Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ, 23-02-2016] Bình thường tôi ít tiếp xúc với các đồng tu, 16 năm nay tôi vẫn luôn học Pháp, tu tâm, hàng ngày đọc Minh Huệ. Con đường tu luyện giảng chân tướng, chứng thực Pháp của tôi khá bình ổn. Gần đây tôi có thể ngộ rằng, phải vững bước thật tốt trên đoạn đường tu luyện chính Pháp cuối cùng này, hướng nội mọi thời khắc là rất quan trọng, dù là giữa các đồng tu với nhau hay trong cuộc sống và công việc thường ngày. Mỗi khi gặp mâu thuẫn đều có thể hướng nội tìm, như vậy sẽ nhanh chóng buông bỏ được nhân tâm và quan niệm con người, triển hiện tâm từ bi cứu người.

1. Hướng nội trong công việc

Trong cuộc sống hàng ngày, thời gian lâu sống giữa người thường dễ khiến người tu luyện xao nhãng việc hướng nội. Trong trường luyện công lớn nơi thế gian này, liệu có thể mọi thời khắc đều dùng Pháp bảo hướng nội để bảo trì tâm thuần tịnh của bản thân không? Điều này có quan hệ đến việc cứu độ con người thế gian. Tôi xin kể ra hai câu chuyện về việc hướng nội trong công tác của mình.

Tu luyện Đại Pháp giúp tôi có một phong cách điềm đạm, trí huệ mà Đại Pháp ban cho, giúp tôi có kỹ năng làm việc xuất sắc. Tôi được đồng nghiệp đánh giá là người am hiểu và nắm vững kỹ thuật. Mùa hè năm ngoái, Giám đốc yêu cầu tôi làm một dự án thiết kế. Sau khi tôi làm xong, ông ấy xem rồi đưa ra một số ý tưởng đề xuất cho dự án. Những ý tưởng này tôi đều đã suy nghĩ kỹ trước khi làm dự án này rồi, thế nên tôi bèn phân tích mặt lợi hại của những ý tưởng này cho ông ấy nghe. Ngày hôm sau, giám đốc lại lặp lại vấn đề này với tôi. Tôi hơi chút động tâm và nghĩ: “Sao lại như vậy, hôm qua mình đã giải thích rồi mà, lợi hại của vấn đề này rõ là hiển nhiên rồi, tại sao ông lại còn đưa ra thảo luận tiếp, thật là làm mất thời gian của tôi”. Tôi lại giải thích cho ông ấy một lần nữa từ nhiều góc độ khác nhau, càng nói càng thiếu kiên nhẫn, cảm thấy ông ấy thật ngu ngốc.

Khi Giám đốc ra khỏi phòng để nghe một cuộc điện thoại, giọng điệu của ông ấy có vẻ rất bực bội. Điều này khiến tôi chú ý: chính thái độ thiếu kiên nhẫn của tôi đã ảnh hưởng đến cảm xúc của ông ấy, hay nói đúng hơn, biểu hiện của ông ấy là do tôi gây ra. Tôi nhớ đến câu thơ của Sư phụ:

Đối đích thị tha

Thác đích thị tha

(Thùy thị thùy phi – Hồng Ngâm 3)

Tạm dịch:

Cái đúng là họ

Cái sai là mình

Tôi cảm thấy người khác thật ngu ngốc, chính là tôi đã cho rằng người khác sai, còn bản thân mình đúng. Kỳ thực tôi nên khoan dung và rộng lượng hơn. Kẻ ngốc thực sự là tôi, bởi vì tôi đã quá xem trọng cái lý đúng sai trên bề mặt của người thường, mà không ngộ đạo, không đề cao trong tu luyện. Tôi cho rằng phương án của mình là hoàn hảo, không muốn bị người khác chất vấn, dù là người khác có đề xuất ý kiến. Vì tôi đã giải thích rồi, nên tôi cho rằng người khác nên tiếp thu, đây là tâm không để người khác nói, coi thường người khác.

Hai hôm sau, Giám đốc vào phòng làm việc của tôi và lại nêu ra vấn đề không khác gì hôm trước. Lần này tôi tươi cười, tâm thái bình hòa, chỉ giải thích cho ông ấy một câu từ góc độ khác, Giám đốc lập tức tâm phục khẩu phục nói: “Hóa ra là như vậy, tại tôi chưa xem kỹ yêu cầu thiết kế, tôi hiểu rồi.”

Sau đó, tôi chú ý tu bỏ tâm coi thường Giám đốc, hễ động tâm ấy liền hướng nội tìm. Khi giám đốc gặp khó khăn, tôi thiện tâm giúp ông ấy giải quyết những vấn đề cấp bách, ông ấy càng thêm khen ngợi tôi. Nếu là trước đây, tôi sẽ không quan tâm đến những việc mà tôi cho là “chuyện vặt” này. Trước đây tôi từng nhiều lần giảng chân tướng Pháp Luân Công cho ông ấy, nhưng khi khuyên ông ấy thoái đoàn, ông ấy không biểu lộ thái độ gì. Vào dịp tết Trung thu năm ngoái, cả cơ quan được về sớm. Tôi thấy Giám đốc vẫn chưa về, liền cố ý ở lại một lúc, lúc đó chỉ có hai người chúng tôi, tôi lại giảng chân tướng Pháp Luân Công cho ông ấy, nói rằng khi Đại Pháp hồng truyền, sự lựa chọn giữa thiện và ác của mỗi sinh mệnh sẽ quyết định tương lai của bản thân, trong đó có luật nhân quả. Ông ấy rất đồng tình, hiểu được tầm quan trọng của việc tam thoái, ông đã tự tìm cho mình một hóa danh để thoái khỏi đoàn đội.

Trong cơ quan có một cậu mới tốt nghiệp đại học, rất tò mò, ham học hỏi. Cậu ấy thường hỏi tôi những vấn đề kỹ thuật, và cả những vấn đề không cần đến trong công việc. Có vẻ như cậu ấy coi tôi như gia sư của mình. Tôi cảm thấy cậu ấy chiếm dụng thời gian của mình nên hơi thấy phiền toái. Một lần, cậu ấy còn đi theo đến tận trước cửa nhà vệ sinh nữ để hỏi tôi, khi tôi bảo cậu ấy về phòng đợi tôi thì cậu ấy mới đi. Ra khỏi nhà vệ sinh, tôi liền hướng nội tìm, điều chỉnh tâm thái, nói với bản thân phải đối xử thiện tâm với cậu ấy, phải giữ tâm thái bình hòa. Tôi đến bên cạnh cậu ấy, hỏi cậu có vấn đề gì, không ngờ cậu ấy nói: “Em không cần hỏi chị nữa, em vừa mới hiểu ra rồi”. Sau đó cậu ấy không thường xuyên hỏi tôi như trước đây nữa.

Những trạng thái không đúng đắn xuất hiện bên cạnh chúng ta đều có liên quan đến những vật chất bất hảo và tâm chấp trước trên thân chúng ta, người gây mâu thuẫn với chúng ta thực ra không có quan hệ gì. Khi tâm bất bình nổi lên thì chúng ta cần tìm ở bản thân và tu bản thân. Đồng nghiệp đều là những người có duyên với tôi, trách nhiệm của tôi là nói cho họ chân tướng Đại Pháp, giúp sinh mệnh của họ có tương lai tốt đẹp. Tôi cũng nhiều lần giảng chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công cho cậu thanh niên đó, cậu ấy rất đồng tình, và còn nói: “Ai còn tin vào Đảng cộng sản nữa. Khi em đi học, phụ đạo viên nhiều lần tìm em bảo em vào đảng, em đều không vào”.

2. Hướng nội khi nảy sinh mâu thuẫn giữa các đồng tu

Tháng 5 năm ngoái khi tôi gửi đơn kiện Giang Trạch Dân, tôi đã có cơ hội hồi tưởng lại thời gian 16 năm phản bức hại. Tôi nhớ lại nguyên nhân mình bị bức hại và đã tìm được thiếu sót căn bản trong tu luyện của bản thân: đó là tôi thường quên rằng mâu thuẫn là để tu bản thân.

Nhóm học Pháp đề xuất tôi nên xem một bài chia sẻ trên Minh Huệ. Sau khi đọc xong, tôi nhận ra rằng, mỗi khi tôi ở cùng các đồng tu, các tâm của tôi đều xuất phát từ tự ngã, tôi đối đãi với đồng tu bằng cảm tính: đứng ở xa nhìn đồng tu thì cảm thấy đồng tu như anh hùng; khi đến gần tiếp xúc lại cảm thấy đồng tu không là gì. Tôi luôn để ý những việc người khác làm có đúng ý mình không, nhân tâm đã tạo nên gián cách, khiến cho chỉnh thể nhỏ của chúng tôi tiềm ẩn những nhân tố tà ác.

Vậy thì tôi nên lặng lẽ phối hợp với đồng tu, có thể làm được gì thì làm việc đó. Một đồng tu làm hạng mục giảng chân tướng cần học một phần mềm kỹ thuật khá phức tap, nhưng khổ nỗi không có thời gian, đồng tu này lại có thái độ khá sốt ruột. Lúc đó tôi dường như thể ngộ được thế nào là nhìn vấn đề một cách chính diện, trong tâm tôi rất bình tĩnh, không nhìn vào thái độ của đồng tu, chỉ nhìn nhận rằng sự việc này rất cấp bách, sau đó tôi nghĩ: Tôi có thể nỗ lực thế nào cho việc này? Tôi cần đột phá vấn đề về phương diện kỹ thuật.

Do vậy, hôm sau tôi đã dành thời gian đến cửa hàng mua đĩa phần mềm, rồi lại chạy ra hiệu sách mua một quyển giáo trình hướng dẫn. Trước tiên tôi tự học ở trên mạng, phần mềm này khá rườm rà, lúc mới học đầu óc tôi cứ quay cuồng, tôi thanh trừ can nhiễu, nhất định phải học bằng được. Mất khoảng 1 tuần mày mò, tôi đã nắm được kỹ thuật cơ bản. Tôi liền cài đặt phần mềm cho máy tính của đồng tu, ghi lại chi tiết cho đồng tu những thao tác cơ bản, để đồng tu cảm thấy phần mềm này không khó học. Đồng tu rất ngạc nhiên rằng trong thời gian ngắn như vậy tôi đã chuẩn bị xong phần mềm, giáo trình và phương pháp vận hành rồi, đồng tu cảm thấy rất vui mừng và tràn đầy tin tưởng. Với sự gia trì của Sư phụ, tôi lại tìm được một giáo trình điện tử đơn giản hơn để hướng dẫn đồng tu.

Một buổi trưa, tôi đi phát tài liệu giảng chân tướng tại một khu dân cư. Lúc 12 giờ, tôi ngồi phát chính niệm trong sân chung cư, phát chính niệm xong thì thấy một bà lão bước lên cầu thang một cách khó nhọc, tôi hơi chút động tâm. Lúc trước khi phát tài liệu, tôi không nghĩ nhiều, chỉ cảm thấy phát cho ai cũng được. Đứng từ góc độ bản thân, tôi cho rằng có lẽ tôi đang làm việc giảng chân tướng cứu người. Nhưng vào thời khắc đó, tôi thực sự đứng từ góc độ của bà lão, tôi đã nảy sinh lòng thương xót: sinh mệnh trong luân hồi đang đau khổ chờ đợi Đại Pháp, hôm nay gặp được đệ tử Đại Pháp, có lẽ là cơ hội duy nhất để sinh mệnh được đắc cứu, cơ hội không thể mất, thời gian không trở lại nữa…

Tôi vội vã đuổi theo và chào hỏi bà. Khi đó cửa một nhà ở tầng một mở ra, một nhóm người đang xôn xao đánh mạt chược, tôi không quản họ, lập tức giảng chân tướng cho bà lão. Bà lão không nghe được rõ lắm, tôi liền cất giọng nói to với bà. Bà lão nói với tôi, chân bà đau đã 20 năm nay. Tôi lấy từ trong túi ra một tấm thiệp có ghi các chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” đưa cho bà xem, bà lão rất hài lòng gật đầu tỏ ý đã hiểu, ánh mắt tràn đầy cảm kích, bà cầm lấy tấm thiệp và lại cảm ơn tôi. Trong trường từ bi đó, tôi cũng rất cảm động.

Chúng sinh đang đợi Đại Pháp cứu độ, đệ tử Đại Pháp cần luôn luôn giữ tâm thuần tịnh, càng đến thời khắc cuối càng không quên hướng nội, thực tu, không phụ lòng mong mỏi của chúng sinh!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/23/324509.html

Bản tiếng Anh: : https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/9/155851.html

Đăng ngày 12-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share