Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 04-04-2016] Trước đây, tôi không biết mình có tâm sợ hãi và lo lắng thái quá. Những tâm chấp trước này đã trở thành một phần trong tôi nên rất khó nhận ra.
Sự hiện diện của chủng tâm này có thể thấy được ở gần như mọi mặt trong cuộc sống của tôi. Ở trường, tôi lo lắng cho điểm số của mình. Mặc dù tôi học Pháp mỗi ngày, tôi có được rất ít sự đột phá đối với các quan niệm người thường của mình. Trong công việc hay trong cuộc sống thường ngày, tôi xử lý vấn đề giống như một người thường và hiếm khi nghĩ đến các Pháp lý.
Nhìn lại, tôi cảm thấy thật khó khăn để buông bỏ các quan niệm người thường và hành xử chiểu theo các Pháp lý. Đôi lúc việc phải buông bỏ các quan niệm người thường giống như thể tôi đang phải từ bỏ mạng sống của chính mình. Điều này khiến tôi nhận ra rằng việc tu luyện thực sự là vô cùng nghiêm túc.
Nhẫn một cách thụ động
Trong “Thế nào là Nhẫn?” Trích Tinh Tấn Yếu Chỉ, Sư phụ giảng:
“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.”
Tôi đã lĩnh ngộ được rất nhiều từ đoạn Pháp này.
Ví dụ, khi ai đó mắng chửi tôi, tôi thường chịu đựng để khỏi bị xúc phạm hơn nữa. Khi ai đó đánh tôi, tôi luôn nhẫn nhịn để tránh phải chịu hậu quả còn hà khắc hơn. Khi một giáo viên làm bẽ mặt tôi ở trường, tôi đón nhận việc đó một cách thụ động bởi vì tôi nghĩ bất kỳ phản ứng nào của tôi sẽ dẫn đến quả báo còn nặng hơn.
Những sự việc tương tự đã xảy ra khi tôi bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Tôi đã phải chịu đựng mọi hình thức ngược đãi và tra tấn bởi vì tôi không muốn phải đối mặt với các phương thức tra tấn tàn khốc hơn. Thậm chí khi sự tra tấn đã quá mức chịu đựng, tôi còn hy vọng mình có thể vượt qua thay vì nghĩ đến Pháp. Tôi thậm chí còn hối tiếc rằng mình đã không luyện tĩnh công nhiều hơn trước khi bị giam giữ bởi vì tôi nghĩ rằng việc đó sẽ giúp tôi tăng cường khả năng chịu đựng.
Tôi biết cuộc bức hại này là vô cùng phi nghĩa và tôi biết mình là đối tượng bị tra tấn một cách bất hợp pháp. Khi không thể nhận ra sự mù quáng của bản thân mình, tôi đã không có được can đảm hay chính niệm để phản đối cuộc bức hại.
Nhổ tận gốc
Từ khi còn nhỏ, tôi đã luôn nhún nhường rất sợ bị bắt nạt bởi những người khác. Nếu một kẻ du côn yêu cầu tôi chui qua háng của hắn ta, rất có thể tôi sẽ làm bởi vì tôi rất sợ bị đánh và không muốn phải chết. Đó không phải là nhẫn mà Sư phụ giảng trong các bài giảng Pháp. Thay vào đó, nó là sự phản ánh của tâm sợ hãi và tự ti.
Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi cảm thấy có chút tự mãn bởi vì tôi cảm thấy mình chịu đựng rất giỏi. Tôi nghĩ việc tu luyện của mình sẽ có chút dễ dàng hơn. Thực tế, trước khi tu luyện tôi đã không hành xử chiểu theo các nguyên lý của Đại Pháp là Chân-Thiện-Nhẫn.
Khi tôi nhận ra tâm sợ hãi và muốn buông bỏ nó, đó quả thực là một quá trình vô cùng thống khổ cứ như thể là tôi sẽ mất đi mạng sống của mình vậy. Tôi biết những cảm xúc, bao gồm cả tâm sợ hãi cùng tâm lo lắng thái quá đều không phải là tôi, đúng hơn, đó là thứ gì đó ngăn cách tôi với chân ngã của chính mình.
Tâm sợ hãi và lo lắng thường đi kèm với các quan niệm người thường khác. Bởi chúng đều là những niệm đầu bất hảo, chúng ta đều nên buông bỏ tất cả chúng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức được chúng, thường hằng tinh tấn và kiên định tín niệm đối với Đại Pháp.
Điều này cũng có nghĩa là chúng ta cần phải bảo trì được chính niệm trong mọi hoàn cảnh nếu không, chúng ta có thể sẽ không ý thức được các chấp trước của mình cho đến khi chúng được phơi bày.
Chấp trước này có thể đã đeo bám theo tôi trong một thời gian dài. Khi chúng ta thật sự có thể xét vấn đề chiểu theo Pháp, những tư tưởng bất tịnh này có thể sẽ sợ hãi hay khiến chúng ta phải sợ hãi. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải đặt nhiều nỗ lực hơn vào việc nhận thức chúng thêm nữa và nhổ bỏ tận gốc.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/4/326135.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/29/156470.html
Đăng ngày 5-6-2016. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản