Bài của đệ tử Quy Chính, ở tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 02-07-2009] Tôi là một đệ tử đắc Pháp vào năm 1996. Tôi có được những lợi ích to lớn từ việc tu luyện Đại Pháp. Họ hàng và bạn bè của tôi, từng người một, đã chứng kiến sự kỳ diệu của Đại Pháp và bắt đầu trên con đường tu luyện Đại Pháp. Trong suốt thời gian tu luyện bản thân, chúng tôi hiểu được Pháp lý và trân quý mối tiền duyên chưa từng có với Pháp. Chúng tôi vô cùng cảm động bởi sự từ bi vĩ đại và ân đức vô lượng của Sư Phụ.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, một màn tà ác bao trùm lên Trung Quốc. Như hàng triệu gia đình học viên Pháp Luân Đại Pháp, gia đình ba người chúng tôi cũng chịu đựng bức hại dã man của tà ác. Ba người chúng tôi bị bắt giam vào trại cưỡng bức lao động hết lần này qua lần khác. Vì những cuộc bắt giam liên tiếp, nhà cửa bị lục soát, chồng và con tôi rất sợ hãi. Khi tôi trao đổi với chồng tôi, tôi lên án rằng anh ấy là có chấp trước mạnh mẽ vào sự sợ hãi, có bản tính bất chính, và cư xử như một người thường. Lời lẽ của tôi ngày càng trở nên mạnh mẽ, chồng tôi hét lên giận dữ, “Tôi sẽ từ bỏ!” Quan điểm của anh ấy khiến cho tôi bị sốc! Tôi nghĩ, “Tu luyện không phải là chuyện vặt vãnh, sao anh ấy có thể dễ dàng từ bỏ vậy? Sai lầm là ở đâu?” Trước đây, anh ấy đã từng dao động với đức tin của anh ấy, gia tăng chấp trước sợ hãi và vấp ngã trên con đường tu luyện. Nhưng dù những ngày này có khó khăn thế nào, với sự bảo vệ của Sư Phụ, chúng ta đã thành công vượt qua những rào cản và cùng nhau bước đi trên con đường tu luyện.

Hàng ngày cứ luyện mấy bộ động tác ấy, vậy có thể tính là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp không? Không nhất định [là vậy]. Bởi vì tu luyện chân chính cần chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính chúng tôi đề ra mà [tự] yêu cầu, cần phải thật sự đề cao tâm tính bản thân; ấy mới là tu luyện chân chính.” (“Bài giảng thứ ba”, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thấy được rằng trước đây, sự giúp đỡ của tôi đối với chồng tôi chỉ hời hợt trên bề mặt. Tôi chỉ đơn thuần thôi thúc anh ấy học Pháp nhiều hơn, nhưng tôi không lên án khi anh ấy bộc lộ những tâm chấp trước của người thường. Tôi nhận ra rằng tôi đã không thực sự giúp đỡ anh ấy thực sự nâng cao sự hiểu biết của anh ấy theo tư tưởng của Pháp. Đôi khi tôi nhìn thấy một chút ngộ của anh ấy về các mặt nhất định, trong cơn tức giận tôi nói ra những điều rất thiếu suy nghĩ, như, “Tu luyện hay không là chuyện của anh. Ai tu thì người ấy đắc. Tôi chẳng làm được gì nếu anh không muốn tu luyện.” Một lần, thậm chí tôi còn có một chấp trước ghét bỏ. Tôi ghét anh ấy vì làm kém hơn sự mong đợi của tôi, và tôi cảm thấy như anh ấy làm tôi thất vọng. Tôi cũng có chấp trước mạnh mẽ vào anh ấy. Tôi sợ rằng anh ấy sẽ không thành công trong tu luyện và sẽ mất đi cơ hội tu luyện hiếm có này.

Tôi ít khi nhìn vào bên trong khi đối diện với những mâu thuẫn với chồng tôi. Tôi luôn luôn có ý nghĩ rằng những gì tôi làm là đúng. Nhưng lần này, khi tôi hướng nội mà tìm, tôi thấy quá nhiều chấp trước, điều này khiến tôi rất sốc. Tôi tự nghĩ, “Thời gian này, ngày nào mình cũng học Pháp, nhưng giờ mình thực sự tiến bộ được bao nhiêu?” Sư Phụ đã giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân,

“Trong tu luyện chân chính chư vị cần phải tu tâm tính. Chư vị cần phải hướng nội mà tìm thay vì hướng ngoại mà cầu.”

Tôi đã thành thật thú nhận với chồng tôi rằng tôi đã sai và sẽ không hướng ngoại mà cầu bằng cách nhìn vào thiếu sót của người khác thay vì tu luyện bản thân mình. Chồng tôi bị cảm động bởi sự chân thành của tôi và từ đó, anh ấy cũng từ bỏ chấp trước sợ hãi. Cũng từ đó, anh ấy tinh tấn tu luyện. Một hôm, anh nói với tôi, “Khi em thực sự tốt với anh, lúc đó anh cũng trở nên tốt.” Tôi nói, “Là em đã không tốt, điều ấy hủy hoại cả anh và chúng sinh trong thế giới của anh. Sư Phụ không muốn bỏ bất kỳ đệ tử nào lại, không chỉ mình hai ta.

Bằng cách hướng nội mà tìm, không khí gia đình tôi bình thường trở lại. Trước đây, chồng tôi thường tự học Pháp một mình và không học nhiều lắm. Giờ đây, anh ấy chủ động học Pháp cùng tôi. Anh ấy tự giác làm ba việc, tinh tấn hơn trước đây rất nhiều.

Mục đích của việc viết lại những thiếu sót của tôi đối với chồng tôi (cũng là bạn đồng tu của tôi) có hai mặt. Một mặt, nó thúc đẩy để bản thân tôi vững tu và theo kịp quá trinh Chính Pháp của Sư Phụ. Mặt khác, đây cũng là nhừng lời khuyên cho các bạn đồng tu, những ai có những kinh nghiệm như tôi, để họ không tiếp tục vấp ngã trên con đường tu luyện. Nó cũng là lời nhắc nhở với tất cả mọi người, rằng chúng ra nên đối xử với thành viên trong gia đình và bạn đồng tu một cách từ bi, và cùng họ tinh tấn như một chỉnh thể, để Sư Phụ bớt lo lắng vì chúng ta.

Trên đây là những hiểu biết nông cạn của tôi. Các bạn đồng tu, xin hãy chỉ ra những điều còn chưa hợp lý.
____________________________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/2/203812.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/20/109317.html
Đăng ngày: 22-07-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share