Bài của một đệ tử ở Bắc Kinh

[MINH HUỆ 26-6-2009] Chồng tôi và tôi bắt đầu tu luyện năm 1997. Dưới sự che chở từ bi của Sư Phụ chúng tôi đã trưởng thành và thanh lọc bản thân trong Đại Pháp. Trong suốt mười năm cuộc bức hại tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tôi và chồng tôi đã bị bức hại nhiều lần. Chồng tôi là một người tốt nhưng đã hai lần bị đưa tới một trại lao động cưỡng bức và hiện giờ vẫn còn ở đó. Tôi đã từng bị bắt và đưa tới một sở cảnh sát địa phương và bị giữ trong một trại giam hai lần và bị kết án lao động cưỡng bức một lần.

Trước đây tôi đã phơi bày những gì mà bọn lưu manh tà ác đã làm trong một bài viết khác. Tôi đã nhận ra rằng không có điều gì là ngẫu nhiên, và tôi nên nhìn vào bên trong để tìm ra những sơ hở mà tà ác đã nắm lấy cơ hội. Sư Phụ đã giảng Pháp rất rõ ràng, vì thế không có lý do gì để tôi thừa nhận bất kỳ cuộc bức hại nào.

Nhận thức của tôi về Pháp khá nông cạn trong năm 2002, và tôi vẫn còn nhiều chấp chước. Đó là, khi ở trong một trại lao động, bị ép buộc và đe dọa bởi tay sai của ĐCSTQ, tôi đã làm một việc sai lầm đáng tiếc. Tuy vậy, với lòng từ bi vô hạn, Sư Phụ tôn kính của chúng ta vẫn an bài để tôi sớm thoát khỏi chốn tà ác. Nhưng tôi đã không hiểu ra và học được bài học từ đó. Tôi hối hận là đã làm Sư Phụ thất vọng.

Vào tháng 3-2007, tà ác đột nhập điểm học nhóm của chúng tôi, tịch thu và bắt giữ chúng tôi. Bốn trong năm đệ tử bị giữ ở một trại giam, và hai người sau bị kết án tới một trại lao động. Tôi và một đệ tử khác có triệu chứng của bệnh cao huyết áp và các viên chức trại giam từ chối giam giữ chúng tôi. Một lần nữa, với sự từ bi của Sư Phụ, tôi thoát khỏi hang ổ tà ác.

Tôi hiểu rằng có lẽ do sơ hở của tôi nên tà ác mới tận dụng được điều đó để hành sự. Sư Phụ đã cho tôi rất nhiều điểm hóa, nhưng tôi đã không ngộ ra. Giờ nhìn lại, tôi nhận ra rằng dù chúng tôi chăm chỉ học Pháp, chúng tôi đã không nhận thức Pháp đủ tốt. Ví dụ, chúng tôi thường bỏ qua các từ hay thêm các từ trong khi đọc, và chắc chắn các đệ tử thậm chí trở nên tức giận khi những người khác chỉ ra. Cũng vậy, khi các đệ tử đọc Pháp thành tiếng, một số trở nên sao nhãng và làm những việc khác, như là kết thúc việc chỉnh sửa các từ trong sách, hay thậm chí ngủ gật và ngáy ngủ. Làm sao mà tà ác không tranh thủ những trạng thái tu luyện như thế?

Tôi từng nhìn ra các vấn đề trong nhóm học chung, nhưng tôi đã không đủ cố gắng để nhìn vào bên trong tìm những sơ hở của mình. Một năm trôi qua, tôi và chồng tôi lại bị bắt. Tôi bị giữ trong một trại giam, và chồng tôi bị đưa đi lao động cưỡng bức lần thứ hai. Sư Phụ đã giúp tôi thoát khỏi hang ổ của tà ác một lần nữa.

Khi các đệ tử nhắc nhở tôi nhìn vào bên trong, tôi đã không coi đó là nghiêm túc và nghĩ là tôi đã tu luyện rất tốt. Khi một vấn đề nảy sinh, tôi hay nhìn ra bên ngoài và chú ý vào những vấn đề khác. Tôi nghĩ tâm sợ hãi của tôi là rất nhỏ, và đó là do sự phủ nhận cựu thế lực của tôi đã giúp tôi thoát khỏi trại giam. Tôi đã không nhận ra tôi sốt sắng và thích khoe khoang. Một cặp vợ chồng học viên đã vô ý ca ngợi tôi có chính niệm mạnh đến nỗi mà tà ác không thể giữ tôi tại hang ổ của nó, và tôi thậm chí không công nhận điều đó. Không phải là lời khen ngợi được lặp lại là một khảo nghiệm với tôi như Sư Phụ đã dạy chúng ta sao? Trong một thời gian dài tôi đã không nhận ra tôi đã có quá nhiều tâm người thường đằng sau, làm cho sự bức hại có thể xảy ra, đó là sơ hở đáng hổ thẹn của tôi, và đó là thời gian cho tôi tiến bộ. Tôi đã không hiểu rằng Sư Phụ đã chịu đựng quá nhiều gian khổ cho tôi để tôi có thể hoàn thành sứ mệnh to lớn trong tương lai.

Giờ tôi nhận ra tôi đã không coi việc nhìn vào bên trong là trước tiên, và tôi chỉ làm nó trên hời hợt. Tôi đã tu luyện trong 11 năm, nhưng sự khoe khoang của tôi, tâm đố kỵ, tâm tranh đấu, và cần tán dương vẫn còn khá mạnh. Tôi đã làm ba việc và đọc ba bài giảng của Chuyển Pháp Luân mỗi ngày, nhưng tôi đọc sách giống như việc hoàn thành một nghĩa vụ, không phải đọc với tâm của tôi. Khi tôi phân phát tài liệu giảng thanh chân tướng, nó cũng giống như làm xong một việc nào đó, không phải nhận thức của tôi về tầm quan trọng của việc cứu độ chúng sinh. Thỉnh thoảng tôi chấp trước vào chương trình TV và dự báo thời tiết. Tệ nhất là tôi luôn tìm khuyết điểm của người khác khi xảy ra vấn đề, hy vọng họ sẽ thay đổi thay vì mình. Tôi thường xuyên nhìn vào những khuyết điểm của chồng tôi, cảm thấy tốt hơn anh ấy, và thiếu từ bi trong khi nói chuyện với anh ấy. Tất cả những điều này đã khiến tôi không thể tu luyện bản thân đủ tốt.

Tại sao tôi đã nghĩ quá cao về bản thân mình? Để nói điều đó trong những từ ngữ của người thường, “Tại sao tôi đã quá tự cao tự đại? Tôi là một người tu luyện.” Sư Phụ nói,

Tu tại tự kỷ, công tại Sư Phụ” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Không phải mọi thứ được hoàn thành với sự giúp đỡ của Sư Phụ sao? Khi tôi bị đưa tới một trại lao động năm 2002 và bị giam trong một trại giam năm 2007-2008, Sư Phụ đã đưa tôi ra khỏi hang ổ của tà ác mỗi lần. Tại sao tôi nghĩ tôi đã làm điều đó? Tôi đã trượt ngã những thử thách này. Tại sao tôi không nhìn vào bên trong sâu hơn rằng vì thế tôi có thể tiến bộ, và tại sao tôi đã thay vì trở nên khá tự mãn? Trước khi thừa nhận Sư Phụ và Đại Pháp, tôi đã đặt định vị trí bản thân như thế nào? Điều gì đằng sau tất cả những điều này? Có lẽ một chấp trước vào giá trị bản thân và một cái tôi mạnh.

Sư Phụ giảng:

Từ nay trở đi, dẫu quý vị làm gì, hãy quan tâm đến người khác—thậm chí đến cả thế hệ tương lai—cùng với sự ổn định vĩnh cửu của Đại Pháp.” (“Vô-lậu trong Phật tính“, Tinh Tấn Yếu Chỉ 1)

Nhưng tôi không thể thoát khỏi cái tôi của mình! Tính ích kỷ là một trong những đặc tính của vũ trụ cũ. Làm sao một người có thể đạt viên mãn với tính cách đó? Nó cách bao xa với điều mà Sư Phụ tôn kính của chúng ta chờ đợi ở chúng ta! Tôi có thật sự là một đệ tử tinh tấn của Sư Phụ tôn kính không?

Nhận ra những vấn đề tồn tại trong thời gian dài, tâm tôi nhẹ nhàng. Sư Phụ từ bi và tôn kính của chúng tôi, con sẽ không ngốc nghếch lâu hơn nữa, đệ tử của Ngài hiểu được sự nghiêm túc của tu luyện và sẽ không bao giờ để cái tôi cao hơn sự thăng tiến của mình!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/26/203412.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/16/109212.html
Đăng ngày: 22-07-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share