vô minh hụp lặn trong ảo mộng.” (Cảnh giới, Tinh tấn yếu chỉ)

Khi tôi không có được những thứ tốt đẹp mà người khác lại có, tôi cảm thấy ghen tỵ. Khi tôi gặp những chuyện xấu mà những người khác không gặp, tôi cũng cảm thấy đố kỵ. Ví dụ, khi tôi còn ở trường, tôi và một số bạn trong lớp đã làm những điều đáng ra không nên làm, cuối cùng bị giáo viên phát hiện. Giáo viên không trách mắng các bạn khác, nhưng ông lại phê bình tôi. Tôi cảm thấy bất bình. Tôi nghĩ, “Chúng nó cũng làm vậy, tại sao chỉ có mình tôi bị phê bình thôi?” Điều này, trên thực tế, là kết quả sự tin tưởng vào chủ nghĩa bình quân tuyệt đối: Người ta cảm thấy thoải mái khi chia sẻ, dù đó là điều tốt hay là điều xấu.

Con người ta mang theo lượng đức và nghiệp khác nhau, cùng với lượng đức và nghiệp mà tổ tiên của họ đã tích lại. Phúc lành mà người ta nhận được trong đời là khác nhau. Vậy sao ta có thể nhận được báo ứng dựa trên chủ nghĩa bình quân tuyệt đối đây? Những gì người tu luyện Đại Pháp nên làm là tu luyện khi gặp vấn đề, lấy khó khăn làm niềm vui, và không động tâm với những truy cầu danh, lợi và tình. Chỉ có phấn đấu theo cách này, người ta mới có thể tiến bộ trong tu luyện.

Trong quá trình viết bài, tôi đã có một nhận thức tốt hơn về tâm tật đố. Chỉ có thật sự nhận ra nó, ta mới có thể tiêu diệt nó. Nhiều học viên đồng ý rằng qua việc viết bài chia sẻ kinh nghiệm, họ có thể có nhận thức mới. Như vậy, học viên không chỉ cải thiện bản thân mình, mà họ cũng giúp những người khác bằng cách chỉ ra những sai sót, như thế chúng ta đều có thể nhận ra và loại bỏ nó.

Xin từ bi chỉ ra những gì còn thiếu sót.


Bản tiếng Hán tại: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/1/203713.html
Bản tiếng Anh tại: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/21/109340.html
Đăng ngày: 24-07-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share