Bài viết của Ý Tịnh, một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 07-03-2016] “Cảm ơn cô. Giờ cháu đã biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Nhưng nếu cháu chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp, cháu sẽ không thể đạt được điều gì trong xã hội này,” đó là lời chia sẻ thành thực của một người thanh niên với mẹ của tôi sau khi bà nói chuyện với anh về môn tu luyện thiền định này.
Khi bà kể với tôi về việc này, tôi chợt nhớ lại trước đây 20 năm, tôi cũng từng có suy nghĩ như vậy. Khi đó, tôi mới ngoài 20 tuổi và vừa tốt nghiệp đại học. Tràn đầy hoài bão, tôi dành tâm huyết cho sự nghiệp của bản thân và làm việc chăm chỉ để đạt được những mục tiêu. Mặc dù Chân-Thiện-Nhẫn nghe rất có đạo lý, nhưng tôi bị thuyết phục rằng thật thà và tử tế chỉ khiến tôi thụt lùi trong xã hội nơi mà hầu hết mọi người sẵn sàng làm bất kể việc gì để đạt mục đích – dù việc đó có tốt hay không tốt.
Sau nhiều năm cố gắng thích nghi với sự suy đồi và băng hoại đạo đức đang phổ biến trong xã hội ngày nay, tôi nhận ra rằng việc hiểu được ý nghĩa chân chính của cuộc đời và có được một lương tâm thuần tịnh còn quan trọng hơn rất nhiều so với bất kỳ lợi ích vật chất nào tôi có thể đạt được. Sự thanh tịnh đó chỉ xuất hiện khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp.
Khi còn trẻ, tôi đã bỏ lỡ cơ hội tu luyện Đại Pháp
Lần đầu tiên tôi được giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp là vào năm 1996, khi đó tôi mới hơn 20 tuổi. Mẹ của tôi bắt đầu tu luyện trước đó vài tháng. Sức khỏe của bà phục hồi, đồng thời bà cũng quan tâm và nghĩ cho người khác hơn.
Ngạc nhiên trước sự thay đổi của bà, tôi tò mò và cầm cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Đại Pháp, và đọc. Mặc dù bị lôi cuốn bởi các nguyên lý của Đại Pháp, tôi đã tin rằng những điều trong sách không phải dành cho tôi.
Chuẩn mực đạo đức của xã hội Trung Quốc đang trượt xuống rất nhanh đến mức người ta có thể làm mọi thứ để kiếm tiền một cách nhanh nhất. Hối lộ và lừa đảo người khác đã trở thành chuyện bình thường và được sử dụng như là công cụ để thăng tiến.
Với suy nghĩ rằng để đạt được thành công thì phải tranh và đấu, tôi cho rằng làm một người thật thà và tử tế sẽ khiến tôi bị tụt lại.
Ở Trung Quốc có câu nói rằng: “Một con ngựa ngoan sẽ bị cưỡi, một người tốt sẽ bị thiệt thòi.”
Đó thực sự là những suy nghĩ trước đây của tôi.
Cuối cùng tôi đã bước vào tu luyện Đại Pháp
Với những kinh nghiệm cuộc sống tích lũy được trong 8 năm tiếp theo, tôi đã chứng kiến vô số thủ đoạn mà con người sử dụng để trục lợi từ những người khác. Tôi cảm thấy rối bời và bị tổn thương. Tôi nghĩ sẽ thật tuyệt vời biết bao nếu ai cũng cố gắng để làm người tốt và yêu cầu bản thân theo các nguyên lý của Đại Pháp.
Mỗi khi gặp phải vấn đề, tôi thường đọc các sách Đại Pháp và luôn tìm được chỉ dẫn trong Pháp mà Sư phụ giảng:
“Nếu đã đắc được Pháp này thì hãy tiếp tục tu luyện, nó sẽ không ảnh hưởng đến công tác của chư vị, trong những lúc bận rộn, chư vị hãy thử làm một lần xem. Nếu như nó không giống như lời tôi giảng, thì chư vị có thể không cần phải làm, bởi vì chư vị cũng không thiệt hại gì. Nếu chư vị biết rằng nó tốt, chư vị hãy tiếp tục tu luyện, chân tướng của Phật Pháp sẽ từng bước triển hiện cho chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston) (tạm dịch)
Một lần, tôi nảy ra suy nghĩ: đây quả là một môn tu luyện tuyệt vời. Tại sao mình lại không thử xem sao? Cuối cùng, tôi đã bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào năm 2004.
Xem nhẹ lợi ích cá nhân
Trong hơn 10 năm qua, nhờ cố gắng chiểu theo các nguyên lý của Đại Pháp để trở thành người chân thành, thiện lương, và nhẫn nại, tôi đã đạt được thành công trong công việc, sự thanh thản và minh bạch trong cuộc sống. Sư phụ đã giảng:
“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Đề cao tâm tính, Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Khi đối xử với người khác, tôi không để tâm tới được mất của bản thân và không bao giờ để người khác phải chịu thiệt thòi. Đôi lúc, thật khó để chấp nhận người khác lấy đi những thứ dường như thuộc về mình, vì dù sao tôi cũng cần phải lo cho gia đình của mình. Tuy nhiên, với chỉ dẫn của Đại Pháp, cuối cùng tôi luôn có thể buông bỏ.
Khi người chủ của công ty nơi tôi làm việc bán công ty cho người khác, với tư cách là một cổ đông, tôi lẽ ra nên nhận được 2% giá bán theo thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu. Tuy nhiên, khi công ty được chuyển giao cho người khác, người chủ cũ của tôi đã không hề đề cập đến việc này và lảng tránh tôi.
Khi một cổ đông khác gọi điện cho người chủ cũ để gây áp lực, anh ấy đã được trả toàn bộ số tiền của mình. Người chủ cũ của công ty nói với tôi rằng ông đang gặp khó khăn về tài chính và ông sẽ trả tiền tôi sớm nhất có thể. Ba năm đã trôi qua, và cho đến nay tôi vẫn chưa được thanh toán số tiền đó.
Một cổ đông khác đã đề nghị giúp đỡ tôi lấy lại tiền. Tôi cảm ơn anh và từ chối đề nghị này. Tôi không biết hoàn cảnh kinh tế của người chủ cũ công ty như thế nào và muốn để ông được thoải mái thay vì gây áp lực cho ông.
Đại Pháp ban cho tôi sự minh bạch
Dưới sự điều hành của người chủ mới, công ty đã thu hút được một nhóm các nhà đầu tư mới, và tôi là một trong số đó. Ban đầu, những cổ đông mới không thể làm việc với nhau. Bị dẫn dắt bởi lợi ích cá nhân, hầu hết họ không quan tâm đến những cổ đông khác. Cách cư xử của họ đã khiến nảy sinh các mâu thuẫn và tạo ra sự bất đồng nghiêm trọng.
Là một học viên, tôi yêu cầu bản thân hành xử theo các nguyên lý của Đại Pháp. Tôi giữ bình tĩnh khi xung đột xuất hiện để tránh làm sự việc phức tạp hơn hay tạo thêm hiểu nhầm.
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi luôn đối xử tốt với người khác và không bao giờ tranh đấu để giành lợi cho bản thân. Tôi cố gắng hướng sự việc theo chiều hướng tích cực thông qua công việc và hành vi của mình. Sau đó, người chủ mới nhận ra mọi việc tôi đã làm và ngày càng tín nhiệm tôi.
Tôi chợt phát hiện ra rằng xét một cách lâu dài, tử tế và hành xử theo lương tâm là cách hành xử đúng đắn nhất. Nếu thiếu đi sự an hòa trong nội tâm và sự minh bạch trong cuộc sống, thì thành công và tiền bạc chỉ có thể đem đến lo âu và phiền muộn.
Chỉ đơn giản là tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã giúp tôi thoát khỏi đau đầu và phiền não, và mang lại cho tôi sự tự tại mà trước đây tôi không thể hình dung ra được. Đó là một cảm giác thật tuyệt vời.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/3/7/325020.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/23/156012.html
Đăng ngày 11-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.