Bài của một học viên Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-12-2005] Tôi đọc nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm trên tuần báo Minh Huệ về diệt trừ chấp trước căn bản, và nhận ra rằng tôi nên suy nghĩ về chấp trước căn bản của mình.
Tôi luôn nghĩ rằng tôi không có chấp trước căn bản, mặc dù tôi đọc về chúng trong những bài chia sẻ kinh nghiệm của các học viên và kinh văn của Sư Phụ. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chỉ vì tôi nghĩ Đại Pháp tốt chứ không phải bởi vì tôi có những ý định khác như là để chữa bệnh. Tôi bắt đầu con đường tu luyện từ tháng 12 năm 1998. Bảy tháng sau, vào 20 tháng 7, cuộc đàn áp bắt đầu.
Tôi đi tới chính quyền tỉnh để thỉnh nguyện cho Đại Pháp với một vài học viên địa phương vào 20 tháng 7. Sau đó, những tuyên truyền của tà ác dường như bao trùm trời đất. Tôi bối rối trong một thời gian ngắn, nhưng sau khi trầm tĩnh suy nghĩ lại, tôi tin rằng không có gì sai với việc tập luyện Đại Pháp và tôi kiên quyết tận tâm tu luyện không kể đến can nhiễu. Tôi bắt đầu ra ngoài để phân phát tài liệu giảng rõ sự thật. Sau đó tôi bắt đầu sản xuất tài liệu với các học viên địa phương. Tôi đã đi tới quảng trường Thiên An Môn bốn lần. Bắt đầu vào năm 2001, tôi bắt buộc phải vô gia cư trong vòng hơn một năm để tránh bị bức hại nhiều hơn. Trong thời gian này, tôi đã làm những điều mà một đệ tử Đại Pháp cần làm.
Đầu tiên, trong những năm tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, tôi xoay sở vượt qua những khó khăn dựa trên sự nhiệt huyết, tôi không chú ý nhiều tới học Pháp. Nếu tôi vấp ngã, tôi sẽ đứng dậy rất nhanh và tiếp tục làm điều mà mình cần làm. Tôi dần dần nhận ra tầm quan trọng của việc học Pháp. Tôi trở lên càng ngày càng lý trí và sự nhận thức của tôi dựa trên Pháp càng ngày càng rõ. Trong thời gian này, tôi không có nghi ngờ gì về lòng tin chân chính vào Đại Pháp. Tôi nghĩ rằng tôi đang làm mọi việc theo lời Sư Phụ giảng, và tôi nghĩ rằng tôi không có chấp trước căn bản. Tôi ngay cả không buồn nghĩ về nó.
Tuy nhiên, các bài chia sẻ kinh nghiệm của các học viên khác nhắc cho tôi nhớ về vấn đề này, tôi bắt đầu nghĩ về nó một cách trầm tĩnh. Tôi giật mình khi tôi thực sự nghĩ về nó. Tôi thấy rằng tôi không nhận ra chấp trước căn bản của mình, thứ mà tồn tại khi tôi bắt đầu tu luyện. Ví dụ, khi tôi ở trung học, tôi có ý tưởng rằng chắc phải có rất nhiều khí đen trong thân thể một người. Tôi nghĩ rằng nếu thứ đen này được lấy đi, con người sẽ trở lên thông minh và xinh đẹp. Khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân lần đầu, tôi đọc đoạn:
“Gốc của bệnh đã được dứt bỏ, chỉ còn chút dư khí đen kia để nó tự chạy xuất ra, để cho chư vị chịu một chút khó khăn, chịu một chút tội [khổ] ấy mà thôi” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi rất ngạc nhiên và nghĩ rằng giấc mơ thưở nhỏ của mình có thể thực hiện được. Tôi rất hạnh phúc và nghĩ quyển sách này khá tốt, và nó không phải là một quyển sách bình thường.
Tôi nói điều này với các học viên khác nhiều lần trong sự tu luyện của tôi, ngụ ý rằng tôi có tiền duyên với Đại Pháp và căn cơ của tôi khá tốt. Tôi có một cảm giác rất tốt về điều đó. Tôi nhận ra rằng quan điểm có cảm giác tốt về bản thân đó là quan niệm con người. Thực tế, tôi muốn trở lên thông minh và xinh đẹp, lợi dụng Đại Pháp. Tôi mù quáng nghĩ rằng tôi đã tập luyện rất tốt, và tôi đã không nhận ra những quan niệm con người ẩn giấu.
Một ví dụ khác, khi tôi giảng rõ sự thật, tôi luôn luôn nói rằng Pháp Luân Đại Pháp rất tốt và nó đã thay đổi tôi thành một con người từ bi, rộng lượng và có học thức. Cuối cùng, tôi nói rằng tôi luôn muốn trở thành một người như thế. Cái quan điểm này một lần nữa lại là quan niệm con người. Từ trong tâm tôi, tôi vẫn muốn đạt được mục đích con người thông qua tu luyện Đại Pháp.
Khi tôi giảng rõ sự thực, tôi luôn luôn nói: “Pháp Luân Đại Pháp tốt. Nó giúp tôi coi nhẹ danh lợi. Gia đình tôi trở lên hòa thuận, và tôi trở lên khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Tôi lạc quan và có một tâm hồn yên tĩnh. Tất cả những điều này mang đến hạnh phúc thực sự mà không thể có được bởi tiền bạc và danh tiếng”. Tôi nói với mọi người rằng điều này đến từ việc tu luyện Đại Pháp. Đúng là tôi muốn chứng thực Pháp, nhưng sâu trong tâm tôi, cái tôi theo đuổi vẫn là cái gọi là hạnh phúc con người và làm sao sống tốt mà không bị phiền toái. Nhưng đây không phải là mục đích của tu luyện.
Bây giờ, thông qua học Pháp tôi nhận ra một cách rõ ràng rằng mục đích cuối cùng của tu luyện là đắc Đạo và viên mãn. Đây chính là lý do tại sao chúng ta phải chịu đựng trong xã hội con người và chịu đựng cả cuộc bức hại. Tôi phải tiêu trừ tất cả các quan niệm và chấp trước của con người. Thay vào đó tôi lại muốn đạt được điều gì đó tốt trong xã hội con người thông qua tu luyện.
Đây chính là chấp trước căn bản của tôi. Một mặt tôi muốn đắc Phật Pháp, nhưng một mặt tôi lại không buông bỏ được quan niệm con người. Làm sao có thể như thế được? Tu luyện bao gồm việc buông bỏ quan niệm con người. Làm sao tôi có thể đắc được Phật Pháp mà không vứt bỏ các quan niệm con người? Và ý nghĩ lợi dụng Đại Pháp để đạt những mục tiêu con người mới dơ bẩn làm sao? Tôi thấy xấu hổ.
Tôi cũng phát hiện ra chấp trước vào danh. Gốc rễ của chấp trước này là tôi muốn thành công và nổi bật trong xã hội con người. Tôi vẫn còn quan niệm muốn có xe hơi, một căn nhà và một cuộc sống thoải mái. Do đó, trong những năm đầu của cuộc bức hại, tôi có cảm giác thấp kém và cảm thấy không thoải mái khi gặp mặt những đồng nghiệp cũ hay là bạn học cũ bởi vì tôi đã mất việc làm tốt và cái gọi là tương lai tươi sáng. Gần đây tôi vẫn có quan niệm này. Một học viên nói với tôi, “Những người tu luyện chúng ta có sinh mệnh vĩ đại nhất trong vũ trụ này. Chúng ta là may mắn nhất. Không người thường nào may mắn như chúng ta. Do vậy, tại sao chúng ta lại có cảm giác thấp kém?”
Đúng, điều đó là sự thật. Là một người tu luyện, chúng ta không nên dính mắc vào được mất cá nhân, và chúng ta cũng không nên theo đuổi thoải mái trong xã hội con người. Chúng ta có thể có khó khăn về tài chính và không có địa vị xã hội. Chúng ta có thể bị cười nhạo và bị hiểu lầm. Nhưng, khi chúng ta tận tâm tu luyện Phật Pháp và vứt bỏ những truy cầu của con người, chúng ta có thể tin tưởng Đại Pháp kiên định và có được những tiến bộ lớn trong tu luyện. Và rồi, chúng ta có thể ngộ được sự thuần khiết và vĩ đại không gì sánh nổi của Đại Pháp. Tôi đã phát hiện ra những chấp trước căn bản này, nhưng điều quan trọng hơn là làm tốt ba việc trong tu luyện thời chính Pháp, vứt bỏ những chấp trước này trong khi tu luyện vững vàng và thật sự đạt tiêu chuẩn.
Xin vui lòng sửa lại nếu có điều gì chưa đúng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/12/30/117583.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/1/12/68914.html
Đăng ngày: 16-07-2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn so với nguyên bản.