Bài viết của một đệ tử Đại Pháp phương Tây

Con xin chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

[MINH HUỆ13-05-2016] 10 năm đã trôi qua kể từ ngày tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2005. Mỗi năm, tôi lại đối chiếu bản thân mình với nguyên lý của Đại Pháp. Tôi luôn thấy mình tiến bộ. Tôi đã tu bỏ những chấp trước của bản thân như tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm hiển thị và một phần tâm chấp vào tình thân quyến. Tôi cũng biết cách vượt quan nghiệp bệnh. Khi tôi đề cao lên, mỗi lần một loại tình cảm tan biến đi. Tuy nhiên, trong suốt năm ngoái tôi đã nhận rõ ra rằng tôi vẫn còn tâm chấp vào tình với chồng rất nhiều, và tôi đã nói đùa rằng chồng là cái tình cuối cùng của tôi.

Tôi đã quyết định bắt đầu chủ động bỏ cái tình này bằng cách nói chuyện với chồng mình và để anh hiểu Đại Pháp và cuộc bức hại. Đó là một nhiệm vụ mà tôi đã vật lộn trong một thời gian dài. Vì thế tôi đã quyết định viết về điều đó để thấy được quá trình rõ ràng hơn, để tạo nên một sự đột phá, và cuối cùng vượt qua nó. Quan này vẫn đang tiếp diễn, và ở thời điểm này thì tôi không thể nói rằng tôi đã vượt qua quan này hoàn toàn. Mối quan hệ và tình thân quyến khăng khít này đã can nhiễu đến suy nghĩ của tôi, làm cho những suy nghĩ này trở nên mơ hồ và thiếu lý trí bất cứ khi nào tôi giảng chân tướng.

Sư phụ giảng:

“Hơn nữa khi mọi người giảng chân tướng cho người nhà, thì đều coi người nhà như thân nhân của mình mà đối đãi chứ không coi họ như chúng sinh cần được cứu độ.” “Là người tu luyện đều cần phải hết sức hiểu rõ ràng điểm này; không được bị hãm vào trong [vòng] quan niệm ‘thân thích’ của người thường. Nên coi họ như chúng sinh, đến cứu độ như nhau với các chúng sinh khác, [thì] khi chư vị làm việc đó thì hiệu quả sẽ khác; bảo đảm là như vậy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles)

Gần đây, những bất hòa giữa tôi và chồng trở nên thường xuyên hơn. Chúng tôi chủ yếu tranh luận về hai điều: thính lực của chồng tôi bị suy giảm, nhưng anh hoàn toàn từ chối việc sử dụng máy trợ thính. Cuối cùng cả hai chúng tôi đều phải nói rất to, điều này đã gây nên tất cả những hiểu lầm từ phía anh về việc anh đã nghe thấy gì, rồi khó chịu, dẫn đến khó kiềm chế. Thứ hai là việc lái xe. Anh lái rất nhanh, chẳng chú ý gì và thỉnh thoảng rất nguy hiểm. Nhiều lần tôi đã phải lái xe chở anh vì tôi quá sợ.

Tôi nhận ra rằng những mối bất hòa thường xuyên này đã được thổi phồng lên bởi cựu thế lực, là điểm hóa của Sư phụ để tôi hướng nội và nhận ra những chấp trước đã ẩn dấu sâu mà tôi không thể nhận ra.

Để đẩy nhanh việc trở lại chính đạo, quan của tôi ngày càng khó.

Bị trói buộc bởi những điểm yếu và cảm thấy bất lực, chồng tôi đã tìm thấy vật tế thần – Pháp Luân Đại Pháp. Qua nhiều năm, anh đã âm thầm chống đối lại niềm tin của tôi vào Đại Pháp. Tuy nhiên, giờ đây, sự khó chịu của anh đối với Đại Pháp ngày càng tăng.

Anh bắt đầu đe dọa tôi bằng việc ly hôn và bỏ nhà đi, anh lăng mạ Đại Pháp và Sư phụ, và anh hoàn toàn từ chối việc tìm hiểu về cuộc bức hại ở Trung Quốc, cho dù chỉ là một chút. Anh cứ chỉ nhắc đi nhắc lại một điệu là: “Đó không phải là điều tồi tệ nhất trên thế giới, và Trung Quốc, là một cường quốc như vậy, thì phải thực thi những biện pháp đó để duy trì kỷ cương.”

Tôi cảm thấy vô cùng tức giận. Tôi bị khó chịu vì không thể giảng chân tướng cho anh về cuộc bức hại. Tôi biết rằng, theo anh nghĩ, đáng lẽ ra là một đệ tử Đại Pháp, tôi nên hướng nội thường xuyên hơn. Đáng nhẽ tôi nên làm điều đó từ lâu rồi.

Sau khi đào sâu hướng nội, cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi không từ bi với anh.Tôi vẫn có chấp vào việc luôn là người nói câu cuối cùng để chứng minh quan điểm của mình.

Tôi nhớ lại những gì Sư phụ giảng:

“Từ nay trở đi chư vị sẽ là như thế, dẫu chư vị đúng hay không đúng, vấn đề [đúng-sai] ấy đối với một người tu luyện mà giảng là hoàn toàn không trọng yếu. Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.” (Giảng Pháp tại Manhattan)

Chúng ta không được quên rằng chúng ta đang tu luyện giữa người thường, và rằng chúng ta phải xử lý tốt vấn đề của người thân, những người không tu luyện.

Sư phụ giảng:

“ – ‘băng dày ba thước không bởi lạnh một ngày’; ngay từ đầu không xử lý tốt thì oán giận tích lại quá thâm sâu, dần dần về sau tạo thành một loại gián cách, dường như hoàn toàn không xử lý nổi. Vấn đề này sẽ gây khó khăn cho đệ tử Đại Pháp trong chứng thực Pháp. Phàm là xuất hiện vấn đề này, thì cái sai là ở đệ tử Đại Pháp, là vì ngay từ đầu xử lý không tốt nên mới khiến nó biến thành như thế.” (Giảng Pháp tại Manhattan)

Mâu thuẫn giữa chúng tôi có lẽ có nguyên nhân sâu xa, và thỉnh thoảng nó vẫn biểu hiện trên bề mặt để nhắc nhở tôi rằng tôi vẫn chưa tìm thấy được chấp trước căn bản trong mối quan hệ này, vì vậy một lần nữa tôi đã bỏ lỡ cơ hội hoàn thành sứ mệnh mà tôi đã gánh nhận từ rất lâu.

Sư phụ giảng:

“Đương nhiên, còn có một số đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, kết hôn với người thường; có [vị] thật sự bị cái ‘tình’ lôi xuống, biến thành người thường, còn người thường hơn cả người thường nữa; còn có người chịu can nhiễu rất lớn, bản thân cảm thấy lực bất tòng tâm, vừa sợ ảnh hưởng quan hệ vợ chồng, vừa sợ việc của Đại Pháp làm không tốt, cũng biết rằng ảnh hưởng tu luyện bản thân mình; đưa đẩy đến cuối cùng thì tâm lực kiệt quệ, không biết thế nào mới tốt nữa. Kỳ thực, hãy trầm tĩnh mà suy xét, [thì] những việc đó đều có thể giải quyết. Một khi bộ Pháp này đã là truyền như thế này tại thế gian con người, ở xã hội người thường mà tuyển định ra phương thức tu luyện như thế này, khẳng định là hết thảy những gì gặp phải ở xã hội người thường đều có thể giải quyết; chính là xét xem chư vị đối đãi người nhà như thế nào, có thể dùng chính niệm đối đãi việc đó không, có thể dùng chính niệm của một người tu luyện để giảng cho rõ ràng không. Nếu xử lý tốt, thì sẽ tốt; xử lý không tốt, thì sẽ trái lại.” (Giảng Pháp tại Manhattan)

Một lần nữa Sư phụ điểm hóa thêm để tôi xem xét kỹ hơn tâm từ bi – Thiện – của tôi.

Tôi thỉnh thoảng cũng có bất hòa với một đồng tu, việc mà tái diễn theo những cách khác nhau. Tôi quyết định rằng tôi không được bỏ qua điều này và hướng nội thật sâu để tìm ra tại sao điều này chỉ xảy ra với mình cô ấy. Tôi nhận ra rằng tôi đã không đánh giá cao cô ấy, tôi nghĩ cô ấy không xứng đáng. Tôi nhận ra rằng tôi đã không thực sự hiểu ý nghĩa của chữ Thiện, và rằng tôi chưa thực sự thiện với cô ấy.

Sư phụ dạy chúng ta thiện thực sự là gì:

“ Từ Bi; Ông không có cố ý biểu hiện ra, không phải là biểu hiện thiện ác hay vui thích của con người. Không phải là ‘bạn đối với tôi tốt thì tôi biểu hiện Thiện với bạn’. Ông không có đòi giá cả, không kể báo đáp; hoàn toàn là vì chúng sinh. Vì thế Từ Thiện này hễ xuất lai, thì lực lượng của Ông là vô tỷ; bất kể nhân tố bất hảo nào cũng đều bị giải thể. Từ Bi càng lớn, thì lực lượng đó càng lớn” (Giảng Pháp tại Manhattan)

Khi tôi nhận ra, toàn bộ thái độ của tôi đối với cô đã thay đổi, và mối quan hệ của chúng tôi đã được cải thiện rất nhiều.

Điểm hóa này cũng giúp cho quan hệ của tôi với chồng mình.

Tôi nghĩ rằng chấp trước căn bản trong mối quan hệ của chúng tôi là tôi chưa thực sự thiện với anh.

Sư phụ giảng:

“Thực ra Từ Bi là năng lượng rất to lớn, là năng lượng của Chính Thần. Càng Từ Bi thì năng lượng càng lớn, các thứ bất hảo đều bị giải thể rớt cả.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009]

Tôi đã tự hỏi mình tại sao tôi không thể cảm thấy năng lượng mạnh mẽ này bùng lên trong tôi. Tôi nhận ra rằng thiện cũng có những tầng thứ khác nhau, rằng ở những tầng thấp hơn thì có thể diễn đạt bằng lời, nhưng lên đến những tầng cao, như là tầng của một vị Giác Giả, “tự ngã” đã hoàn toàn tan biến, và chẳng có gì ngoài thiện, tình thương, sự quan tâm và những điều khác vốn không thể diễn tả bằng lời, mà bao trùm lấy bạn và tỏa ra mọi thứ xung quanh bạn.

Nếu hàng ngày chúng ta có thể bảo trì lòng từ bi thần thánh đó trong tâm trong các mối quan hệ với những người khác thì không kể thái độ của họ với chúng ta thế nào, phần biết sâu thẳm trong tâm họ sẽ nhận ra.

Sư phụ giảng:

“Như họ xem xét, ‘các vị muốn có thể cứu tôi, các vị phải có thể đạt tới tầng thứ của tôi mới được, các vị phải có uy đức ấy, các vị mới có thể cứu tôi được. Các vị không có uy đức ấy, các vị không đạt đến cao như tôi, thì cứu tôi sao đây?’ Vậy họ bèn để chư vị vấp ngã, chịu khổ, trừ bỏ chấp trước của chư vị, sau đó khiến uy đức chư vị được kiến lập, chư vị tu luyện đến tầng thứ nào đó rồi, chư vị mới có thể cứu họ được, [họ] đều làm như thế cả.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Nhận ra những chấp trước của mình, dĩ nhiên tôi cố gắng thay đổi bản thân và hành xử theo Pháp. Không phải mọi điều đều suôn sẻ. Nhưng với thái độ luôn luôn cảnh giác, bất cứ khi nào làm sai, tôi ngay lập tức nhận ra và cố gắng sửa chữa. Cuối cùng, mục đích chính của tôi là cứu một sinh mệnh và giúp anh ta tự đặt bản thân về phía chính diện của lịch sử.

Tôi đối chiếu từng ý niệm của mình theo Pháp, và trong mọi cuộc trò chuyện, tôi cố gắng nói chuyện chỉ dựa trên Pháp. Tôi liên tục nhắc nhở bản thân để tăng cường lòng từ bi và bao dung, tránh phê phán, và tranh luận. Tôi muốn anh thấy rằng, là một đệ tử Đại Pháp, tôi sống chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn trong mọi tình huống.

Tôi biết rằng, là một đệ tử Đại Pháp, tôi dành nhiều thời gian cho công việc Đại Pháp: học Pháp ở nhà hoặc ở nhóm, luyện công, và giảng chân tướng bên ngoài. Trước kia toàn bộ thời gian đó tôi đã từng dành cho mối quan hệ vợ chồng.

Tôi đã quyết định sắp xếp lại một số hoạt động của mình để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống. Tôi luyện công vào sáng sớm, dịch bài vào thời gian rảnh rỗi, và động viên chồng đi chơi bất cứ khi nào tôi muốn luyện công, học Pháp tập thể, hoặc đi giảng chân tướng.

Tôi chú ý hơn tới thời gian chúng tôi ở cùng nhau, việc mà sau này tạo cho tôi cơ hội giảng chân tướng bất cứ khi nào chúng tôi ở trong môi trường xã hội mà không bị những ngăn cản từ phía anh.

Có một thời gian, tôi thêm vào phần cuối của phát chính niệm những câu như sau: “Giải thể những can nhiễu cản trở chồng tôi tự đặt bản thân về phía Đại Pháp.”

Những nỗ lực của tôi bắt đầu có kết quả, và tôi thấy những đột phá bắt đầu xuất hiện. Chồng tôi đề nghị lái xe đưa tôi đi phát báo Đại Kỷ Nguyên bản tiếng Hán. Anh cũng mang vài tờ báo đến khách sạn nơi anh tập gym hàng ngày. Anh nói với tôi vài lần rằng, khi anh gặp vài người Trung Quốc ở khách sạn, anh tặng họ báo. Khi chúng tôi đến một tiệm bán đồ Trung Quốc, chồng tôi cũng gặp người chủ tiệm và hỏi liệu ông có biết gì về Pháp Luân Công không; anh cũng nói thêm: “Tôi là học viên Pháp Luân Công.” Tôi nhận ra rằng nỗ lực của tôi đã bắt đầu thay đổi anh.

Phần biết của anh – những tư tưởng thực sự của anh – đã có thể nhận ra được sự thực về Pháp và nhận ra mong muốn cứu anh thực sự của tôi, vì vậy anh bắt đầu không còn bị hãm trong tình cảm của người thường.

Thế nhưng, giờ đây không phải điều gì cũng thuận buồm xuôi gió. Trong những thăng trầm của mối quan hệ chúng tôi, anh thỉnh thoảng lại kéo tôi xuống, và tôi đã để tâm người thường dẫn động, đưa tôi trở về vạch xuất phát. Vì thế, trong bất cứ thời điểm, thời khắc nào tôi phải luôn tỉnh táo và giữ chính niệm. Tôi nên luôn kiểm tra xem liệu những chấp trước của mình đã được loại bỏ chưa và luôn giảng chân tướng cho anh một cách lý trí và rõ ràng như một đệ tử Đại Pháp thực thụ. Đây là cách mà tôi đã nỗ lực để lấy lại sự hòa thuận giữa chúng tôi và sự hiểu biết chung về Pháp lý.

Sứ mệnh cứu chồng mà tôi gánh nhận đã có rất nhiều ảnh hưởng đối với việc đề cao tâm tính của bản thân tôi. Tôi nhận ra rằng những mối quan hệ của tôi với những đồng tu khác cũng được cải thiện. Tôi học được cách bao dung, hợp tác với người khác, tôn trọng ý kiến của những người khác, biết nghĩ cho mọi người thậm chí ngay cả khi họ có vẻ không nghĩ cho tôi. Điều này là vì tôi nhận ra rằng những động cơ của việc chúng ta làm hoặc phản ứng như thế nào không nhất thiết luôn luôn bắt nguồn từ việc muốn làm hại ai. Chỉ đơn giản là chúng xuất phát từ mức độ đối phó với những chấp trước của một người như là tâm tức giận, đố kỵ, tâm tranh đấu, tâm chấp vào danh lợi.

Cuối cùng, tôi phải thừa nhận rằng quá trình viết về cuộc dằng co này đã mở ra trong trí óc tôi những hiểu biết mới và cho phép tôi tìm ra những giải pháp khả thi.

Sư phụ giảng:

“Người trong nhà, chư vị có thể bảo họ tu luyện là tốt nhất; họ không thể tu luyện thì chư vị cũng nên để họ làm một sinh mệnh mà [sẽ] được cứu, ít nhất làm một người tốt, họ mới có thể đắc phúc báo.” (Giảng Pháp tại Manhattan)

Con xin cảm tạ Sư phụ vì đã đối xử với con bằng lòng từ bi vô hạn của Ngài. Con cảm ơn Ngài vì đã cho con những điểm hóa và không bỏ rơi con cho đến khi con đạt được đến nhận thức đúng đắn từ trong Pháp. Xin cảm ơn các đồng tu đã dành thời gian đọc bài chia sẻ của tôi. Xin hãy chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp với Pháp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/13/156841.html

Đăng ngày 9-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share