Bài viết của Dung Thạch, một học viên Pháp Luân Đại Pháp
[MINH HUỆ 29-4-2016] Một số học viên mà tôi biết đang trải qua nghiệp bệnh và tình trạng không có nhiều cải thiện. Họ đang làm ba việc và dành nhiều tâm huyết cho việc giảng chân tướng nhưng họ không tìm được lý do cho nghiệp bệnh của mình. Một vài năm trước, một cặp vợ chồng đồng tu đã qua đời. Lý do thực sự cho việc họ qua đời vẫn chưa rõ ràng.
Sư phụ giảng:
“Chúng ta có những học viên không vượt qua nổi quan [ải] nghiệp bệnh. Chư vị không cần nghĩ tới chỗ lớn. Chư vị bảo ‘Tôi không có sai lầm gì lớn, rất kiên định với Pháp’. Nhưng mà, chư vị không được coi những việc nhỏ thành những việc chẳng đáng kể. Tà ác sẽ chui vào sơ hở, rất nhiều học viên là vì việc nhỏ mà thậm chí đã ra đi rồi, cũng quả thực đều vì những việc hết sức nhỏ bé. Là vì tu luyện là nghiêm túc, là vô lậu, chư vị tại những việc đó qua thời gian lâu mà không tu [vượt] qua, tuy là nhỏ, chư vị thời gian lâu không coi trọng, thì chính là sự việc rồi, cho nên rất nhiều người là vì thế mà ra đi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)
Tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình về những “chuyện nhỏ” như vậy từ góc độ người tu luyện. Chúng ta luôn không ý thức được rằng mình có những chấp trước này, vì chúng phù hợp với quan niệm của chúng ta. Thậm chí nếu ý thức được, chúng ta có thể không xem chúng là chuyện lớn, không nhận ra được hậu quả ngay lập tức.
Ví dụ, người không tu luyện mặc nhiều quần áo hơn khi họ cảm thấy lạnh. Người tu luyện [cũng] làm giống như thế. Điều đó dường như không có gì khác biệt. Tuy nhiên người thường mặc nhiều quần áo bởi họ nghĩ sẽ bị cảm nếu không làm vậy. Nếu người tu luyện cũng nghĩ như vậy thì đó chính là vấn đề. Từ Pháp chúng ta biết rằng bệnh là do nghiệp lực. Không giữ ấm không phải lý do thực sự khiến chúng ta bị ho hay cảm lạnh.
Người tu luyện chúng ta không cố ý truy cầu khổ, vì vậy việc giữ ấm không phải là vấn đề. Then chốt là chúng ta nghĩ gì và tại sao chúng ta lại hành động như vậy. Có sự khác biệt trong ý định, thậm chí dù chúng ta làm những thứ tương tự như người thường.
Một ví dụ khác là việc uống nước. Người thường uống nước khi họ thấy khát và [vì họ nghĩ] uống nhiều nước tốt cho sức khỏe. Một số đồng tu luôn mang một chai nước trên tay, kể cả trong khi học Pháp nhóm. Nhiều người chúng ta cũng từng như vậy: Khi đang tập trung trong lúc học Pháp nhóm, chúng ta cảm thấy miệng ẩm và không cảm thấy khát. Những người mang nước có lẽ không có trải nghiệm tương tự. Tại sao? Chúng ta sẽ hướng nội để tìm câu trả lời chứ? Tôi không nói rằng người tu luyện không cần uống nước. Điều tôi muốn nói là quan niệm người thường về uống nước cần phải được loại bỏ.
Một số học viên nghĩ họ sẽ đau đầu nếu tiếp xúc với gió lạnh. Thậm chí họ tránh quạt làm mát. Gió chỉ đơn giản là nhân tố kích phát, trong khi đau đầu là do nghiệp gây ra.
Con người hình thành những kinh nghiệm sau khi sự việc phát sinh lặp lại nhiều lần liên tiếp. Thật khó để loại bỏ quan niệm người thường khi chúng đã hình thành. Sao người tu luyện lại có thể sợ gió được? Cuối cùng, những quan niệm như vậy sẽ phải được loại bỏ hoàn toàn. Một số có thể cần thời gian và khảo nghiệm nhiều lần để xem liệu chúng ta có đức tin kiên định vào Đại Pháp hay không.
Chúng ta có thể tìm thấy nhiều “chuyện nhỏ” như thế. Đôi khi các học viên biểu lộ ra cái tình mạnh mẽ khi chúng ta trò chuyện với nhau. Chấp trước tạo ra nghiệp lực và tiêu nghiệp lại cần phải chịu khổ.
Những “chuyện nhỏ” được nhắc đến ở trên thực sự là kết quả của việc không đối đãi với bản thân mình như người tu luyện. Con người có nhiều quan niệm. Thật khó để người khác thấy được chúng. Khi người khác nhận ra chúng, chúng có thể đã rất mạnh rồi.
Những vấn đề đó có thể không làm một số học viên mất đi sinh mệnh, nhưng chúng có thể gây rắc rối cho những ai đang trên những chặng cuối của tu luyện.
Đầu tiên, chúng ta phải ý thức được chúng trước khi có thể loại bỏ chúng. Sẽ rất khó nếu thậm chí chúng ta thậm chí còn không ý thức được chúng. Nhưng tôi tin rằng Sư phụ sẽ có cách để điểm hóa cho chúng ta. Then chốt là liệu chúng ta có muốn ngộ ra không. Vì vậy, chúng ta phải cảnh giác với những ý niệm và loại bỏ bất cứ ý niệm nào không phù hợp với Pháp.
Các học viên mới có thể cần thời gian cho những “chuyện nhỏ” này. Nhưng chúng không hề nhỏ đối với các học viên lâu năm. Đó là vấn đề có thể đối đãi với bản thân mình như người tu luyện hay không và vấn đề đức tin của chúng ta.
Thật không dễ dàng để bước đi trên con đường tu luyện trong hơn 10 năm qua. Sẽ là điều đáng tiếc nếu chúng ta không thể đạt viên mãn vì những thứ khá nhỏ bé này.
Trên đây là thể ngộ hạn hẹp của tôi. Xin các đồng tu hãy chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/29/327283.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/16/157022.html
Đăng ngày 6-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.