Bài viết của một học viên Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-12-2015] Trong khi giúp các học viên khác vượt quan nghiệp bệnh, tôi nhận thấy một vấn đề phổ biến: Họ đều có vấn đề trong việc chấp nhận lời phê bình. Chính vấn đề này đã ngăn trở họ đề cao trong tu luyện. Sư phụ cũng đã giảng về vấn đề này.

Tại đây tôi muốn được chia sẻ những thể ngộ của mình.

Một số học viên đang trải qua nghiệp bệnh trong một thời gian dài. Ngay khi những người khác chỉ ra vấn đề của họ, ngay lập tức họ bao biện hay chuyển sang những chủ đề khác để ngăn mọi người nói thêm bất cứ điều gì.

Vấn đề nằm ở cả hai bên. Một bên (A) nghĩ rằng anh ta chỉ ra vấn đề vì lợi ích của bên kia (B) và hy vọng rằng B sẽ biết ơn. Nhưng A không quan tâm đến việc B cảm thấy như thế nào và không lắng nghe những suy nghĩ thật sự của B. Khi B không chấp nhận điều đó, A nghĩ rằng B không biết điều, đó là do A cảm thấy rằng mình không được coi trọng. A đã không đặt mình vào địa vị của B. A rất bảo thủ và áp đặt tiêu chuẩn của riêng mình lên B. Mặt khác, B cảm thấy mình không được tôn trọng và bị hiểu lầm.
Sư phụ giảng:

“Không thể chịu bị người khác nói, không thể bị người phê bình, dẫu có làm sai rồi thì cũng không thể bị nói [phê bình]; như thế thì làm sao được? Đó đâu phải là người tu luyện? Dù chư vị đang làm các việc Đại Pháp và việc cứu người thì cũng phải là người tu luyện làm, không thể là người thường làm. Thậm chí có một số người làm sai rồi, người khác dẫu là thiện ý đề xuất ra, thì họ đều muốn lẩn tránh. Hễ có lỗi liền giải thích [bao biện], nói dối không chớp mắt; thậm chí hễ sai liền giải thích, tìm nguyên nhân khách quan. Loại trạng thái mà người thường cũng chẳng như thế, thì còn là hành vi của đệ tử Đại Pháp chăng? Người tu luyện là phải tiếp thu phê bình của người khác; trong sách cũng giảng rồi; còn có học viên vòng vo đẩy trách nhiệm, hễ có vấn đề, không phải là nguyên nhân phương diện này, thì là nguyên nhân phương diện kia; mà thực tại không có nguyên nhân thì biên [tạo] ra một cái [nguyên nhân]; (mọi người cười) “các bạn chưa biết đó thôi, lúc bấy giờ là tình huống nó thế này”, như thế này như thế kia. (mọi người cười) Đó còn được tính là còn khá một chút; [những ca] nghiêm trọng kia chính là một chút cũng không thể đụng đến được. Hễ có việc này thì chư vị có biết là Thần nhìn chư vị thế nào không? Cựu thế lực lập tức ghi nhớ chư vị, biểu hiện lần này của chư vị liền bị chúng nắm thóp rồi, thế thì chư vị hãy đợi xem rắc rối sẽ đến. Vì về phương diện này tâm tính chưa đạt đến vị trí [cần phải đạt], [nên] sẽ tạo thành phiền phức lớn; hãy chú ý.” (“Giảng Pháp tại Manhattan năm 2006”)

Thật khó để vượt qua một quan nghiệp bệnh khi một người không thể chấp nhận lời phê bình và ở mãi trạng thái ấy trong một thời gian dài.

Dường như lý do mà một học viên không thể chấp nhận lời phê bình hay chỉ chấp nhận nó một cách hời hợt, trong khi trong tâm người đó không tiếp thu hay hối cải, là vì người này không thể đối mặt với những thiếu sót của mình. Nếu họ thừa nhận khổ nạn trong hàng chục năm qua có gốc rễ là do tâm tính thấp kém của mình và là việc trả nghiệp từ kiếp trước, thì có nghĩa là họ đã phủ nhận rằng mình là một người tốt.

Quả thật rất đau đớn đối với một người khi phải thừa nhận điều này. Có thể là trong tương lai sẽ chẳng có ai nói chuyện với người đó. Các học viên Đại Pháp đang bước đi trên con đường thành Thần. Trong tâm mang niệm gì chính là phân biệt người đó là một người thường hay là một học viên.

Sư phụ giảng:

“…không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.” (Giảng Pháp tại Manhattan)

Làm thế nào để một người buông bỏ được chấp trước này? Trước hết, tôi nghĩ rằng người đó phải can đảm đối diện với cái ‘tôi’ giả bất hảo và phân biệt được nó với chân ngã của mình. Đây chính là bước đầu trong việc tu “Chân”. Đó là chấp trước muốn được công nhận và muốn được yêu quý vốn là một loại chấp trước vào tình. Để có được nhiều người hơn nữa yêu quý mình hay để tránh bị phê bình, người đó sẽ có thói quen lừa dối và che đậy, đẩy trách nhiệm cho người khác và chỉ thể hiện ra những mặt tốt của mình cho người khác. Người cầu danh bảo vệ cái tình đó, không còn tiêu chuẩn đạo đức đúng sai nào. Ai đối với tôi tốt thì tôi bảo vệ người đó, còn không thì tôi chỉ trích họ.

Khi bị tình chi phối quá mạnh, người ta sẽ làm rất nhiều điều xấu. Giờ đây người ta không thể phân biệt giữa tốt và xấu hay không còn chuẩn mực đạo đức căn bản nữa. Nhiều người thường đã bị sa ngã do bị tình khống chế mạnh mẽ. Nếu một học viên không thể buông bỏ tình, nó có thể sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất đối với tu luyện của người đó.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/27/321146.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/3/154650.html

Đăng ngày 19-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share