Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Đại lục

[MINH HUỆ 17-11-2015]

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, khi tôi bắt gặp từ “từ bi”, tôi không thật sự hiểu được ý nghĩa chân thực của nó là gì, nghĩ về điều này khiến tôi có một cảm giấc ấm áp. Tôi nghĩ nó hàm chứa một tình yêu bao la hay là một sự quan tâm tột bực. Nhưng như vậy vẫn còn khác xa so với hàm nghĩa thật sự của nó.

Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi nghe các bài giảng của Sư phụ về sự khác biệt giữa tình với từ bi.

Sư phụ giảng:

“Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn.” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Tuy vậy, tôi vẫn không thật sự hiểu được nội hàm sâu hơn. Tôi tự hỏi bản thân mình: “Tại sao người ta lại phải nhảy ra khỏi cái tình này mới phát triển được lòng từ bi? Sự khác biệt căn bản giữa tình và từ bi là gì?”

Qua hơn một thập kỷ tu luyện và lĩnh ngộ, tôi dần dần hiểu được ý nghĩa khác nhau giữa tình và từ bi, tùy theo tầng thứ tu luyện của tôi tại từng thời điểm.

Tình bắt nguồn từ cả hai mặt chính diện và phụ diện

Tình hàm chứa sự ích kỷ và có điều kiện. Có cả hai loại chính diện và phụ diện. Ví dụ, vui, buồn, tức giận và hân hoan đều là những biểu hiện của tình. Tình chỉ là cảm tính, bất ổn và thất thường. Những nhân tố căn bản mà tạo nên tình là những thứ nội trong Tam Giới và ở tầng thứ rất thấp.

Từ bi thì khác hoàn toàn bởi nó là vô ngã, không có điều kiện nào cả và vĩnh hằng. Biểu hiện của nó là luôn bình hòa và lý trí.

Buông bỏ tình và tu xuất từ bi là một quá trình dần dần và rất chậm. Tôi đã viết ra quá trình đó như một sự tổng kết về quá trình tu luyện của mình. Cùng lúc, tôi muốn dùng nó để nhắc nhở mình buông bỏ danh, lợi, tình và thay thế nó bằng tâm đại từ bi.

Vật lộn để vượt qua các khảo nghiệm trong tu luyện

Tôi đã trải qua một sự đổ vỡ lớn về tình cảm không lâu sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Bạn trai, người mà tôi rất yêu đã chia tay tôi. Việc đó khiến tôi mê mang, không còn phân biệt nổi là mộng hay là thực.

Sau tất cả, là một người tu luyện, tôi biết rằng đó là một khảo nghiệm về tình mà tôi phải vượt qua. Do vậy, tôi đã tận dụng mọi thời gian có thể để học Pháp vì vậy tôi đã đề cao được tâm tính của mình. Tôi tham gia vào các nhóm học Pháp và luyện công vào mỗi buổi tối. Mặc dầu vậy, mỗi khi tôi không thể ngủ được lúc đêm khuya, hết cảnh này tới cảnh khác về chúng tôi lúc còn bên nhau hiện lên trước mắt-như một cuốn phim không bao giờ kết thúc. Thế là đau khổ lại ập tới, không biết từ lúc nào lệ tuôn rơi ướt đẫm gối.

Tôi đã tự hỏi bản thân vô số lần rằng: “Rốt cuộc thì tình là gì? Liệu còn có ai mà mình có thể tin tưởng được trên thế giới này không đây?” Tôi có linh cảm rằng tôi có thể buông bỏ được hết thảy mọi thứ nếu tôi buông bỏ được tình và nỗi đau này bởi tôi là một người tu luyện. Tuy nhiên, để làm được điều đó quả thật vô cùng khó khăn.

Để vượt qua nỗi đau này tôi đã nhẩm bài “Chân tu” (Hồng Ngâm) của Sư phụ nhiều lần trong ngày. Nỗi thống khổ chỉ biến mất khi cả thân và tâm tôi hoàn toàn hoà tan trong Pháp. Nếu không có Pháp, vượt qua khảo nghiệm này thật sự là quá khó.

Chìm đắm trong tình

Không lâu sau, tôi gặp người chồng hiện tại của mình, kết hôn và có một bé trai. Mối quan hệ của tôi với chồng rất tốt. Tôi cảm thấy thật may mắn bởi cuối cùng tôi đã có thể tìm được một người mà mình tin tưởng.

Tuy nhiên, hạnh phúc này không được dài lâu. Tôi phát hiện ra anh ấy qua lại với một người bạn gái cũ vào năm 2004. Đột nhiên, tôi cảm thấy ngỡ ngàng đến đứng người và đã nói chuyện với anh ấy về chuyện này. Tuy vậy, mặc dù nhiều lần hứa hẹn, anh ấy vẫn tiếp tục liên lạc với cô ấy.

Tôi đã mất niềm tin ở anh ấy và cảm thấy tiếc rằng mình đã gặp phải hai người đàn ông không chung thuỷ. Tôi đã nghĩ đến việc ly dị nhưng tôi lại nhớ rằng mình là một người tu luyện. Chẳng phải đó là một khảo nghiệm khác liên quan đến tình sao? Có lẽ bởi vì tôi đã không làm tốt trong khảo nghiệm về tình trước đây, phải chăng Sư phụ đã an bài cho sự việc lần này?

Lúc đó tôi thường cảm thấy một sự cô đơn vô bờ bến. Không ai có thể hiểu được nỗi đau hay cảm xúc của tôi. Trong một thời gian dài tôi rơi vào trạng thái tiêu trầm, chán nản, biết rằng đó là trạng thái không đúng nhưng quá khó để vượt qua.

Tuy nhiên tôi cảm thấy được an ủi rất nhiều khi tôi đọc thuộc bài thơ của Sư phụ:

“Liên thiên tuyết vũ Thần Phật lệ
Phán mai quy”

(“Mai (Nguyên khúc)” – Hồng Ngâm II)

Tạm dịch:

“Ngày đêm mưa tuyết Thần Phật lệ
Ngóng mai về”

(“Mai (Nguyên khúc)” – Hồng Ngâm II)

Thật sự, có gì là ghê gớm đâu ngay cả khi tôi bị mọi người trên thế giới này bỏ rơi? Thần Phật không bỏ rơi tôi. Thần đang mong ngóng tôi trở về. Các Pháp thân của Sư phụ luôn trông chừng tôi. Tôi không cô đơn. Chính suy nghĩ đó đã giúp tôi vượt qua thời khắc khó khăn đó.

Trở nên từ bi hơn

Từ hai trải nghiệm của mình, tôi đã hiểu được thống khổ của việc cái tình bị thương tổn. Đột nhiên tôi cảm thấy mọi thứ ở thế gian đều không đáng tin, con người là không có chân tâm. Ban đầu tôi nghĩ rằng không nói dối là “chân”, tu ‘chân’ là dễ nhất, tu thiện và tu nhẫn thì không dễ. Giờ đây mới cảm thấy rằng đạt được “chân” quả là khó. Thể ngộ của tôi, trong ‘chân’ bao hàm tâm vô tạp niệm, thuần tịnh thánh khiết.

Khi hướng nội, tôi mới phát hiện ra rằng, bản thân không làm được ‘chân’, mà xét căn nguyên là do bị ‘tình’ dẫn động. Cũng chính vì con người ở trong ‘tình’ nên mới không có nội hàm của ‘chân’. Tình yêu chỉ là nhất thời và tôi bị tổn thương bởi tôi còn đang ở trong cảnh giới ‘tình’, nên mới bị nó chế ước, ràng buộc. Hết thảy hỉ, nộ, ái, ố đều là chấp trước, là vị tư. Làm sao tôi có thể đồng hoá với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn nếu không buông bỏ sự vị tư đây?

Khi ngộ ra điều này, tôi đã hiểu được tại sao Sư phụ lại bảo chúng ta phải thoát khỏi cái tình. Khi nhìn lại chồng mình, cái nhìn của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Anh ấy là một chúng sinh và không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi các nhân tố biến dị của tình trong Tam Giới. Nguyên do tôi bị tổn thương là tôi đã chấp trước vào tình cảm vợ chồng.

Từ góc độ của một người tu luyện, chúng ta đều cùng một tầng thứ, đó là cùng trong cái tình của người thường. Nếu tôi không yêu anh ấy, tôi sẽ không bị động tâm và anh ấy không thể làm tổn thương tôi được. Thay vào đó, tôi sẽ đối xử với anh ấy bằng tâm từ bi và từ đó cứu độ anh ấy.

Tôi lại giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho chồng tôi. Anh ấy không phản đối việc tôi tu luyện và tuyên bố thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi đã nói với anh ấy những yêu cầu của Đại Pháp đối với tình cảm nam nữ và tác hại của việc phóng túng dục vọng. Tôi giúp anh ấy hiểu rằng: Tiêu chuẩn đạo đức của xã hội người thường giờ đây đang trượt dốc rất nhanh, cần giữ mình, không thể để bị cuốn theo dòng.

Tôi đưa cho anh ấy đọc các sách của Pháp Luân Công và các bài chia sẻ kinh nghiệm của các học viên. Dần dần, chồng tôi ngày càng tiếp nhận các nguyên lý của Pháp Luân Công và thậm chí còn bắt đầu tu luyện.

Khi chúng ta đề cao trong tu luyện, chúng ta không còn chìm đắm trong cái tình của người thường. Khi đó, chúng ta sẽ tu xuất được tâm từ bi và các mối quan hệ của chúng ta ngày càng trở nên hoà hợp hơn. Đó là bởi vì chúng ta đã bỏ đi tâm ích kỷ. Điều này cho chúng ta thấy một cách rõ ràng rằng từ bi sẽ xuất hiện khi cái tình biến mất.

Lối cư xử giả tạo

Tuy nhiên, vẫn còn những quan cần vượt trong mối quan hệ giữa tôi với những người khác. Từ bi thật sự là không chỉ biểu hiện trong mối quan hệ với một cá nhân nhất định mà còn ở trong tất cả các mối quan hệ với mọi người. Chỉ khi tôi đạt đến tầng thứ này tôi mới có thể lấy bản thân mình làm tấm gương để chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh.

Tôi có xu hướng phân loại những người xung quanh tôi thành các nhóm. Ví dụ, một số người thì tốt bụng và tính tình hoà ái, một số thì hay nhận xét và chỉ trích, một số thì độc đoán còn một số thì khôn vặt và xảo trá v.v..

Lúc đó, tôi chỉ nói với những người mà tôi cho là tốt bụng và hoà ái về Pháp Luân Công. Tôi thậm chí còn coi những người khác không đáng để bỏ công sức. Bề ngoài, tôi nhã nhặn với mọi người nhưng trong tâm thì tôi có ác cảm với tất cả bọn họ. Tôi thường nói xấu sau lưng và phán xét họ.

Sư phụ đã dạy chúng ta nguyên lý “tướng do tâm sinh.” Trường không gian của tôi không tốt thì mọi thứ xung quanh cũng không thể tốt đẹp. Thực tế, tôi thường bị tổn thương bởi những lời nhục mạ của người khác và tôi cảm thấy bất bình khi những phó xuất lâu dài của tôi về vật chất, về tâm tính và hành vi không được đền đáp.

Sư phụ giảng,

“…Chư vị có cái tâm đó, thì tâm của chư vị mới động; chư vị không có cái tâm đó, thì tựa như gió thoảng qua, chư vị căn bản không cảm giác. Có người nói rằng chư vị sắp sát nhân phóng hoả, chư vị nghe xong cảm thấy quá thú vị rồi, (Sư phụ cười) ‘có thể vậy sao?’ Cười nhẹ một cái là xong. Hoàn toàn không coi đó vào đâu, là vì chư vị không có cái tâm đó, lời nói kia không động chư vị được. Không có cái tâm đó, đụng không tới chư vị. Nếu tâm chư vị động, thì nói lên rằng chư vị là có! Trong tâm chư vị xác thực rất bất bình, thì thuyết minh rằng những thứ ấy ở đó không nhỏ đâu. (vỗ tay) Đó chẳng phải nên tu sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sanfrancisco năm 2014)

Sau khi đọc những lời giảng của Sư phụ, tôi lập tức tìm thấy chấp trước ẩn sâu của mình-truy cầu danh, lợi và muốn được ghi nhận đối với những đóng góp của mình. Đó không phải là từ bi của một người tu luyện.

Buông bỏ tâm chấp trước để trở nên từ bi hơn

Trong nhiều năm, trong tâm tôi cảm thấy thật hạnh phúc bởi vì tôi thật may mắn khi đắc được Pháp và đắm mình trong ân huệ từ bi vĩ đại của Sư phụ. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc đối xử với tất cả mọi người xung quanh tôi với sự khoan dung và nhẫn nại. Tôi chỉ muốn các sinh mệnh cao tầng chấp nhận tôi.

Sự từ bi của Sư phụ có thể dung nạp toàn thể vũ trụ trong khi tôi chỉ muốn được trở thành một phần trong vũ trụ này, cảm nhận sự ấm áp của việc được dung nạp, nhưng lại không nghĩ đến dung nạp bản thân với các chúng sinh có tâm tính từ tầng thấp đến cao trong vũ trụ. Tâm ích kỷ và tật đố đã ngăn trở tôi đạt đến cảnh giới từ bi.

Sư phụ giảng:

“Tư tưởng, dung lượng thân thể của người tu luyện đều sẽ lớn lên, cho nên trong chư vị có một số người khi trạm trang cảm thấy thật là cao lớn, cũng có người có cảm giác rất nhỏ, bởi vì bên thân thể tu xong là có thể biến lớn, thu nhỏ. Thân thể của người tu luyện quả thực sẽ biến lớn, nếu không, tại cao tầng chư vị cũng không chịu được nhận thức về chân tướng của vũ trụ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston) (tạm dịch)

Đột phá

Theo thể ngộ của tôi, một lý do tại sao dung lượng của thân và tâm của người tu luyện được khuếch đại đó là bởi vì dung lượng của tâm họ tăng lên. Muốn tăng được dung lượng của tâm, một người cần phải đạt được trạng thái vô sở cầu và khoan dung vô điều kiện. Nói cách khác, chỉ khi chúng ta đạt được vô sở cầu, chúng ta mới có thể khuếch đại được dung lượng của tâm chúng ta.

Dung lượng của tâm lớn lên, từ bi cũng sẽ lớn lên, và chúng ta có thể bao dung hơn và cứu độ thêm nhiều chúng sinh hơn. Thân thể cũng sẽ mở rộng đến phạm vi vũ trụ cao hơn, lớn hơn, từ đó mà chứng đắc quả vị cao hơn.

Khi tôi hiểu được điều này, tất cả mọi người xung quanh tôi đều trở nên rất dễ chịu trong mắt tôi. Tôi không còn phân loại họ nữa. Tôi chỉ cố gắng hết sức mình để cứu từng người trong họ!

Con xin cảm tạ Sư phụ vì sự điểm hoá từ bi của Ngài!


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/17/319155.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/19/154144.html

Đăng ngày 12-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share